Tầm nhìn và chiến lược của Công ty xây dựng

Một phần của tài liệu Vận dụng thẻ điểm cân bằng (BSC) trong đánh giá thành quả hoạt động tại Công ty trách nhiệm hữu hạn xây dựng Thủy Lợi Bá Phúc (Trang 78 - 80)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.2.1.Tầm nhìn và chiến lược của Công ty xây dựng

Nhằm giúp công ty xác định tầm nhìn và chiến lược phát triển, chúng ta sẽ tiến hành phân tích SWOT để có cái nhìn chi tiết hơn về những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức hiện nay như sau:

Về điểm mạnh:

-Công ty có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, tư vấn và xây dựng công nghiệp và dân dụng và đã tạo được niềm tin khá tốt trong lòng khách

hàng. Đồng thời, Công ty cũng duy trì được mối quan hệ khá tốt với các DN có vốn đầu tư nước ngoài (Nhật, Đức, Đài Loan, Hàn Quốc, Singapore,..) và các DN nhà nước - các Công ty liên doanh trong địa bàn Tỉnh Kiên Giang và các Tỉnh lân cận như Hậu Giang, An Giang, Cà Mau, Bạc Liêu và Thành phố Cần Thơ.

-Công ty có đội ngũ nhân sự chuyên môn cao, nhiều năm có kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng. Hơn nữa, phần lớn nhân viên trong Công ty còn trẻ năng động, nhiệt huyết và tận tâm với nghề. Đây cũng là một lợi thế cạnh tranh nhất định của công ty.

Về điểm yếu:

-Quy trình hoạt động tại Công ty vẫn còn một số hạn chế, chưa có sự đồng bộ và thống nhất trong hệ thống toàn công ty dẫn đến một số quan điểm trái chiều giữa các bộ phận khi làm việc cùng nhau.

-Công ty vẫn đang tìm kiếm mô hình quản lý hữu hiệu cho HĐKD nên chưa định hình được phương châm quản lý tốt nhất cho các cấp trưởng phòng gây ra những bất cập trong nội bộ công ty

-Thương hiệu của công ty chưa được chú trọng phát triển đúng mức. Bộ phận kinh doanh của công ty hoạt động chưa hiệu quả nên tình hình kinh doanh những năm gần đây gặp khá nhiều khó khăn.

-Doanh thu của công ty chủ yếu từ hoạt động xây dựng. Hoạt động thiết kế và tư vấn rất tiềm năng nhưng lại chiếm tỷ trọng rất thấp (0.3%)

Về cơ hội:

-Việt nam là một trong những nước có chính trị ổn định, cùng với chính sách ưu đãi đầu tư của chính phủ tạo điều kiện để thu hút đầu tư nước ngoài. Kinh tế Việt Nam đang trên đà hồi phục, tạo đà tăng trưởng trong tương lai. Điều này tạo điều kiện cho Công ty phát triển thêm nhiều khách hàng trong tương lai.

-Số lượng DN ở các khu công nghiệp ngày càng tăng, một số DN mở rộng đầu tư. Đây là cơ hội để công ty gia tăng doanh thu.

-Nguồn lao động dồi dào, giá nhân công rẻ nên cũng là cơ hội để công ty có thể tận dụng lợi thế cạnh tranh về chi phí.

Về thách thức:

-Tình hình kinh tế Việt Nam những năm gần đây gặp nhiều khó khăn. Mặc dù hiện nay, theo báo cáo của Chính phủ kinh tế Việt Nam có dấu hiệu hồi phục nhưng vẫn tăng trưởng ở mức thấp. Điều này, sẽ ảnh hưởng đến khách hàng tương lai của Công ty.

-Yêu cầu của khách hàng ngày càng cao về tiêu chuẩn kỹ thuật và chất lượng hạng mục ngày càng cao nhưng không thể điều chỉnh tăng giá vì áp lực cạnh tranh từ đối thủ cạnh tranh. Điều này tác động đáng kể đến lợi nhuận của công ty.

-Việc giữ chân những nhân viên giỏi trong công ty gặp nhiều khó khăn về cơ chế cũ không thể tăng thu nhập cho nhân viên.

Một phần của tài liệu Vận dụng thẻ điểm cân bằng (BSC) trong đánh giá thành quả hoạt động tại Công ty trách nhiệm hữu hạn xây dựng Thủy Lợi Bá Phúc (Trang 78 - 80)