Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Cải thiện chất lượng đào tạo tại trung tâm đào tạo kỹ năng xã hội trường đại học thủ dầu một (Trang 88)

8. Bố cục của đề tài

2.7.2. Hạn chế và nguyên nhân

a) Hạn chế

- Chiến lược phát triển đội ngũ hỗ trợ, giảng viên tại Trung tâm chưa cụ thể, mang tính dài hạn; Đội ngũ cán bộ, nhân viên tại trung tâm thiếu kinh nghiệm trong việc hỗ trợ kiểm định chất lượng CTĐT; Sự phân công nhiệm vụ các nhân viên có thực hiện nhưng chưa được đánh giá cũng như kiểm soát theo đúng quy định.

- Kế hoạch xây dựng, cập nhật và cải tiến CTĐT chủ yếu thực hiện nội bộ, tận dụng khảo sát các bên liên quan của các đơn vị chưa xác lập mục tiêu và chất lượng

74

kết quả học tập mong đợi; Bộ phận phụ trách chất lượng chưa xây dựng kế hoạch kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ việc cam kết thực hiện đối với các bên liên quan; Chưa thống nhất ban hành quy trình, biểu mẫu kiểm định chung đối với tất cả CTĐT của TDMU; Một số học phần chưa thể hiện được mức độ đóng góp của mỗi học phần kỹ năng vào các tiêu chí ELOs; Công cụ đánh giá chất lượng kiểm tra của SV chưa thống nhất còn cảm tính và chưa đo lường được.

- Các hoạt động ngoại khóa, dịch vụ hỗ trợ SV thực hiện vẫn chưa có đánh giá chất lượng để tiến hành lưu trữ minh chứng phục vụ cải tiến chất lượng.

- Trung tâm chưa chủ động tổ chức các buổi họp lấy ý kiến chuyên gia nội bộ, các bên liên quan về CTĐT KNXH nên các tiêu chí về bản mô tả chương trình, chuẩn đầu ra chưa được cụ thể và mang tính chuyên sâu;

b) Nguyên nhân

- Do một số tiêu chí phụ thuộc vào điều kiện của TDMU nên phải chờ chủ trương, chính sách để tiến hành thực hiện; Nội dung và cấu trúc CTĐT chưa có hướng dẫn, ban hành biểu mẫu cụ thể để Trung tâm thực hiện.

- Sự thiếu đồng bộ giữa cập nhật, phục hồi minh chứng giữa các đơn vị trong TDMU; Hoạt động lưu trữ hồ sơ, minh chứng vẫn còn hạn chế.

- Nhân lực thực hiện việc quản lý chất lượng chưa đáp ứng yêu cầu, còn thiếu kinh nghiệm và tập huấn chuyên sâu về quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn AUN-QA. - Kinh phí để thực hiện việc đánh giá, xây dựng và cải tiến chất lượng CTĐT vẫn còn hạn chế, việc lấy ý kiến các bên liên quan gặp khó khăn.

- Số lượng cán bộ, nhân viên tại Trung tâm còn hạn chế về số lượng và chuyên môn, chưa qua đào tạo chuyên sâu về kiểm định chất lượng. Điều này ảnh hưởng đến năng suất, kết quả và hiệu quả của hoạt động kiểm định CLĐT kỹ năng xã hội.

- Mô hình tổ chức đào tạo về kỹ năng cho SV, doanh nghiệp vẫn còn mới mẻ với nhu cầu của thị trường lao động trong nước, chủ yếu là đào tạo đáp ứng chuẩn đầu ra của TDMU. Ngoài ra chưa có mô hình tiêu biểu để học hỏi và chia sẻ kinh nghiệm để cùng nhau phát triển.

