Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận kế toán

Một phần của tài liệu Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Công ty Cổ phần Cơ khí Kiên Giang (Trang 67 - 69)

6. Tổng quan vấn đề nghiên cứu

2.2.4.2 Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận kế toán

a. Kế toán trưởng: Chịu trách nhiệm về các báo cáo tài chính của công

ty (1 người)

Kế toán trƣởng có trách nhiệm quản lý chung, trông coi (kiểm soát) mọi hoạt động có liên quan đến lĩnh vực tài chính, kế toán. Phải nắm đƣợc toàn bộ tình hình tài chính của công ty để tham mƣu cho giám đốc ra các quyết định về chính sách và kế hoạch tài chính của công ty; Tổ chức công tác quản lý và điều hành Phòng TCKT, thực hiện các công việc liên quan đến lĩnh vực

Kế toán trƣởng (Trƣởng phòng kế toán)

Kế toán công nợ

Kế toán TH, tiền lƣơng, TSCĐ, BHXH, giá thành Kế toán ngân hàng Kế toán thanh toán tiền mặt Kế toán trung tâm ô tô Kế toán xí

nghiệp cơ khí Kế toán XN bê tông

Kế toán công trình xây lắp

nghiệp vụ, thẩm quyền, chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm thuộc Phòng TCKT; Đánh giá hiệu qủa quản lý sử dụng vốn của công ty và đề xuất biện pháp nâng cao hiệu qủa quản lý và sử dụng vốn; Phân tích một cách chi tiết từng khoản mục chi phí của Công ty, từ đó đề xuất các biện pháp tiết giảm chi phí hiệu qủa; Tổ chức cải tiến và hoàn thiện chế độ hạch toán kế toán, bộ máy kế toán thống kê theo mẫu biểu thống nhất, bảo đảm việc ghi chép, tính toán số liệu chính xác, trung thực, kịp thời và đầy đủ toàn bộ qúa trình hoạt động kinh doanh trong toàn Công ty.

b. Kế toán tổng hợp chịu trách nhiệm về số liệu kế toán các báo cáo tài chính của công ty (1 người)

Kế toán tổng hợp có nhiệm vụ trích lƣơng, BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ vào chi phí; Tính khấu hao TSCĐ; Tổng hợp số liệu, tính giá thành sản xuất của các sản phẩm Công ty sản xuất; Tập hợp các số liệu từ kế toán chi tiết tiến hành hạch toán tổng hợp, lập các báo biểu kế toán, thống kê, tổng hợp theo qui định của nhà nƣớc và Công ty; Kiểm tra nội dung, số liệu, định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh hằng ngày của các kế toán phần hành thực hiện trên máy, hiệu chỉnh kịp thời các sai sót (nếu có) về nghiệp vụ hạch toán, đảm bảo số liệu chính xác.

c Kế toán công nợ (1 người): Quản lý toàn bộ công nợ của công ty với khách hàng, nhà cung cấp của Công ty.

d. Kế toán ngân hàng: (1 người): Quản lý toàn bộ TK tại các ngân hàng của công ty.

e. Kế toán thanh toán tiền mặt (1 người): Lập, lƣu giữ phiếu thu, chi tiền mặt, đối chiếu tiền mặt với thủ quỹ vào cuối ngày, cuối tháng; Theo dõi công nợ tạm ứng nội bộ.

f. Kế toán trung tâm ô tô (2 người): Theo dõi toàn bộ hoạt động mua, bán hàng, chi phí của trung tâm ô tô

g. Kế toán xí nghiệp cơ khí (2 người):Theo dõi doanh thu, chi phí phát sinh tại xí nghiệp cơ khí theo từng hợp đồng gia công

h. Kế toán xí nghiệp bê tông (2 người): Theo dõi doanh thu, chi phí phát sinh tại xí nghiệp bê tông theo từng hợp đồng mua bán trụ. Số lƣợng, giá trị hàng hóa phát sinh, tồn kho của xí nghiệp bê tông.

i. Kế toán công xây lắp (1 người): Tiếp nhận, kiềm tra, lƣu giữ hợp đồng giao khoán nhân công, mua vật tƣ hàng hóa là chi phí công trình xây lắp điện.

k. Thủ quỹ (1 người): Quản lý quỹ tiền mặt tại công ty.

(Xem trích dẫn ở phần phụ lục 4: Bảng mô tả công việc)

2.2.5. Tổ chức cung cấp thông tin qua hệ thống báo cáo kế toán

Một phần của tài liệu Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Công ty Cổ phần Cơ khí Kiên Giang (Trang 67 - 69)