Những hạn chế của luận văn và hướng nghiên cứu tiếp theo

Một phần của tài liệu Cải thiện chất lượng đào tạo tại trung tâm đào tạo kỹ năng xã hội trường đại học thủ dầu một (Trang 105)

8. Bố cục của đề tài

3.3. Những hạn chế của luận văn và hướng nghiên cứu tiếp theo

3.3.1. Hạn chế

Do Trung tâm là đơn vị hỗ trợ cung cấp những minh chứng về đào tạo kỹ năng cho các CTĐT kiểm định, nên luận văn tập trung cải thiện các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kiểm định của các CTĐT.

Do nguồn lực và thời gian nghiên cứu có hạn và diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, số lượng mẫu vẫn chưa dự lường hết những yếu tố ảnh hưởng đến CLĐT theo tiêu chuẩn AUN/QA tại TDMU.

Đối với việc khảo sát trực tiếp bằng phiếu đối với đối tượng là nhân viên văn phòng của trường; mặt dù học viên đã cố gắng thuyết phục, diễn giải chi tiết để chọn đáp án một cách khách quan. Tuy nhiên vẫn không thể tránh khỏi tình trạng đáp viên trả lời thiếu khách quan, không trung thực.

Việc lấy mẫu ngẫu nhiên theo đơn vị lớp ở các Khoa khiến cho tính đại diện của kết quả không cao, sự phân bổ giữa SV các năm chưa đáp ứng yêu cầu.

Khái niệm về bộ tiêu chuẩn AUN/QA vẫn còn mới lạ đối với SV, phần đánh giá phiếu khảo sát chưa thật sự được quan tâm và kỹ lưỡng.

Nghiên cứu này chỉ thực hiện trên mức độ thang đo có sẵn, đôi khi chưa thể hiện được hết những ý kiến, phản hồi của các đáp viên, dẫn đến việc thu thập thông tin đôi lúc còn thiếu những ý kiến bổ sung, ảnh hưởng đến kết quả nghiên cứu.

3.3.2. Hướng nghiên cứu tiếp theo

Từ những hạn chế đã nêu ở trên, luận văn đưa ra những hướng nghiên cứu tiếp theo trong tương lai nhằm khắc phục những hạn chế này. Từ đó mang lại kết quả nghiên cứu chính xác và thực tế hơn.

91

Thứ nhất cần sử dụng kết quả nghiên cứu này để áp dụng khi thực hiện nghiên cứu cho một số Trung tâm còn lại của TDMU.

Thứ hai, trước khi khảo sát sự hài lòng về CLĐT theo tiêu chuẩn AUN/QA, học viên cần dành thời gian để giải thích rõ ràng, chi tiết hơn về các nội dung của từng tiêu chí. Từ đó đánh giá của đáp viên sẽ mang tính khách quan hơn.

Thứ ba cần nâng cao tính khái quát của nghiên cứu thông qua nhiều phương pháp khảo sát trực tiếp, trực tuyến. Qua đó mở rộng thêm đối tượng khảo sát.

Thứ tư, dựa vào tình hình thực tiễn, luận văn cần cập nhật và cải tiến theo bộ tiêu chuẩn kiểm định chất lượng AUN/QA ban hành phiên bản 4.0.

Tóm tắt chương 3

Nếu trước đây, giáo dục được xem đơn thuần như một sự nghiệp đào tạo con người mang tính phi thương mại, phi lợi nhuận. Ngày nay dưới tác động của nền kinh tế thị trường, giáo dục đã được coi như một “dịch vụ giáo dục” mà ở đó khách hàng sẵn sàng đầu tư và lựa chọn cơ sở đào tạo với CLĐT phù hợp nhất. Để tồn tại và phát triển, các trường học cần chú trọng vào CLĐT nhằm nâng cao sự hài lòng của người học. Trong chương này, luận văn đã nêu lên định hướng thông qua sứ mệnh, tầm nhìn và mục tiêu CLĐT tại Trung tâm Đào tạo kỹ năng xã hội đến năm 2024. Trên cơ sở đó học viên đề xuất 05 nhóm giải pháp góp phần cải thiện CLĐT tại Trung tâm giai đoạn 2021 - 2023. Qua đó cũng trình bày những hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài.