75

Tóm tắt chương 2

Trong chương 2, luận văn giới thiệu sơ lược về Trung tâm; tập trung phân tích thực trạng về CLĐT của Trung tâm dựa theo bộ tiêu chuẩn AUN-QA từ dữ liệu thứ cấp và dữ liệu sơ cấp thu thập được. Từ quá trình phân tích thực trạng, khảo sát sự hài lòng của SV và các bên liên quan, trao đổi xin ý kiến từ các chuyên gia tác giả đã đánh giá chung những điểm mạnh theo các bước hoạch định, kiểm soát, đảm bảo và cải tiến chất lượng. Đồng thời tìm ra những tồn tại và nguyên nhân hạn chế về CLĐT tại Trung tâm. Đây là cơ sở để đề xuất các giải pháp cải tiến CLĐT tại Trung tâm Đào tạo kỹ năng xã hội (Giai đoạn 2021 – 2023) ở chương 3.

76

CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP CẢI THIỆN CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO TẠI TRUNG TÂM ĐÀO TẠO KỸ NĂNG XÃ HỘI (GIAI ĐOẠN 2021-2023)

Dựa vào những hạn chế đã được xác định ở chương 2; đồng thời căn cứ vào chiến lược phát triển của TDMU đến năm 2030 cũng như góp ý của các chuyên gia; luận văn tập trung đề xuất các giải pháp cải thiện CLĐT tại Trung tâm trong giai đoạn 2021-2023 như sau:

3.1. Quan điểm và mục tiêu đảm bảo chất lượng đào tạo của Trường Đại học Thủ Dầu Một đến năm 2030 và Trung tâm Đào tạo kỹ năng xã hội đến năm 2023 3.1.1. Quan điểm và mục tiêu đảm bảo chất lượng đào tạo của Trường Đại học Thủ Dầu Một đến năm 2030

TDMU sẽ hoàn thiện hệ thống đào tạo gồm 37 ngành đại học, 22 ngành cao học, 09 ngành tiến sĩ với quy mô là 18.000 học viên – sinh viên (Đại học: 16.000, Sau đại học: 2.000). Trở thành cơ sở đào tạo ngang tầm với các trường đại học có uy tín trong nước, tiến tới tiếp cận chuẩn mực GDĐH khu vực và thế giới.

Phấn đấu đến mục tiêu đạt tỷ lệ ngành đào tạo theo định hướng nghiên cứu là 40% tổng số ngành đào tạo, tiến tới đạt tỷ lệ 60%; ngành đào tạo sau đại học chiếm 60% trên tổng số ngành đại học.

Các chương trình thiết kế phải đáp ứng chuẩn đầu ra, đảm bảo mục tiêu để hướng đến kiểm định, có đối sánh với chương trình tiên tiến trong và ngoài nước (ít nhất 2 chương trình trong nước và 2 chương trình nước ngoài), có bản mô tả CTĐT, có danh mục học phần thay thế. Hàng năm, có kế hoạch thiết kế, cập nhật xu thế phát triển nghề nghiệp, đáp ứng kịp thời tốc độ phát triển và yêu cầu của thị trường lao động.

Tiếp tục thực hiện các phương án nâng cao CLĐT đại học và sau đại học đúng theo học chế tín chỉ; Xây dựng phát triển chương trình theo đề xướng CDIO, chuẩn kiểm định AUN-QA và chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục quốc gia; Áp dụng sâu rộng phương pháp hòa hợp – tích cực và ứng dụng E-learning vào giảng dạy; 100% các CTĐT được đánh giá bởi các bên liên quan [18].

77

3.1.2. Quan điểm và mục tiêu đảm bảo chất lượng đào tạo của Trung tâm Đào tạo kỹ năng xã hội đến năm 2023 tạo kỹ năng xã hội đến năm 2023

Thực hiện kế hoạch xây dựng, cập nhật và cải tiến CTĐT đảm bảo tiếp cận với các CTĐT kỹ năng tiên tiến, đáp ứng yêu cầu của các bên liên quan và thị trường lao động.

