Khái quát về kỹ năng xã hội

Một phần của tài liệu Cải thiện chất lượng đào tạo tại trung tâm đào tạo kỹ năng xã hội trường đại học thủ dầu một (Trang 27 - 28)

8. Bố cục của đề tài

1.1.7. Khái quát về kỹ năng xã hội

KNXH còn được gọi là kỹ năng sống, kỹ năng mềm. Theo Tổ chức Giáo dục, khoa học và văn hoá Liên hiệp quốc (UNESCO): “Kỹ năng sống gắn với 4 trụ cột của giáo dục thế kỷ XXI: Học để biết – Học để làm – Học để chung sống – Học để tự khẳng định mình. Theo đó, kỹ năng sống được định nghĩa là những năng lực cá nhân để thực hiện đầy đủ các công việc khi tham gia vào cuộc sống hàng ngày” [40].

Tổ chức Quỹ nhi đồng Liên hiệp quốc (UNICEF) cho rằng: Kỹ năng sống là những kỹ năng tâm lý xã hội có liên quan đến tri thức, những giá trị và thái độ, cuối cùng thể hiện ra bằng hành vi làm cho cá nhân thích nghi và giải quyết có hiệu quả các yêu cầu và thách thức của cuộc sống” [40].

Tại Việt Nam cũng có nhiều quan niệm khác nhau về khái niệm kỹ năng sống. Theo Nguyễn Thị Oanh (2010) cho rằng: “Kỹ năng sống là năng lực tâm xã hội để đáp ứng và đối phó với những yêu cầu và thách thức của cuộc sống hàng ngày” [9].

Theo Huỳnh Văn Sơn (2020) cho rằng: “Kỹ năng sống là những kỹ năng tinh thần hay kỹ năng tâm lý, kỹ năng tâm lý – xã hội cơ bản giúp cho cá nhân tồn tại và thích ứng trong cuộc sống”. Những kỹ năng này giúp thể hiện được chính mình cũng như tạo ra những nội lực cần thiết để thích nghi và phát triển. Kỹ năng sống được xem như một biểu hiện quan trọng của năng lực tâm lý xã hội giúp cho cá nhân vững vàng trước cuộc sống với nhiều thách thức trong thực tại” [41].

13

Một phần của tài liệu Cải thiện chất lượng đào tạo tại trung tâm đào tạo kỹ năng xã hội trường đại học thủ dầu một (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)