92

KẾT LUẬN

Trong bối cảnh CTĐT của TDMU cần phải định hướng chuẩn khu vực để tiếp cận và hội nhập với giáo dục đại học thế giới. Với các mục tiêu cải thiện CLĐT tại Trung tâm Đào tạo kỹ năng xã hội – Trường Đại học Thủ Dầu Một, luận văn đã giải quyết được các nội dung như sau:

Hệ thống hóa lại các vấn đề lý luận quản lý CLĐT, xác định các tiêu chuẩn ảnh hưởng đến hoạt động đào tạo theo bộ tiêu chuẩn AUN/QA tại Trung tâm. Qua đó đã xác định được các yếu tố ảnh hưởng quan trọng về CLĐT tại Trung tâm. Thông qua lược khảo tài liệu có liên quan ở trong và ngoài nước đã hình thành khung nghiên cứu lý thuyết của luận văn. Đây là cơ sở khoa học để tiến hành củng cố các nhân tố tác động đến kết quả của chất lượng đào tạo về KNXH tại Trung tâm.

Hoàn thành phân tích thực trạng CLĐT về KNXH tại Trung tâm giai đoạn 2017 - 2020. Luận văn đã giới thiệu khái quát về Trung tâm và kết quả hoạt động đào tạo chủ yếu trong giai đoạn 2017 – 2020, tiến hành nghiên cứu, khảo sát về sự hài lòng của các bên liên quan; thu thập ý kiến của các chuyên gia; phân tích và đưa ra những nhận xét về thực trạng hoạt động đào tạo với những kết quả đạt được, những tồn tại và nguyên nhân tồn tại trong CLĐT về KNXH tại Trung tâm trong giai đoạn 2017 – 2020.

Đề xuất các giải pháp cải thiện CLĐT tại Trung tâm phục vụ cho giai đoạn 2021 – 2023. Trên cơ sở nghiên cứu xu hướng đổi mới của CLĐT hiện nay trên thế giới và Việt Nam, định hướng phát triển, quan điểm và mục tiêu đào tạo của TDMU và Trung tâm; luận văn đã đưa ra các giải pháp nhằm cải thiện CLĐT tại Trung tâm Đào tạo kỹ năng xã hội.

Mặc dù đã có rất nhiều cố gắng, nhưng do thời gian có hạn và khả năng tiếp cận các tài liệu còn hạn chế, luận văn khó tránh khỏi thiếu sót. Học viên kính mong nhận được những ý kiến chỉ bảo, góp ý quý báu của các nhà khoa học, quý Thầy Cô để tiếp thu và hoàn thiện thêm kiến thức nhằm ứng dụng vào thực tiễn làm việc tại Trung tâm ngày càng hiệu quả hơn.

93

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tham khảo tiếng Việt

[1] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018). Số liệu thống kê giáo dục đại học năm 2020-2021.

[2] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2020). Danh sách các chương trình đào tạo được đánh giá/công nhận.

[3] Đinh Ái Linh, Trần Trí Trinh (2016). Đánh giá chính thức theo Bộ tiêu chuẩn cấp chương trình đào tạo AUN-QA (Mạng lưới các trường đại học Đông Nam Á) tại Việt Nam. Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Nghiên cứu Giáo dục, Tập 32, Số 2 48-58

[4] Lưu Thanh Tâm (2003). Quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn Quốc tế. Nhà xuất bản Đại Học Quốc Gia TP HCM.

[5] Hoàng Thị Thùy Dương, Lê Trà My (2018). Kinh nghiệm phát triển kỹ năng cho sinh viên theo dự án ModEs tại một số nước Châu Âu và một số đề xuất giảng dạy phát triển kỹ năng cho sinh viên Đại học. Tạp chí Kinh tế Đối ngoại, số 460 – 2018, ISSN 1859 – 4050

[6] Hoàng Mạnh Dũng (2019). Quản trị chất lượng. Trường Đại học Thủ Dầu Một, Bình Dương.

[7] Kế hoạch số 13/KH-TTĐTKNXH (2018). Về việc cập nhật, cải tiến, chương trình đào tạo kỹ năng xã hội. Trường Đại học Thủ Dầu Một, Bình Dương.

[8] Kế hoạch số 6/KH-TTĐTKNXH (2020). Về việc mở lớp đào tạo kỹ năng xã hội năm học 2020 – 2021. Trường Đại học Thủ Dầu Một, Bình Dương.