Đảm bảo 100% các học phần KNXH đều có bản mô tả học phần, đề cương chi tiết, rubric đánh giá cụ thể, rõ ràng và công bố đến các bên liên quan

Xây dựng và thường xuyên cải tiến các hoạt động trải nghiệm thực tế, các dự án cộng đồng đảm bảo 100% SV sau khi cấp chứng chỉ có năng lực làm việc hiệu quả. Hợp tác đào tạo, trao đổi kinh nghiệm với các Trung tâm, tổ chức đào tạo kỹ năng mềm. Tổ chức hội thảo, sinh hoạt chuyên đề giúp SV trải nghiệm thực tế, nâng cao kỹ năng;

Đảm bảo 100% các học phần đều có tiết thực hành, giảng dạy theo hướng lấy việc học làm trung tâm, học tập thông qua trải nghiệm các hoạt động trong lớp, các dự án nghệ thuật, kinh doanh, cộng đồng.

Ban hành bộ tiêu chí chấm điểm kết thúc học phần, đảm bảo 100% SV thực hiện khảo sát chất lượng về đào tạo, chất lượng giảng viên.

Đảm bảo việc học tập đáp ứng chuẩn đầu ra theo tiến độ của TDMU, SV hoàn thành các học phần kỹ năng bắt buộc ngay từ năm 1 nhằm trang bị hệ thống kiến thức, kỹ năng và thái độ học tập bậc đại học.

Xây dựng các chủ đề dạy học tích cực, tương tác giữa giảng viên với SV, hoạt động đội nhóm; Hướng dẫn SV tự thiết kế hoạch động trải nghiệm sáng tạo [18].

3.2. Định hướng nhóm giải pháp cải tiến chất lượng đào tạo tại Trung tâm (Giai đoạn 2021 – 2023) đoạn 2021 – 2023)

Luận văn tiến hành kết hợp giữa giá trị LAT với ý kiến của chuyên gia để xác định thứ tự ưu tiên của từng giải pháp tại Trung tâm (Giai đoạn 2021 – 2023) như sau:

78

Bảng 3.1: Thứ tự ưu tiên của 11 tiêu chuẩn cần cải tiến tại Trung tâm Các tiêu chuẩn đảm bảo chất

lượng theo AUN-QA phiên bản 3.0 LAT Ý kiến chuyên gia Tổng cộng điểm Thứ tự giải pháp Điểm Quy điểm

Kết quả học tập mong đợi 0.6321 11 7 18 1 Cơ sở vật chất và trang thiết bị 0.6385 10 6 16 2 Chất lượng đội ngũ cán bộ hỗ trợ 0.6438 9 4 13 3 Nội dung và cấu trúc chương trình

đào tạo 0.6438 9 3 12

4 Nâng cao chất lượng 0.6449 7 5 12 4 Kiểm tra, đánh giá sinh viên 0.6488 6 5 11 6 Đầu ra 0.6504 5 2 7 9 Chất lượng SV và các hoạt động hỗ

trợ SV 0.6529 4 4 8

7 Phương thức dạy và học 0.6542 3 2 5 11 Mô tả chương trình đào tạo 0.6656 2 6 8 7 Chất lượng giảng viên 0.6722 1 5 6 10

Nguồn: Học viên tổng hợp, 2021

Bảng 3.2: Hai loại giải pháp cải tiến chất lượng đào tạo tại Trung tâm (Giai đoạn 2021 – 2023)

Giải pháp cải tiến từ nội tại của Trung tâm

Giải pháp cải tiến được hỗ trợ từ bên ngoài của Trung tâm

Đổi mới kết quả học tập mong đợi, nội dung chương trình đào tạo.

Tăng cường trang thiết bị, cơ sở vật chất phù hợp với phương pháp đào tạo kỹ năng xã hội.

Tăng cường hoạt động quản lý quá trình đào tạo.

Đẩy mạnh hợp tác với các đơn vị trong nước và quốc tế.

Xây dựng hệ thống đánh giá, kiểm tra chất lượng chương trình đào tạo, giảng viên, dịch vụ hỗ trợ.

