Thời gian tâm trạng

Một phần của tài liệu Khoá luận cái say trong thơ nguyễn khuyến (Trang 138 - 156)

Thời gian tâm trạng trong những vần thơ có nhắc đến cái say của Nguyễn Khuyến là mốc giới của kí ức, tức hồi tưởng, kỉ niệm. Như trong bài Xuân hứng II, Nguyễn Khuyến nâng chén bên song cửa: “Đông song độc chước tọa xuân hàn” (Bên cửa sổ phía đông, ngồi uống rượu một mình trong tiết xuân giá lạnh)

rồi nhớ lại kí ức của hai mươi năm trước từng du lãm đây đó và đến giờ các thú ấy, nhà thơ vẫn còn thích lắm:

Hốt ức trấp niên du lãm xứ Thử thì hoài bão vị vi khoan

Dịch:

Bỗng nhớđến những nơi du lãm thuở hai mươi năm trước Những điều hoài bão thuởấy chưa phải không còn da diết!

Hay đây, những kỉ niệm với người bạn của mình là bác Dương được Nguyễn Khuyến họa lại qua bài thơ Bắc phiên Dương Niên ông hành thứ:

Ca quản đài cao hoa viện thâm Nam châu di ái hệđường âm Bán niên Vỵ bắc đình tinh giá Kỷ độ giang biên bão nguyệt cầm Thiên tế hồng quỳ kim nhật sự Đăng tiền dương tửu cố nhân tâm Dao dao vân thụnhư tương ức

Bằng tạ thanh phong nhất định khâm

Dịch:

Đàn hát trên nhà cao, vườn hoa sâu thăm thẳm

Bóng cây cam đường còn để lại lòng yêu mến ở xứ Nam Nửa năm dừng xe công trên bờ bắc sông Vỵ

Mấy lần đã ôm đàn trăng ở bên sông

Cánh hồng bay bổng phía trời xa là việc bác ngày nay Chén rượu trước đèn là tấm lòng bạn cũ

Xa cách cây và mây nếu nhớ tới nhau

Hãy nhờ gió mát mà rũ sạch tà áo ưu phiền

Nguyễn Khuyến nhớđến người bạn đồng môn của mình, một nỗi nhớ da diết. Nỗi nhớấy như mây nhớ cây. Rồi trong lúc nhớbác Dương thì nhà thơ lại lấy rượu ra

nhắm nháp cho quên đi nỗi nhớ người bạn đối ẩm hiểu mình như thế. Nhà thơ nhớ lại những lúc đàn hát rồi rượu thơ với bác Dương. Những vần thơ kỉ niệm ấy Nguyễn Khuyến không quên và bác Dương chắc cũng như vậy!

Hay đây, Nguyễn Khuyến lúc đi thuyền trên sông Chế, cảnh sông nước hùng vĩ đãđánh thức một miền kí ức về thời tuổi trẻ của nhà thơ qua những cuộc thi thơ và những ngày có bạn bè quay quần, tụ hội bên ánh đèn để kể cho nhau nghe những được mất của thời trai trẻ kia:

Hà nhật cánh liên đồng chí ẩm Đăng tiền cộng thoại tráng niên du.

(Chế giang chu hành) Dịch:

Ngày nào lại cùng uống rượu với bạn đồng tâm? Trước đèn nói chuyện cuộc thi thơ thuở trẻ

Nguyễn Khuyến đã lắng lòng mình đểnghĩ về quá khứ. Một quá khứ có lẽ là đep với nhà thơ khi có bạn đối ẩm rồi cùng kể cho nhau nghe những câu chuyện về cuộc thi thơ ngày đó bên ánh đèn. Còn gì hơn việc có những người bạn thật sự “đồng tâm” và tri âm, tri kỉnhư thế!

