Các nghiên cứu trong nước có liên quan

Một phần của tài liệu Cải thiện chất lượng đào tạo tại trung tâm đào tạo kỹ năng xã hội trường đại học thủ dầu một (Trang 33)

8. Bố cục của đề tài

1.4.2. Các nghiên cứu trong nước có liên quan

Theo Phạm Thị Quyên (2020), “Giải pháp nâng cao hiệu quả rèn luyện kỹ năng mềm cho SV các trường đại học” đã đề cập và làm rõ các khái niệm liên quan đến kỹ năng mềm; đặc biệt có so sánh về mặt nội hàm và thuật ngữ với các tài liệu khoa học quốc tế và đề xuất các giải pháp mang tính hệ thống để nâng cao hiệu quả rèn luyện kỹ năng mềm cho SV các trường đại học [14].

Theo Nguyễn Hồng Giang và cộng sự (2017), Tạp chí khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội: “Quy trình ĐBCL các CTĐT tại Đại học Huế theo tiêu chuẩn AUN-QA”. Nghiên cứu trình bày kết quả nghiên cứu về ĐBCL CTĐT, sau khi hệ thống các khái niệm chính về ĐBCL, chuẩn đầu ra và đánh giá chương trình của AUN-QA, đánh giá thực trạng các chương trình đang đào tạo; tác giả đã đề xuất quy trình để áp dụng chung trong toàn Đại học Huế. Quy trình này bao gồm: ĐBCL chuẩn đầu ra, đầu vào, quá trình, đầu ra và phản hồi từ nhu cầu các bên liên quan nhằm giúp cho Đại học Huế triển khai ĐBCL CTĐT trong thời kì hội nhập nói chung và cho các khoa/bộ môn áp dụng khi triển khai xây dựng/điều chỉnh CTĐT, chương trình học phần nói riêng [11]. Theo Nguyễn Bá Huân và cộng sự (2018), đăng trên Tạp chí Khoa học và Công nghệ Lâm nghiệp số 6 – 2018, bàn về “Thực trạng và nhu cầu đào tạo kỹ năng mềm của SV khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh trường Đại học Lâm Nghiệp” đã đánh giá được thực trạng và nhu cầu đào tạo kỹ năng mềm của SV Khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Lâm nghiệp. Đề tài đã đưa ra được các nguyên nhân

19

dẫn đến SV không có kỹ năng mềm đó là do quan điểm, nhận thức và ý thức rèn luyện kỹ năng mềm của SV, cùng với những khó khăn và hạn chế về đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất và nguồn lực tài chính cho đào tạo kỹ năng này của Nhà trường. Trên cơ sở phân tích thực trạng, xác định nguyên nhân; nghiên cứu đã đề xuất hai nhóm giải pháp nhằm nâng cao CLĐT kỹ năng mềm, đáp ứng nhu cầu của SV và các yêu cầu của người sử dụng lao động [13].

Theo Hoàng Thị Thùy Dương và Lê Trà My (2018) trong nghiên cứu “Kinh nghiệm phát triển kỹ năng SV theo dự án ModEs tại một số nước Châu Âu và một số đề xuất giảng dạy phát triển kỹ năng cho SV Đại học Ngoại thương” đăng trên Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế của Đại học Ngoại thương Hà Nội. Nghiên cứu đã phân tích kinh nghiệm xây dựng chương trình, giảng dạy và một số mô hình phát triển kỹ năng cho SV tại một số nước Châu Âu theo dự án ModES. Qua đó đề xuất giảng dạy phát triển kỹ năng cho SV Đại học Ngoại thương. Cụ thể là kinh nghiệm trong việc xây dựng khái niệm, phạm vi về các “kỹ năng mềm” cần thiết cho SV; thiết lập bản đồ các phương pháp nâng cao kỹ năng tốt nhất đưa vào áp dụng tại các ký túc xá các nước Châu Âu; tiến hành một khảo sát của các kỹ năng mềm cần thiết nhất đối với doanh nghiệp; dự thảo Sổ tay gói kỹ năng mềm và sử dụng chúng để xây dựng hướng dẫn giảng dạy ở bậc đại học; thiết kế và phát triển bộ trò chơi nguyên mẫu trên web để đào tạo kỹ năng mềm dựa trên khảo sát ba nhóm đối tượng mục tiêu SV, trường đại học, doanh nghiệp và các bên liên quan [5].

