Các nghiên cứu nước ngoài có liên quan

Một phần của tài liệu Cải thiện chất lượng đào tạo tại trung tâm đào tạo kỹ năng xã hội trường đại học thủ dầu một (Trang 31 - 33)

8. Bố cục của đề tài

1.4.1. Các nghiên cứu nước ngoài có liên quan

Từ nhiều năm qua, các đề tài nghiên cứu về ĐBCL trong GDĐH đang nhận được nhiều sự quan tâm của các nhà quản trị chiến lược, nhà nghiên cứu trong nước và quốc tế. Đã có nhiều đề tài nghiên cứu từ các góc độ với quy mô, đối tượng khác nhau như sau:

Theo Schulz và cộng sự (2008), “Tầm quan trọng của kỹ năng mềm: Giáo dục ngoài kiến thức hàn lâm”, thực hiện một cuộc khảo sát về tầm quan trọng của các kỹ năng mềm trong cuộc sống của SV cả khi học đại học và sau đại học. Nghiên cứu thảo luận về cách thức bổ sung của các kỹ năng mềm cho các kỹ năng cứng. Đây là những yêu cầu kỹ thuật cần được đào tạo để SV ra trường và biết làm việc. Bài báo khuyến khích các nhà giáo dục có trách nhiệm đặc biệt liên quan đến kỹ năng mềm. Lồng ghép việc đào tạo các kỹ năng mềm vào các khóa học kỹ năng cứng là phương pháp cần thiết để đạt được cách thực dạy hấp dẫn về nội dung nâng cao kỹ năng mềm. Kỹ năng này đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành nhân cách của một cá nhân. Điều quan trọng đối với mỗi người học là đạt được các kỹ năng đầy đủ ngoài

Hình 1.3: Quá trình hình thành và phát triển của AUN-QA

17 kiến thức học thuật hoặc kỹ thuật [34].

Theo Jane Andrews và cộng sự (2008), “Khả năng làm việc, tính di động và thị trường lao động” được đăng tại Tạp chí GDĐH ở châu Âu đã chứng minh có nhiều nhận thức ở Vương quốc Anh và châu Âu về tầm quan trọng của GDĐH đối với sự phát triển của nền kinh tế tri thức. Các trường Đại học châu Âu được yêu cầu đào tạo ra những SV tốt nghiệp có tính di động cao đáp ứng nhu cầu luôn thay đổi của môi trường làm việc hiện đại. Sau Tuyên bố Bologna (1999), GDĐH trên toàn châu Âu đã mở rộng nhanh chóng. Điều này dẫn đến những câu hỏi được đặt ra về chất lượng của thị trường lao động tốt nghiệp và khả năng đáp ứng nhu cầu của các nhà tuyển dụng. Bài báo này phân tích quan điểm của người tốt nghiệp và người sử dụng lao động về khả năng làm việc của SV tốt nghiệp ở bốn quốc gia châu Âu (Anh, Áo, Slovenia và Romania) [31].

Theo Suwito Eko Pramono và cộng sự (2013), “Improving the teaching and learning quality by developing AUN-QA based course outline”. Mục tiêu của nghiên cứu là cung cấp quy trình chi tiết về việc phát triển CTĐT dựa trên AUN-QA nhằm cải thiện chất lượng giảng dạy và học tập. Nghiên cứu đã phân tích và hình thành dựa trên những nội dung sau: (1) Nghiên cứu và thu thập thông tin từ hướng dẫn của AUN- QA, thực trạng điều kiện việc dạy và học hiện tại của Khoa tiếng Anh, Đại học bang Malang và bản mô tả CTĐT; (2) Thiết kế bảng khảo sát và phân phối cho SV; (3) Phát triển CTĐT AUN-QA; (4) Xác nhận các tiêu chuẩn đánh giá của AUN-QA và các chuyên gia chương trình giảng dạy; (5) Áp dụng với SV [33].

Theo Refnaldi & M. Affandi Arianto (2017), “The voices of alumni in curriculum development: A step to meet the standards of the Asean University Network quality assurance (AUN-QA)”. Mục tiêu nghiên cứu nhằm thu thập ý kiến từ cựu SV về kết quả học tập dự kiến của chương trình giảng dạy tiếng Anh tại Đại học Universitas Negeri Padang (UNP). Từ đó tìm ra cải tiến cần thiết dựa trên những ý kiến đánh giá từ cựu SV. Dữ liệu được thu thập thông qua bảng khảo sát trực tuyến dành cho 74 cựu SV được chia thành hai nhóm: cựu SV làm việc trong lĩnh vực giáo

18

dục (46 người tham gia) và những người làm việc trong lĩnh vực phi giáo dục (28 người tham gia). Bảng câu hỏi đưa ra bao gồm 29 yếu tố. Dữ liệu được phân tích bằng cách tìm điểm trung bình cho từng mục. Sau đó, điểm trung bình được chuyển đổi thành mức độ nhận thức. Kết quả cho thấy, điểm trung bình đạt được là 3,58 cho tầm nhìn, nhiệm vụ và hồ sơ của cựu SV; 3,66 cho mục tiêu CTĐT; và 3,60 cho kết quả học tập mong đợi. Mặc dù có rất ít ý kiến tiêu cực được đưa ra bởi các cựu SV, nhưng hầu hết đánh giá rất tốt về CTĐT khoa ngôn ngữ tiếng Anh tại UNP. Qua đó kết luận cải thiện CTĐT khoa Ngôn ngữ tiếng Anh tại UNP là cần thiết [35].

Một phần của tài liệu Cải thiện chất lượng đào tạo tại trung tâm đào tạo kỹ năng xã hội trường đại học thủ dầu một (Trang 31 - 33)