Thời gian tâm trạng trong những lúc uống rượu và say sưa của Nguyễn Khuyến chủ yếu là ở thời gian hiện tại. Ở khoảng thời gian này, ta bắt gặp bao nhiêu tâm sự của cụTam nguyên. Đó là sự bất lực của bản thân:

Tà ỷ nam song nguyệt ảnh biên Ngõa tôn độc chước khởi đồ nhiên Lão tràng toan sáp thi vô lực

Cơ tuếđê ngang cốc hữu quyền

(Ngẫu thành – kỳ tứ) Dịch thơ:

Ngồi dựa song nam, trăng ghé bên

Không dưng nghiêng ngả chén sành riêng Bụng già chua chát thơ không lực

Năm đói lao đao thóc có quyền

Hay sự quan tâm đến hoàn cảnh, số phận của con người trong nước lụt:

Ai lên nhắn hỏi bác Châu Cầu, Lụt lội năm nay bác ở đâu? Mấy ổ lợn con, rày lớn bé? Vài gian nếp cái, ngập nông sâu Phận thua suy tính, càng thêm thiệt, Tuổi cảchơi bời, họa sống lâu. Em cũng chẳng no, mà chẳng đói Thung thăng chiếc lá, rượu lưng bầu.

(Lụt hỏi thăm bạn)

Nguyễn Khuyến hỏi thăm bạn nhưng qua đó ta cũng thấy cả những tình cảnh người nông dân thật đáng buồn, đáng thương vì lụt lội hoành hành. Còn ông, ông vẫn uống rượu và say như thuở nào.

Hoặc là hy vọng vào một ngày tươi sáng của dân tộc:

Có rượu Trung Sơn cho lũ tớ Tỉnh ra hỏi đã thái bình chưa?

Nguyễn Khuyến trên con đường đi tới tương lai nhưng đôi khi nhà thơ cũng ngảnh lại nhìn quá khứ. Cách thể hiện này nhanh chóng biến hiện tại thành các ký ức và gợi lên một khoảng thời gian để con người hoài niệm. Nhưng quá khứ chỉ là những kỉ niệm được tương thông qua sự hồi tưởng ở hiện tại. Và Nguyễn Khuyến không hoài niệm và đánh mất hiện tại của mình chỉ vì nhìn về quá khứ một cách đầy sự dấn thân. Nguyễn Khuyến là người có tinh thần dân tộc, tấm lòng yêu nước nhưng bất lực cho nên ông ít trốn chạy vào hoài niệm, kí ức mà luôn đặt mình ở giữa cuộc đời, đang tồn tại trước mắt.

Qua việc phân tích về không gian và thời gian say trong thơ Nguyễn Khuyến, ta thấy rằng, không gian và thời gian có tính chất tương hỗ, bổ trợ lẫn nhau. Không gian và thời gian có tính tương hợp tạo nên một thể tồn tại của con người. Và thơ có nhắc đến cái say của Nguyễn Khuyến về cả không, thời gian là một thế giới tốn tại của nhà thơ, của chén rượu mà thi nhân “nhắp” để say. Không, thời gian trong thơ say của Nguyễn Khuyến, có lúc bị kéo dãn, nới rộng (không gian và thời gian vũ trụ) nhưng cũng có lúc nó bị bó hẹp và chật chội, không còn là những mảng nới không, thời gian nữa mà nó đẩy nhà thơ xuống với thế giới của người dân, trong những “xó xỉnh” của cuộc đời thực. Quả thực việc tạo dựng không gian thời gian trong thơ Nguyễn Khuyến là cả một sự tài tình và khéo léo.

Tiểu kết

Trong chương ba ta đã được tìm hiểu đặc trưng về nghệ thuật trong những câu thơ say của Nguyễn Khuyến. Những đặc trưng về nghệ thuật là đặc điểm quan trọng tạo nên một bước đột phá cho thơ Nguyễn Khuyến và những vần thơ say

của ông. Nghệ thuật là khía cạnh để làm nổi bật lên nội dung. Với Nguyễn Khuyến, nhà thơ đã vận dụng thành công những nghệ thuật thật đặc sắc vào trong thơ mình để tạo được những dấu ấn đặc sắc nhất trong lòng người đọc. Đến với những câu thơ say của Nguyễn Khuyến là đến với những nghệ thuật sử dụng ngôn từ, là nghệ thuật biểu hiện cái say qua giọng điệu và không, thời gian ẩn chứa niềm say sưa ấy.