79

Do Trung tâm là đơn vị cung cấp kỹ năng hỗ trợ cho các chương trình kiểm định CLĐT của TDMU nên các giải pháp đề ra cần tránh dàn trải. Đây cũng là góp ý của tất cả chuyên gia nên luận văn chấp nhận quan điểm trên để hình thành hai nhóm giải pháp cải tiến trọng tâm tại Trung tâm.

Các nghiên cứu khác cũng cho rằng yếu tố quyết định duy nhất của chất lượng đào tạo trong một trường đại học là từ nội tại là chính. Do vậy, luận văn phân ra hai nhóm là các giải pháp cải tiến từ nội tại của Trung tâm và các giải pháp cải tiến được hỗ trợ từ bên ngoài của Trung tâm (Giai đoạn 2021 – 2023).

3.3. Các giải pháp cải tiến từ nội bộ của Trung tâm (Giai đoạn 2021 – 2023) 3.3.1. Giải pháp về đổi mới kết quả học tập mong đợi, nội dung chương trình đào 3.3.1. Giải pháp về đổi mới kết quả học tập mong đợi, nội dung chương trình đào tạo (Giai đoạn 2021 – 2023)

a) Lý do áp dụng

Đây là giải pháp quan trọng đối với hoạt động cải thiện CLĐT vì có điểm số LAT thấp nên được ưu tiên. Trung tâm cần xây dựng kế hoạch gặp gỡ, mở rộng đối tượng các bên liên quan; tiến hành khảo sát để tiếp nhận yêu cầu vào xây dựng chuẩn đầu ra; cập nhật xu hướng đổi mới của nền giáo dục, kỹ năng cần thiết dành cho thị trường lao động. Qua đó hình thành cơ sở so sánh và xác định các yếu tố cần thiết của kết quả học tập mong đợi khách quan.

b) Mục tiêu giải pháp

Gặp gỡ các bên liên quan xác định các chuẩn đầu ra và làm rõ kết quả học tập mong đợi của CTĐT kỹ năng xã hội theo định kỳ ít nhất 1 lần/năm.

Kết quả học tập mong đợi thể hiện rõ chuẩn đầu ra, kỹ năng, kiến thức và thái độ. Kết quả này phải được đánh giá và cải tiến hàng năm cùng với lưu trữ minh chứng đầy đủ tại Trung tâm.

Hàng năm cập nhật, làm mới CTĐT, nội dung và tài liệu học tập các môn KNXH (khi cần thiết) dành cho SV theo quy định của hệ thống ĐBCL tại TDMU đang có hiệu lực thi hành.

80

TDMU phê duyệt và phổ biến công khai đến các bên liên quan.

c) Nội dung, thời gian thực hiện giải pháp

Bảng 3.3 : Nội dung thực hiện giải pháp về đổi mới kết quả học tập mong đợi, nội dung chương trình đào tạo (Giai đoạn 2021 – 2023)

Lộ

trình Nội dung Thời gian

thực hiện Cá nhân phụ trách Tháng 6 nă m 2022 đến t háng 12 năm 20 22 Tổ chức thường xuyên và mở rộng đối tượng các bên liên quan tiến hành khảo sát, góp ý để tiếp nhận yêu cầu vào xây dựng chuẩn đầu ra.

3 tháng

Giám đốc Trung tâm phối hợp Trung tâm Hợp tác Doanh nghiệp và Khởi nghiệp Tháng 10 n ăm 202 2 đến năm 20 23

Thường xuyên cập nhật thông tin về KNXH của các tổ chức giáo dục uy tín trong nước và thế giới. Đối sánh các chuẩn đầu ra, thu thập ý kiến của các bên liên quan nhằm làm rõ kết quả mong đợi.

1 tháng

Giám đốc Trung tâm kiểm tra sự thực hiện. Chuyên viên trung tâm phụ trách kế hoạch xây dựng, cập nhật và cải tiến.

Tháng 11 n

ăm 202

2 Tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ để triển khai về xây dựng, cập nhật và cải tiến CTĐT. Áp dụng công nghệ thông tin vào nội dung đào tạo và quản lý quá trình đào tạo được cập nhật thường xuyên, liên tục.

