Đánh giá của các bên liên quan về thực trạng chất lượng đào tạo theo tiêu chuẩn

Một phần của tài liệu Cải thiện chất lượng đào tạo tại trung tâm đào tạo kỹ năng xã hội trường đại học thủ dầu một (Trang 85 - 86)

8. Bố cục của đề tài

2.6. Đánh giá của các bên liên quan về thực trạng chất lượng đào tạo theo tiêu chuẩn

chuẩn AUN-QA tại Trung tâm Đào tạo kỹ năng xã hội (Giai đoạn 2017 -2020)

Sự hài lòng của SV, các bên liên quan được đánh giá thông qua 10 tiêu chuẩn ĐBCL theo AUN-QA. Chúng có mối quan hệ tương hỗ, chặt chẽ với nhau. Giá trị hài lòng về CLĐT là đánh giá tổng thể của các bên liên quan dựa trên nhận thức về sự cảm nhận được so với kỳ vọng. Chuẩn hóa theo bộ tiêu chuẩn AUN-QA là hoạt động được thực hiện trong toàn TDMU nhằm tăng khả năng đáp ứng các yêu cầu về chất lượng. Do nhu cầu và mong đợi của các bên liên quan luôn thay đổi theo từng bối cảnh nên phải không ngừng cải tiến để đáp ứng yêu cầu và mong đợi tương ứng.

Về bản chất, CLĐT là một khái niệm mang tính tương đối và được hiểu theo nhiều cách khác nhau, tùy theo từng theo từng cách tiếp cận vấn đề. Ở mỗi vị trí, giai đoạn, các bên liên quan nhìn nhận về CLĐT ở những khía cạnh khác nhau. Các SV, nhà tuyển dụng, các chuyên gia, đội ngũ giảng viên tham gia giảng dạy, đội ngũ nhân viên hỗ trợ, các cơ quan kiểm định đều có định nghĩa riêng của họ cho khái niệm CLĐT. Tuy nhiên, CLĐT theo tiêu chuẩn AUN-QA đã đảm bảo nguyên tắc đồng bộ, chuẩn hóa theo từng tiêu chí và có hồ sơ minh chứng cụ thể. Để xếp hạng các yêu tố ưu tiên cần cải tiến CLĐT tại Trung tâm theo thứ tự quan trọng, luận văn sử dụng

71

công cụ LAT. Đây là công cụ đánh giá tinh gọn được sử dụng cả hai hệ thống đo lường (đo lường trực tiếp và kết quả khách quan) và đo lường định tính (cảm nhận). Căn cứ vào kết quả tính LAT từ các bên liên quan, thứ tự ưu tiên được ký hiệu từ I đến XI dựa vào LAT từ thấp đến cao đối với từng tiêu chuẩn.

Bảng: 2.37: Xếp hạng thứ tự ưu tiên cải tiến của 11 tiêu chuẩn theo LAT

Stt Các nội dung đảm bảo chất lượng LAT

Thứ tự ưu tiên cải tiến

Quy điểm

1 Kết quả học tập mong đợi 0.6321 1 11 2 Cơ sở vật chất và trang thiết bị 0.6385 2 10 3 Chất lượng đội ngũ cán bộ hỗ trợ 0.6438 3 9 4 Nội dung và cấu trúc chương trình đào tạo 0.6438 4 9 5 Nâng cao chất lượng 0.6449 5 7 6 Kiểm tra, đánh giá sinh viên 0.6488 6 6 7 Đầu ra 0.6504 7 5 8 Chất lượng SV và các hoạt động hỗ trợ SV 0.6529 8 4 9 Phương thức dạy và học 0.6542 9 3 10 Mô tả chương trình đào tạo 0.6656 10 2 11 Chất lượng giảng viên 0.6722 11 1

Nguồn: Kết quả khảo sát, 2021 Tuy nhiên để thực hiện cải tiến CLĐT cần kết hợp với những góp ý của các chuyên gia. Từ đó hình thành các nhóm giải pháp thực tế của Trung tâm cũng như đáp ứng tốt chiến lược phát triển của TDMU, nhu cầu của SV, các bên liên quan cũng như thị trường lao động.

Một phần của tài liệu Cải thiện chất lượng đào tạo tại trung tâm đào tạo kỹ năng xã hội trường đại học thủ dầu một (Trang 85 - 86)