Ở ngôn ngữ, Nguyễn Khuyến đã thật thành công khi vận dụng ngôn ngữ giàu giá trị gợi hình biểu cảm, một thứ ngôn ngữ mang đậm tính nhân dân và đến với người đọc dễ dàng hơn qua lớp từ ngữ “đắt”, một thứ từ ngữ hàm súc, chính xác. Ở ngôn ngữ, người đọc sẽ thấy được cách mà nhà thơ trau chuốt nó bằng những kĩ thuật đạt đến ngưỡng thượng thừa của mình để cho ra những vần thơ say ấn tượng và mang màu sắc mới qua lớp ngôn từ cũng đặc biệt không kém.

Đến với giọng điệu say trong thơ Nguyễn Khuyến là đến với những cung bậc khác nhau của thái độ, tư tưởng, tình cảm mà nhà thơ dùng nó để thể hiện những quan điểm của mình đối với cuộc sống. Đồng thời, giọng điệu say như một thứ vũ khí lợi hại sắc bén để nhà thơ châm biếm đả kích những thói hư, tật xấu trong xã hội mà ông thấy chướng tai gai mắt.

Không gian và thời gian là hai hình tượng sóng đôi và bổ trợ lẫn nhau. Ta không thể chỉnói đến không gian mà bỏ qua thời gian và ngược lại. Bịảnh hưởng bởi thơ Đường và là con người của nền Nho học nên trong thơ Nguyễn Khuyến, không gian, thời gian vũ trụ chiếm ưu thếhơn so với không thời gian đời thường. Nhưng không gian, thời gian đời thường lại là điểm nổi bật, giúp Nguyễn Khuyến giãi bày sâu hơn những tâm trạng, nỗi niềm của mình.

KẾT LUẬN

Trong tiến trình phát triển của lịch sử văn học dân tộc, Nguyễn Khuyến là nhà thơ đã ghi tên mình và trở thành một trong những cây đại thụ của văn học cận đại Việt Nam, giúp đưa thi ca trung đại trước Nguyễn Khuyến và sau ông đến gần hơn với rìa giao thoa của văn học hiện đại thế kỉ XX. Ở Nguyễn Khuyến, ta thấy những đềtài trong thơ ông thường bao quát và rất sâu rộng. Có thể kể đến một số đềtài như làng cảnh dân tình, tâm sự yêu nước,… Và Nguyễn Khuyến cũng là thi nhân đưa rượu và say góp mặt vào trong những sáng tác của thi nhân như một làn gió mới mang đến bao điều hay cho thơ ông.

Rượu và say trong thư của Nguyễn Khuyến như một vốn văn hóa thuộc về tinh thần mà dù có là một nhà Nho hay là một con người đời thường thì Nguyễn Khuyến vẫn dùng rượu như một báu vật mà cuộc đời ban tặng cho con người. Có thể thấy rằng, với một sự ưa thích rượu và mong muốn được uống cho say của thi nhân mà đọc thơ chữHán hay thơ chữ Nôm ta thấy tần số xuất hiện hai yếu tốấy là rất nhiều trong thơ ông. Có những bài thơ ông nhắc nhiều đến rượu nhưng cũng có những bài mà tuy không một chữ nào nói đến rượu nhưng ta vẫn cảm nhận được cái men rượu đang sát nhập với thi tứ của nhà thơ, tạo cho thơ Nguyễn Khuyến một nét riêng không thể lẫn hòa với ai được.