Tổng hợp các nghiên cứu trên cho thấy rằng dù đã có nhiều nghiên cứu đến KNXH dành cho SV trong và ngoài nước; tuy nhiên, đến nay chưa có nghiên cứu nào đề cập đến hệ thống các tiêu chuẩn theo hệ thống ĐBCL của AUN-QA. Qua đó tác động đến hiệu quả đào tạo KNXH cho SV các trường đại học ở địa phương. Đây là khoảng trống tạo điều kiện cho luận văn tập trung nghiên cứu.

20

Tóm tắt chương 1

Trong chương 1, học viên đã trình bày lý thuyết về những vấn đề liên quan đến CLĐT như: Khái niệm về CLĐT, sự hài lòng của khách hàng, kỹ năng xã hội, kỹ năng mềm, các lý thuyết ứng dụng về quản lý chất lượng trong giáo dục đại học. Bên cạnh đó học viên cũng lược khảo các nghiên cứu trong nước và ngoài nước có liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Căn cứ vào cơ sở lý luận ở chương 1 là nền tảng để luận văn tiếp tục phân tích thực trạng đào tạo KNXH theo bộ tiêu chuẩn AUN-QA phiên bản 3.0 tại TDMU.

21

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VỀ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO TẠI TRUNG TÂM THEO TIÊU CHUẨN AUN-QA (GIAI ĐOẠN 2017 – 2020) 2.1. Giới thiệu về Trường Đại học Thủ Dầu Một

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

Ngày 24 tháng 6 năm 2009, TDMU được thành lập theo Quyết định số 900/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Qua 11 năm hoạt động, TDMU đã định hình là trường đại học đa ngành, đa lĩnh vực phát triển theo định hướng ứng dụng, phát triển theo mô hình đại học tiên tiến. TDMU đã khẳng định vị thế của một đơn vị đào tạo, nghiên cứu khoa học chất lượng cao, là đại diện tiêu biểu cho sức mạnh tri thức của tỉnh Bình Dương.

Về nhân sự: Đến năm 2020, đội ngũ cán bộ GV của Trường đạt về số lượng,

chuẩn về trình độ theo quy định hiện hành và đáp ứng được mục tiêu phát triển của TDMU. Năm học 2019 – 2020, đội ngũ cán bộ viên chức là 723 người, trong đó: GS.TS: 03; PGS.TS: 14; TS: 118; ThS: 505. Tất cả GV đều đạt trình độ Thạc sĩ và trình độ tiến sĩ trở lên đạt 21,23% [22].

Về đào tạo: Đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực cho các tỉnh miền Đông Nam

Bộ và khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam, yêu cầu học tập đa dạng của người học; TDMU đã có những bước phát triển về mặt CTĐT đáp ứng nhu cầu xã hội và đảm bảo chuẩn đầu ra cho SV. Năm học 2019 – 2020, TDMU đang tổ chức đào tạo 43 ngành đại học, 11 ngành thạc sĩ và 01 ngành tiến sĩ thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau với quy mô 12.318 SV và 1.111 học viên cao học [22].

