6. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
1.2.4.2 Mô hình tổ chức bộ máy kế toán
Việc tổ chức bộ máy kế toán trong các đơn vị có thể thực hiện theo những mô hình khác nhau phù hợp với loại hình tổ chức công tác kế toán mà đơn vị đã lựa chọn.
- Ở những đơn vị có quy mô nhỏ hoặc quy mô vừa, tổ chức hoạt động tập trung trên cùng một địa bàn hoặc ở những đơn vị có quy mô lớn, địa bàn hoạt động phân tán nhƣng đã trang bị và ứng dụng phƣơng tiện kỹ thuật ghi chép tính toán thông tin hiện đại, tổ chức quản lý tập trung thƣờng lựa chọn loại hình tổ chức công tác kế toán tập trung. Khi đó bộ máy kế toán của đơn vị đƣợc tổ chức theo mô hình một phòng kế toán trung tâm của đơn vị, bao gồm các bộ phận cơ cấu phù hợp với các khâu công việc, các phần hành kế toán. Thực hiện toàn bộ công tác kế toán của đơn vị và các nhân viên kinh tế ở các bộ phận phụ thuộc đơn vị làm nhiệm vụ hƣớng dẫn và thực hiện hạch toán ban đầu, thu nhận, kiểm tra sơ bộ chứng từ phản ảnh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến hoạt động của bộ phận đó và gửi chứng từ kế toán đó về phòng kế toán trung tâm của đơn vị.
Hình 1.1. Sơ đồ bộ máy kế toán tập trung
(Nguồn: Giáo trình lý thuyết hạch toán kế toán – Bộ tài chính)
- Ở những đơn vị có quy mô vừa, quy mô lớn, địa bàn hoạt động phân tán, nhƣng chƣa trang bị và ứng dụng phƣơng tiện ghi chép, tính toán và thông tin hiện đại, có sự phân cấp quản lý tƣơng đối toàn diện cho các bộ phận phụ thuộc thƣờng lựa chọn hình thức tổ chức công tác kế toán phân tán. Khi đó bộ máy kế toán của đơn vị đƣợc tổ chức theo mô hình một phòng kế toán trung tâm của đơn vị và các phòng kế toán của các bộ phận phụ thuộc đơn vị. Phòng kế toán trung tâm của đơn vị thực hiện tổng hợp tài liệu kế toán từ các phòng kế toán của các bộ phận phụ thuộc đơn vị gửi lên, hạch toán kế toán các hoạt động kinh tế - tài chính có tính chất chung toàn đơn vị, lập các báo cáo tài chính, hƣớng dẫn, kiểm tra toàn bộ công tác kế toán trong đơn vị. Các phòng kế toán của các bộ phận phụ thuộc bao gồm các bộ phận cơ cấu phù hợp thực hiện công tác kế toán thuộc phạm vi bộ phận phụ thuộc theo sự phân cấp của phòng kế toán trung tâm.
Hình 1.2. Sơ đồ bộ máy kế toán phân tán
(Nguồn: Giáo trình lý thuyết hạch toán kế toán – Bộ tài chính)
- Ở những đơn vị có quy mô vừa, quy mô lớn tổ chức hoạt động tập trung trên một địa bàn, đồng thời có một số bộ phận phụ thuộc, đơn vị hoạt động phân tán trên một số địa bàn khác nhau, chƣa trang bị và ứng dụng phƣơng tiện kỹ thuật ghi chép, tính toán, thông tin hiện đại trong công tác kế toán, có sự phân cấp quản lý tƣơng đối toàn diện cho các bộ phận phụ thuộc hoạt động trên các địa bàn phân tán thƣờng lựa chọn loại hình thức tổ chức công tác kế toán vừa tập trung, vừa phân tán. Khi đó, bộ máy kế toán của đơn vị đƣợc tổ chức theo mô hình một phòng kế toán trung tâm của đơn vị, các phòng kế toán của các bộ phận phụ thuộc hoạt động phân tán và các nhân viên kinh tế ở các bộ phận phụ thuộc hoạt động tập trung. Phòng kế toán trung tâm
của đơn vị thực hiện hạch toán kế toán các hoạt động kinh tế - tài chính có tính chất chung toàn đơn vị và các hoạt động kinh tế - tài chính ở các bộ phận phụ thuộc hoạt động tập trung, thực hiện tổng hợp tài liệu kế toán từ các phòng kế toán của các bộ phận phụ thuộc hoạt động phân tán và của toàn đơn vị, lập báo cáo tài chính, hƣớng dẫn, kiểm tra toàn bộ công tác kế toán trong đơn vị. Phòng kế toán của các bộ phận phụ thuộc thực hiện công tác kế toán thuộc phạm vi hoạt động của các bộ phận phụ thuộc theo sự phân cấp của phòng kế toán trung tâm, các nhân viên kinh tế ở các bộ phận phụ thuộc hoạt động tập trung trên một địa bàn làm nhiệm vụ hƣớng dẫn và thực hiện hạch toán ban đầu, thu nhận, kiểm tra sơ bộ các chứng từ phản ảnh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến hoạt động của bộ phận kế toán phụ thuộc đó và gửi những chứng từ kế toán đó về phòng kế toán trung tâm của đơn vị.
Trong thời điểm hiện nay, việc vận dụng hình thức tổ chức bộ máy kế toán tập trung, phân tán hay vừa tập trung vừa phân tán sẽ không còn lệ thuộc quá nhiều vào quy mô, địa bàn hoạt động, khối lƣợng nghiệp vụ kinh tế, trình độ nhân viên kế toán, … của đơn vị chính và các đơn vị nội bộ, mà sẽ phụ thuộc vào khả năng và mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong doanh nghiệp, điều này mang lại lợi thế đáng kể cho doanh nghiệp trong quá trình điều hành, quản lý sản xuất kinh doanh.
Hình 1.3. Sơ đồ bộ máy kế toán vừa tập trung vừa phân tán
(Nguồn: Giáo trình lý thuyết hạch toán kế toán – Bộ tài chính)