[9] Nguyễn Thị Oanh (2010). Kỹ năng sống cho tuổi vị thành niên. Nhà xuất bản Trẻ, TP. HCM.

[10] Nguyễn Kim Dung & Phạm Xuân Thanh (9/2003). Về một số khái niệm thường dùng trong đảm bảo chất lượng giáo dục đại học. Tạp chí Giáo dục, số 66.

94

[11] Nguyễn Hồng Giang, Nguyễn Hồng Sơn (2017). Quy trình đảm bảo chất lượng các chương trình đào tạo tại Đại học Huế theo tiêu chuẩn AUN-QA. Tạp chí Khoa học Đại học quốc gia Hà Nội, số 1-2017, tr 47-57.

[12] Nguyễn Trường Sơn (2003). Những vấn đề cơ bản về Quản lý chất lượng. Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.

[13] Nguyễn Bá Huân, Bùi Thị Ngọc Thoa (2018). Thực trạng và nhu cầu đào tạo kỹ năng mềm của sinh viên khoa kinh tế và quản trị kinh doanh trường đại học lâm nghiệp. Tạp chí khoa học và công nghệ lâm nghiệp, số 6-2018, tr 161-170.

[14] Phạm Thị Quyên (2020). Giải pháp nâng cao hiệu quả rèn luyện kỹ năng mềm cho sinh viên các trường đại học. Tạp chí Khoa học Đại học Tân Trào, số 15- 2020, tr 49-54].

[15] Quyết định số 1982/QĐ-TTg (2016). Khung trình độ quốc gia Việt Nam. [16] Quyết định số 770/QĐ-ĐHTDM (2013). “Ban hành quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luận chuyển, từ chức, miễn nhiệm cán bộ, viên chức TDMU”. Trường Đại học Thủ Dầu Một, Bình Dương.

[17] Quyết định số 30/QĐ-HĐTr(TC) (2020). “Ban hành quy chế làm việc của cán bộ, viên chức và người lao động của Trường Đại học thủ Dầu Một”. Trường Đại học Thủ Dầu Một, Bình Dương.

[18] Quyết định số 02/QĐ-HĐTr (2019). Ban hành “Kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển Trường Đại học Thủ Dầu Một đến năm 2030 lĩnh vực: Đào tạo”. Trường Đại học Thủ Dầu Một, Bình Dương.

[19] Quyết định số 1323/QĐ-ĐHTDM (2018). “Ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm Đào tạo kỹ năng xã hội”. Trường Đại học Thủ Dầu Một, Bình Dương.

[20] Tài liệu hướng dẫn đánh giá chất lượng cấp chương trình theo tiêu chuẩn AUN-QA phiên bản 3.0 (2016), Nxb Đại học quốc gia TP.HCM.

[21] Trường Đại học Thủ Dầu Một (2019). Kỷ yếu 10 năm dấu ấn trường đại học mới 2009 – 2019. Bình Dương

95

[22] Trường Đại học Thủ Dầu Một (2020). Báo cáo tổng kết năm học 2019 – 2020, Bình Dương.

[23] Trường Đại học thủ Dầu Một (2019). Thông báo tuyển dụng số 1. Bình Dương.

[24] Trung tâm thị trường lao động và khởi nghiệp (2018). Báo cáo khảo sát nhu cầu tuyển dụng năm 2018 và dự báo nhu cầu tuyển dụng năm 2019 trên địa bàn tỉnh Bình Dương và khu vực, Bình Dương

[25] Trung tâm Đào tạo kỹ năng xã hội (2020). Thông báo mở lớp đào tạo kỹ năng xã hội, Đại học Thủ Dầu Một, Bình Dương

Tài liệu tham khảo nước ngoài

[26] Burrows, A. & Harvey, L. (1993). Defining quality in higher education – the stakeholder approach. In M. Shaw & E. Roper (Eds.). Quality in Education and Training (pp. 44-50).

[27] Ellis, R. (1993). Quality assurance for university teaching: Issues and approaches, In Ellis, R. (Ed.), Quality Assurance for University Teaching, London: Open University

[28] Elliott, K. & Shin, D., 2002. Student satisfaction: an alternative approach to assessing this Important Concept. Journal of Higher Education Policy and Management, pp. 97-109.

[29] Feigenbaum, A.V. (1951). Quality control: principles, practice and administration. New York: McGraw-Hill.