Những biểu hiện của cái say trong thơ Nguyễn Khuyến rất đa chiều và nhiều sắc thái biểu đạt. Cái say là một biểu hiện cho cuộc sống thanh nhã của nhà thơ, ởđó nhà thơ mượn nó như những thú tiêu khiển, mượn rượu –thơ hay rượu –đàn để thỏa cái thú lắm người mê mệt ấy. Với ý thức của một nhà Nho, là con người của ý thức hệ Nho giáo phong kiến nên cầm, kì, thi, tửu là cái thú không thể tách rời với Nguyễn Khuyến, nó như gốc rễ để phân biệt nhà thơ với những kẻ bình thường. Chưa dùng lại ởđó, trong tâm thế là một con người bình thường Nguyễn Khuyến thưởng rượu và xem nó như một niềm vui và sự hứng thú trong cuộc

sống. Nguyễn Khuyến ưathích rượu và khi đã nhập cuộc cá nhân mình hòa chung với cảnh sống của nhân dân thì nhà thơ không phải uống rượu như trong tâm thế nhà Nho mà là trong tâm thế của một con người đời thường, với những hỉ, nộ, ái, ố.

Nguyễn Khuyến còn mượn rượu để bày tỏ nỗi niềm của thi nhân trước thời thế, mượn cái say để tự vấn cuộc đời mình, tự vấn những được mất, những gì chưa làm được và đã làm được từ đấy tạo cho mình được một cách sống thanh bần nhưng cũng đầy ưu thời mẫn thế. Cái ưu thời mẫn thế ấy chính là những suy tư trước hiện trạng đất nước, một đất nước tối tăm, nhân dân lầm than và cực khổ vô vàn. Và hơn nữa, Nguyễn Khuyền mượn cái say để bộc lộ sự lo lắng cho cuộc sống cơ cực của nhân dân, mất mùa, đói kém và rồi phải chịu những cảnh từ thiên tai đến nhân tai đè nặng lên đôi vai của họ.

Nguyễn Khuyến còn mượn rượu và cái say như một phương tiện để tự an ủi kẻ thất thời như mình. Mượn rượu và say đểquên đi những mối hận: hận đời, hận mình. Hận bản thân mình khi đất nước đang nguy cấp mà lại chọn con đường ở ẩn, hận những kẻ bán nước, làm tay sai cho giặc hay những kẻ mua danh hám lợi làm ngơ trước vận mệnh non sông. Nguyễn Khuyến còn mượn rượu để quên đi nỗi buồn về thời thế, rồi ẩn chứa những ước mơ về một ngày quốc thái dân an. Quả thật, tấm lòng của cụ là một viên ngọc sáng giữa một khung nền đen tối của thời thế bấy giờ.

Cái say trong thơ Nguyễn Khuyến còn được làm nên bởi những hình thức biểu hiện giàu yếu tố nghệ thuật. Nguyễn Khuyến chắc rất trân trọng vốn văn hóa tinh thần của nhân dân nên mới cho ra đời những ngôn ngữ thơ biểu hiện cái say mang đậm tính khẩu ngữ, tính nhân dân; lại giàu sức gợi. Cái say trong thơ của Tam nguyên Yên Đổđược biểu hiện bằng những giọng điệu đặc trưng ở nhiều đề tài khác nhau trong sự nghiệp thơ ca của cụ. Giọng điệu ấy có lúc là mỉa mai,

châm biếm, cũng có khi là hài hước hóm hỉnh nhưng bóc hết những giọng điệu hài hước và phê phán kia đi thì thơ ông chỉ còn trơ lại giọng điệu bi thương, xót xa và đầy sự buồn đau trước cảnh đời, cảnh người dân và cảnh quê hương, đất nước.

Không gian, thời gian trong thơ có nhắc đến cái say của Nguyễn Khuyến cũng có những nét đặc trưng. Về không gian, Nguyễn Khuyến đã cho người đọc thấy được nhà thơ say ở những không gian khác nhau và những không gian ấy giúp đưa hồn thi nhân về với những tâm tình của ông. Không một con người nào tồn tại mà vượt thoát khỏi không gian và sự chiếm lĩnh của thời gian, vì tồn (thời gian) tại (không gian) hai thể này song song với nhau trong cuộc sống của con người. Và Nguyễn Khuyến cũng không ngoại lệ. Thời gian trong thơ Nguyễn Khuyến là thời gian của sự chảy trôi liên tục, thời gian tuần hoàn của đất trời, cũng có lúc là thời gian của sự kiện và những câu thơ say của ông cũng ra đời trong một điểm mốc nào đó của cõi lòng, cõi tâm trạng. Điều đó khiến cho những câu thơ nói về cái say của ông mang bao ý nghĩa sâu xa.