2 tháng

Giám đốc Trung tâm. Giám đốc Viện ĐBCL. Trưởng phòng phòng đào tạo đại học.

Giảng viên tham gia giảng dạy tại Trung tâm.

81 Tháng 2 nă m 2022 đến tháng 3 năm 2 023 Xây dựng CTĐT theo định hướng thị trường: mềm dẻo, nâng cao kỹ năng thực hành, năng lực tự tạo việc làm, năng lực thích nghi với biến đổi của thực tế ngành nghề, đảm bảo các mô đun liên thông giữa các trình độ trong giáo dục quốc dân, đáp ứng nhu cầu học tập suốt đời của người lao động và nhu cầu sử dụng của cơ quan, doanh nghiệp.

2 tháng

Tổ trưởng bộ môn phụ trách giảng dạy các kỹ năng tại Trung tâm Giám đốc Trung tâm; Trưởng phòng đào tạo đại học.

Chuyên viên phụ trách lưu trữ minh chứng tại Trung tâm. Tháng 5 nă m 2022 đến tháng 5 năm 2 023

Đầu tư kinh phí để chỉnh lý CTĐT phù hợp với mỗi học phần, mỗi ngành học. Mở rộng triển khai hình thức đào tạo khác nhau như học trực tiếp, học từ xa, học ngoài TDMU, tạo môi trường thuận lợi cho người học.

12 tháng

Hiệu trưởng TDMU. Phòng kế toán. Trung tâm.

Tháng 10 năm 2023

Tổng kết về đổi mới kết quả học tập mong đợi, nội dung CTĐT (Giai đoạn 2022 – 2023) và đề xuất hoạt động cải tiến

3 tháng

Giám đốc Trung tâm và Trưởng các đơn vị thuộc TDMU đã tham gia thực hiện giải pháp này.

Nguồn: Học viên đề xuất, 2021

d) Kết quả của giải pháp

Hoàn thiện CTĐT, trình Hiệu trưởng TDMU duyệt và phổ biến đến các bên liên quan. Đổi mới hình thức đào tạo, triển khai đào tạo một số kỹ năng học trực tuyến. Tổ chức ít nhất 1 lần/năm các buổi gặp gỡ các bên liên quan để thu thập ý kiến, báo cáo và đánh giá lại CTĐT liên tục nhằm thể hiện rõ kết quả học tập mong đợi, đáp ứng yêu cầu các bên liên quan và thị trường lao động.

82

3.3.2. Giải pháp về tăng cường quản lý quá trình đào tạo

a) Lý do áp dụng

Hiện nay, cuộc cách mạng khoa học và công nghệ phát triển như vũ bão tạo cơ sở cho việc tăng năng suất lao động không ngừng. Do đó tác động trực diện, nhanh chóng tới tất cả lĩnh vực của đời sống xã hội, đòi hỏi phải tiến hành nghiên cứu, đổi mới mục tiêu đào tạo; Quản lý theo hướng phát triển con người toàn diện (đức, trí, thể, mỹ) đáp ứng yêu cầu của phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng.

b) Mục tiêu giải pháp

Áp dụng những phần mềm mới, sử dụng thành thục công nghệ thông tin vào hoạt động quản lý quá trình đào tạo; Kết quả học tập mong đợi thể hiện rõ chuẩn đầu ra, kỹ năng, kiến thức và thái độ; Cập nhật, làm mới CTĐT, nội dung và tài liệu học tập các môn KNXH dành cho SV; Hoàn thiện bản mô tả CTĐT, đề cương chi tiết học phần, đề xuất lãnh đạo trường duyệt và phổ biến đến các bên liên quan.

c) Nội dung, thời gian thực hiện giải pháp

Bảng 3.4: Nội dung thực hiện giải pháp về tăng cường quản lý quá trình đào

Một phần của tài liệu Cải thiện chất lượng đào tạo tại trung tâm đào tạo kỹ năng xã hội trường đại học thủ dầu một (Trang 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)