[30] Harvey, L. and Green, D. (1993). Defining quality. Assessment and Evaluation in Higher Education 18 (1), 9-34]

[31] Jane Andrews & Helen Higson (2008). Graduate Employability, ‘Soft Skills’ Versus ‘Hard’ Business Knowledge: A European Study, Journal Higher Education in Europe, Volume: 33, Issue: 4 Employability, Mobility and the Labour Market, Page(s): 411-422

96

[32] Kotler, P and Keller, K.L (2006). Marketing management. New Jersey: Pearson Prentice Hall.

[33] Suwito Eko Pramono, Badingatus Solikhah, Diah Vitri Widayanti, Agung Yulianto (2018). Strategy to improve quality of higher education institution based on AUN-QA standard. International Journal for Innovation Education and Research.

[34] Schulz et al (2008), The importance of soft skills: Education beyond academic knowledge, Nawa Journal of Communication, Volume: 2, issue: 1, page(s): 146-154.

[35] Refnaldi and M.Affandi Arianto (2017), The voices of alumni in curriculum development: A step to meet the standards of the Asean University Network quality assurance. AUN-QA, vol: 11, no: 2, page 138 – 145.

Tài liệu tham khảo từ Internet

[36] Báo tuổi trẻ ngày (21/7/2016). AUN-QA: Cơ sở đáng tin cậy cho việc chọn lựa trường của phụ huynh và học sinh http://tuoitre.vn/tin/giao- duc/20160721/aunqa-co-so-dang-tin-cay-cho-viec-chon-lua-truong-cua-phu-huynh- va-hoc-sinh/1140328.html

[37] Giới thiệu về AUN. https://hcmiu.edu.vn/kiem-dinh-chat-luong-giao- duc/gioi-thieu-ve-aun/

[38] Nguyễn Quang Toản. Định nghĩa về chất lượng. http://www.isovietnam.vn/thong-tin-khac-tu-efc/319-dinh-nghia-chat-luong.html.

[39] Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9000:2015 (ISO 9000:2015) về Hệ thống quản lý chất lượng - Cơ sở và từ vựng. https://vanbanphapluat.co/tcvn-iso-9000-2015- he-thong-quan-ly-chat-luong-co-so-va-tu-vung

[40] Vì sao cần phải giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. https://doskills.edu.vn/vi-sao-can-giao-duc-ky-nang-song-cho-hoc-sinh/

[41] Kỹ năng sống cần thiết cho mọi người. https://nld.com.vn/tinh-yeu-hon- nhan/ky-nang-song-can-thiet-cho-moi-nguoi-220261.htm.

97

[42] Giới thiệu về TDMU – Thu Dau Mot University. https://tdmu.edu.vn/#gioiThieu

98

PHỤ LỤC 1

PHIẾU KHẢO SÁT Ý KIẾN SINH VIÊN VỀ SỰ HÀI LÒNG CỦA CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO TẠI TRUNG TÂM ĐÀO TẠO KỸ NĂNG XÃ HỘI -

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT

Lời đầu tiên kính chúc Quý vị lời chúc sức khỏe, hạnh phúc và thành công! Tôi tên Nguyễn Viết Xuân Sang là học viên cao học tại trường Đại học Thủ Dầu Một. Hiện tôi đang thực hiện luận văn tốt nghiệp cao học chuyên ngành Quản trị kinh doanh với đề tài: “Cải thiện chất lượng đào tại Trung tâm Đào tạo kỹ năng xã hội Trường Đại học Thủ Dầu Một” nhằm cung cấp chất lượng đào tạo ngày càng được cải tiến, thỏa mãn nhu cầu người học, trang bị kỹ năng xã hội cho sinh viên trường Đại học Thủ Dầu Một và các doanh nghiệp đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động hội nhập.

Rất mong Quý vị dành thời gian để trả lời đầy đủ và khách quan đối với các câu hỏi khảo sát dưới đây. Tôi cam kết những thông tin do Quý vị cung cấp sẽ được giữ bí mật và chỉ được sử dụng cho mục tiêu nghiên cứu.