Về nghiên cứu khoa học: Hoạt động khoa học với định hướng nghiên cứu của

TDMU về: (1) Đông Nam Bộ – Vùng thành phố Hồ Chí Minh, (2) Thành phố thông minh – Đại học thông minh, (3) Nông nghiệp đô thị, chất lượng cao, (4) Chất lượng giáo dục nhằm phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Dương, khu vực Đông Nam Bộ - vùng thành phố Hồ Chí Minh; đầu tư nhân lực, hạ tầng, chính sách và tạo ra môi trường thu hút các nhà khoa học trong và ngoài trường tham gia nghiên cứu; sắp xếp, kiện toàn 22 chương trình nghiên cứu khoa học thuộc Trường, chuẩn bị các

22

điều kiện để xây dựng 13 nhóm nghiên cứu mạnh. Trong năm qua, có khoảng 85% GV và 31% SV tham gia nghiên cứu khoa học. Ngày hội khoa học được tổ chức hàng năm tạo môi trường cho SV, học viên cao học và GV trao đổi học thuật và chia sẻ các kết quả nghiên cứu khoa học mới. Qua đó góp phần nâng cao CLĐT và nghiên cứu khoa học của TDMU [22].

Trong năm học 2019 -2020, TDMU đã thực hiện 01 đề tài cấp quốc gia; 02 đề tài Nafosted; 01 dự án nghiên cứu, chế tạo do VinGroup tài trợ với 4,8 tỷ đồng; 01 đề tài cấp tỉnh (Bến Tre) và 62 đề tài cấp cơ sở. Công bố 360 bài báo khoa học trên các tạp chí trong và ngoài nước (trong đó có 102 bài đăng trong tạp chí thuộc danh mục ISI và Scopus); 756 báo cáo khoa học ở các hội nghị, hội thảo khoa học. Trường xếp vị trí 27 về công bố quốc tế, thứ 39 về chỉ số trích dẫn trên tổng số 256 đại học, viện nghiên cứu ở Việt Nam theo hệ thống cơ sở dữ liệu khoa học Scopus. TDMU đã tổ chức 02 hội thảo khoa học, hội nghị cấp Quốc tế, 01 hội thảo khoa học cấp Quốc gia và 20 hội thảo, hội nghị, tọa đàm cấp trường, cấp khoa. Có 248 đề tài nghiên cứu khoa học được giao cho SV thực hiện, trong đó có 38 đề tài đạt Giải thưởng “Tài năng khoa học trẻ Đại học Thủ Dầu Một” lần VIII – năm 2020 (02 giải nhất, 08 giải nhì, 16 giải ba và 12 giải khuyến khích). Tuyên dương, khen thưởng 41 cán bộ, GV và học viên cao học có thành tích nghiên cứu khoa học tiêu biểu, xuất sắc năm học 2019-2020 tại Ngày hội khoa học cán bộ, GV trẻ và học viên cao học lần IV – năm 2020 [22]

Sứ mệnh: Là trung tâm văn hóa, giáo dục và khoa học, công nghệ. Cung cấp nguồn nhân lực, sản phẩm khoa học và công nghệ có chất lượng phục vụ phát triển kinh tế, xã hội và hội nhập quốc tế tỉnh Bình Dương, miền Đông Nam Bộ và cả nước. Tầm nhìn: Đến 2030, Trường Đại học Thủ Dầu Một là trường đại học thông minh, được xếp vào nhóm các trường đầu các trường đại học Việt Nam.

Giá trị cốt lõi: Khát Vọng – Trách Nhiệm – Sáng Tạo

Triết lý giáo dục: Học tập trải nghiệm - Nghiên cứu khoa học ứng dụng - Phục vụ cộng đồng [21].

23

TDMU tạo môi trường học thuật để nuôi dưỡng tính cách, sự sáng tạo, tinh thần khởi nghiệp, đáp ứng nhu cầu học tập của người học suốt đời; Thúc đẩy liên minh chiến lược với ngành để tạo cơ hội cho SV tiếp cận các yêu cầu của thị trường lao động trong nước và quốc tế; Cải thiện chất lượng của các CTGD, nghiên cứu khoa học và dịch vụ cộng đồng dựa trên mô hình PDCA (Plan-Do-Check-Act).

Trong năm học 2019 -2020, TDMU đã cải tiến hệ thống ĐBCL bên trong và bộ công cụ khảo sát các mảng hoạt động chức năng; tổ chức tập huấn nội bộ tự đánh giá cấp CTĐT theo tiêu chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo cho nhóm ĐBCL và Giám đốc các CTĐT.

TDMU xác định kiểm định chất lượng giáo dục là nhiệm vụ quan trọng. Qua đó góp phần nâng cao CLĐT và xây dựng văn hóa của TDMU. Trường đã có 04 CTĐT sư phạm đạt chuẩn quốc gia, 04 CTĐT đạt chuẩn AUN-QA (Kỹ thuật Phần mềm, Kỹ thuật Điện, Hóa học và Quản trị kinh doanh); đạt chuẩn 4 sao nhóm các trường đại học định hướng ứng dụng Việt Nam và ASEAN theo UPM.

TDMU tiến hành đánh giá 07 CTĐT đại học theo tiêu chuẩn của Bộ GDĐT vào tháng 11 và tháng 12/2020: Giáo dục học, Quản lý Tài nguyên – Môi trường, Luật và Ngôn ngữ Anh, Kiến trúc, Kỹ thuật xây dựng, Công tác xã hội. Theo kế hoạch năm 2021, sẽ tiếp tục đánh giá theo tiêu chuẩn của Bộ GDĐT 03 CTĐT đại học: Quản lý nhà nước, Quản lý công nghiệp, Ngôn ngữ Trung Quốc; 04 CTĐT thạc sĩ: Quản lý giáo dục, Quản trị kinh doanh, Văn học Việt Nam, Hệ thống thông tin; đánh giá theo tiêu chuẩn AUN-QA 04 CTĐT đại học: Hệ thống thông tin, Tài chính ngân hàng, Kế toán, Khoa học môi trường.

2.2. Quá trình hình thành và phát triển của Trung tâm Đào tạo kỹ năng xã hội

Nhằm thực hiện chiến lược đào tạo của TDMU, nâng cao năng lực học tập, thực hành cho người học; Hiệu trưởng TDMU đã thành lập Trung tâm thực hành và dịch vụ công tác xã hội và được đổi tên thành Trung tâm phát triển công tác xã hội theo Quyết định số 1350/QĐ-ĐHTDM ngày 29 tháng 9 năm 2015 của Hiệu trưởng TDMU. Năm 2018, đáp ứng CLĐT ngày càng đổi mới của doanh nghiệp, thị trường lao động,

24

Trung tâm được đổi tên thành Trung tâm Đào tạo kỹ năng xã hội phù hợp với định hướng phát triển của TDMU.

Trung tâm Đào tạo kỹ năng xã hội là nơi cung cấp các dịch vụ xã hội và đầu mối liên kết sâu rộng với các trung tâm, cơ sở xã hội trong và ngoài tỉnh Bình Dương. Qua đó đáp ứng nhu cầu thực hành, thực tập cho SV tại các cơ sở xã hội chính thống và có uy tín. Đồng thời phát triển chương trình giảng dạy kỹ năng dành cho SV, học viên trong và ngoài TDMU.

Hình 2.1: Logo Trung tâm Đào tạo kỹ năng xã hội

Nguồn: Trung tâm Đào tạo kỹ năng xã hội, 2021

2.3. Các loại hình dịch vụ

Với định hướng chiến lược phát triển của TDMU, Trung tâm Đào tạo kỹ năng xã hội cung cấp các dịch vụ: Nghiên cứu, đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn kỹ năng theo hình thức liên kết đào tạo, thực hành và trải nghiệm các hoạt động liên quan đến kỹ năng bằng hình thức mô phỏng các tình huống thực tế; Triển khai các hoạt động đào tạo, tập huấn về kỹ năng cho SV TDMU đáp ứng nhu cầu thị trường lao động; Thành lập và quản lý các câu lạc bộ SV đam mê rèn luyện kỹ năng xã hội, phụng sự cộng đồng và hỗ trợ giáo dục; Tổ chức hoạt động và quản lý Phòng Tham vấn Tâm lý học đường là một đơn vị trực thuộc Trung tâm Đào tạo kỹ năng xã hội; Tổ chức khóa đào tạo về kỹ năng xã hội cho các đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp theo nhu cầu thực tiễn của các đơn vị.