Hướng dẫn trả lời các câu hỏi:

o Mỗi câu hỏi chỉ trả lời một đáp án, trừ trường hợp có yêu cầu cụ thể khác tại từng câu hỏi.

o Đối với loại câu hỏi không có gợi ý trả lời, câu hỏi có đáp án khác, viết phương án trả lời vào khoảng chấm (...).

o Đối với loại câu hỏi có phương án trả lời xin đánh dấu (x) hoặc () hoặc khoanh tròn vào câu trả lời đã chọn.

Phần 1: Thông tin cá nhân của đáp viên

Sinh viên thuộc: □ Năm thứ nhất □ Năm thứ hai

□ Năm thứ ba □ Năm thứ tư

Giới tính: □ Nam □ Nữ

Tiến độ học tập hiện nay theo kế hoạch học tập (Không nợ môn là đúng hạn):

□ Đúng hạn □ Trễ hạn

Phần 2: Phần khảo sát về mức độ hài lòng của sinh viên Đại học Thủ Dầu Một đối với năm học 2020 – 2021

99

độ hài lòng hoặc nhận xét từ rất kém đến rất tốt cho từng câu hỏi dưới đây:

(1) là rất không hài lòng hoặc rất kém (2) là không hài lòng hoặc kém

(3) là bình thường hoặc trung bình (4) là hài lòng hoặc tốt

(5) là rất hài lòng hoặc rất tốt

STT NỘI DUNG MỨC ĐỘ ĐÁNH GIÁ

1 KẾT QUẢ HỌC TẬP MONG ĐỢI

1.1 Kết quả học tập mong đợi được xây dựng rõ ràng,

tương thích với tầm nhìn và sứ mệnh của nhà trường.      1.2 Kết quả học tập mong đợi bao gồm đầu ra về kiến

thức kỹ năng và thái độ.      1.3 Kết quả học tập mong đợi phản ánh rõ ràng yêu cầu

của các bên liên quan.     

2 MÔ TẢ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

2.4 Thông tin cung cấp trong bản mô tả CTĐT đầy đủ và

cập nhật.     

2.5 Quy trình thẩm định mô tả CTĐT được thực hiện rõ

ràng.     

2.6 Bản mô tả CTĐT và bản mô tả môn học được công

bố công khai và các bên liên quan dễ dàng tiếp cận.     

3 NỘI DUNG VÀ CẤU TRÚC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

3.7

CTĐT được thiết kế dựa trên nguyên tắc đảm bảo “tương thích có định hướng” với kết quả học tập mong đợi.

    

3.8

Mức độ đóng góp của mỗi học phần kỹ năng vào việc đạt được kết quả học tập mong đợi được xác định rõ ràng.

    

3.9 CTĐT được xây dựng với cấu trúc và trình tự hợp lý.     

3.10 CTĐT Có sự gắn kết giữa các môn học và mang tính

cập nhật.     

4 PHƯƠNG THỨC DẠY VÀ HỌC

4.11 Triết lý giáo dục được trình bày rõ ràng và phổ biến

đến tất cả các bên liên quan.      4.12

Hoạt động dạy và học được xây dựng theo nguyên tắc “tương thích có định hướng” nhằm đảm bảo việc đạt được kết quả học tập mong đợi.

    

100

4.14 Kết hợp học tập lý thuyết và thực hành tại lớp.     

5 KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ SINH VIÊN

5.15 Hoạt động kiểm tra đánh giá SV tương thích với các

kết quả học tập mong đợi.     

5.16

Thông tin về hoạt động kiểm tra, đánh giá được thông báo công khai và phổ biến đến SV, bao gồm: các mốc thời gian; các phương pháp kiểm tra, đánh giá; tỉ lệ phân bổ điểm; bảng tiêu chí đánh giá và thang điểm.

    

5.17

Các phương pháp kiểm tra, đánh giá bao gồm bảng tiêu chí đánh giá và thang điểm, được sử dụng để đảm bảo hoạt động kiểm tra đánh giá có độ giá trị, độ tin cậy và sự công bằng.

    

5.18 Thông tin phản hồi kết quả kiểm tra, đánh giá được

gửi kịp thời và giúp cải thiện chất lượng học tập.      5.19 Có quy trình khiếu nại về kết quả kiểm tra, đánh giá

hợp lý để SV dễ dàng tiếp cận.     

6 CHẤT LƯỢNG GIẢNG VIÊN

Một phần của tài liệu Cải thiện chất lượng đào tạo tại trung tâm đào tạo kỹ năng xã hội trường đại học thủ dầu một (Trang 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)