25

- Nhóm KN khám phá bản thân: KN đặt mục tiêu, lập kế hoạch và quản lý thời gian, KN xây dựng hình ảnh và tác phong chuyên nghiệp, KN khám phá và phát triển bản thân.

- Nhóm KN tăng cường năng lực tương tác xã hội: KN giao tiếp thành công nơi công sở; KN tạo dựng mối quan hệ; KN làm việc nhóm hiệu suất cao.

- Nhóm KN tăng cường năng lực học tập và làm việc: KN tìm việc, viết CV và trả lời phỏng vấn, Ứng dụng google và internet trong thực tiễn, KN giải quyết vấn đề và ra quyết định, KN thuyết trình, trình bày.

- Nhóm KN xây dựng dự án khởi nghiệp: KN cơ bản trong khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, KN pitching, KN lập dự án đầu tư… [17].

2.4. Sơ đồ tổ chức

Hình 2.2: Sơ đồ tổ chức nhân sự của Trung tâm Đào tạo kỹ năng xã hội

Nguồn: Trung tâm Đào tạo kỹ năng xã hội, 2021

Bảng 2.1: Thống kê số lượng sinh viên đăng ký học kỹ năng xã hội Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

Khóa học 12 12 12 10 Số SV đăng ký 14542 12622 12919 14615 Số lớp 483 399 464 445

Nguồn: Trung tâm Đào tạo kỹ năng xã hội, 2021 GIÁM ĐỐC CHUYÊN VIÊN CHUYÊN VIÊN CHUYÊN VIÊN PHÓ GIÁM ĐỐC

26

Bảng 2.2: Thống kế số lượng sinh viên đăng ký theo học phần kỹ năng Học phần Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

Kỹ năng học tập bậc đại

học 684 1477 3051 4096 Kỹ năng giao tiếp thành

công nơi công sở 2352 3195 1384 1284 Kỹ năng tổ chức sự kiện 1467 0 0 0 Kỹ năng giải quyết vấn đề

và ra quyết định 385 0 0 0 Kỹ năng thuyết trình, trình

bày 1781 993 1108 1140 Kỹ năng làm việc nhóm

hiệu suất cao 1835 1287 1463 1210 Kỹ năng đặt mục tiêu, lập

kế hoạch, quản lý thời gian 588 703 1002 1149 Kỹ năng khám phá và phát triển bản thân 2526 3299 1735 1834 Kỹ năng xây dựng hình ảnh và tác phong chuyên nghiệp 627 868 1039 901 Kỹ năng tìm việc, viết CV

và trả lời phỏng vấn 2297 800 2137 2584 Kỹ năng cơ bản trong khởi

nghiệp đổi mới sáng tạo 0 0 0 368 Kỹ năng soạn thảo văn bản

hành chính 0 0 0 0 Kỹ năng lễ tân và giao tiếp 0 0 0 0 Kỹ năng quản trị nhân sự 0 0 0 49

Nguồn: Trung tâm Đào tạo kỹ năng xã hội, 2021 Qua bảng 2.1 và 2.2 minh chứng cho nhu cầu thực tế về học tập KNXH dành cho SV và các cơ quan, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Đây là điều kiện có ý nghĩa hoàn thiện mô hình đào tạo KNXH có chất lượng; không ngừng nâng cao

27

chuẩn hóa CLĐT về KNXH theo tiêu chuẩn AUN-QA phiên bản 3.0.

Một phần của tài liệu Cải thiện chất lượng đào tạo tại trung tâm đào tạo kỹ năng xã hội trường đại học thủ dầu một (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)