Tóm lại, Cái say trong thơ Nguyễn Khuyến là một phạm trù rất đặc biệt, nó xuất hiện trong hầu khắp các tác phẩm của thi nhân, nó giúp ta hiểu hơn nữa con người, tâm sự Nguyễn Khuyến và yêu thích hơn nữa di sản thơ ca của Tam nguyên Yên Đổ.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Đào Duy Anh (hiệu khảo, chú giải) (2011); Nguyễn Du - Truyện Kiều; Nxb

Văn học.

[2]. Lê Bảo (1999); Nguyễn Khuyến (Nhà văn và tác phẩm trong nhà trường);

Nxb Giáo dục.

[3]. Trịnh Bá Đĩnh, Nguyễn Đức Mậu (2001); Tản Đà về tác gia và tác phẩm;

Nxb Giáo dục.

[4]. Lam Giang, Vũ Ký (1960); Giảng luận về Nguyễn Khuyến; Nxb Tân Việt. [5]. Nguyễn Thị Bích Hải (1995); Thi pháp thơ Đường; NXB Thuận Hóa.

[6]. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên) (2006); Từđiển thuật ngữ văn học; Nxb Giáo dục Hà Nội.

[7]. Khánh Hằng (2005), Ca dao tục ngữ hay nhất; Nxb Thanh Niên.

[8]. Sĩ Hồ Hiệp cùng một sốgiáo viên chuyên Văn sưu tập và biên soạn (1997);

Tủsách văn học nhà trường - Nguyễn Khuyến; Nxb Văn nghệ TPHCM.

[9]. Hà Ngọc Hòa (2007); Truyền thống bác học và truyền thống bình dân trong thơ Nguyễn Khuyến (Luận án tiến sĩ); Nxb Trường ĐH Sư phạm TP.HCM. [10]. Lại Văn Hùng (2009); Nguyễn Khuyến tác phẩm chọn lọc; Nxb Giáo dục

Việt Nam.

[11]. Mai Hương (2000); Nguyễn Khuyến thơ, lời bình và giai thoại; Nxb Văn hóa thông tin.

[12]. Mai Hương (2006); Nguyễn Khuyến những lời bình; Nxb Giáo dục.

[14]. Đoàn Từ Huyến (chủ biên) (2011); Nguyễn Công Trứ cuộc đời và thơ; Nxb Lao động.

[15]. Nguyễn Văn Huyền (1984); Nguyễn Khuyến tác phẩm; Nxb Khoa học Hà Nội.

[16]. Chevailer Jean, Alain Gheerbrant (1992); Dictionnaire des symboles; Phạm Vĩnh Cư (dịch) (1997); Từđiển biểu tượng văn hóa thế giới - Huyền thoại, chiêm mộng, phong tục, cử chỉ, dạng thể, các hình, màu sắc, con số; Nxb Đà Nẵng. [17]. Nguyễn Xuân Kính (chủ biên) (2009); Tinh hoa văn học dân gian người Việt - Ca Dao (1); Nxb Khoa học Xã hội.

[18]. Nguyễn Xuân Kính (chủ biên) (2009); Tinh hoa văn học dân gian người Việt - Ca Dao (3); Nxb Khoa học Xã hội.

[19]. Nguyễn Xuân Kính (chủ biên) (2009); Tinh hoa văn học dân gian người Việt - Ca Dao (4); Nxb Khoa học Xã hội.

[20]. Mã Giang Lân (1993); Thơ văn Nguyễn Khuyến; Nxb Giáo dục. [21]. Nguyễn Lộc (1983); Thơ Nôm HồXuân Hương; Nxb Văn học.

[22]. Phan Trọng Luận (Tổng chủ biên) (2010); Ng Văn 11 (1)(Tái bản lần thứ ba); Nxb Giáo dục Việt Nam.

[23]. Phan Trọng Luận (Tổng chủ biên) (2016); Ng văn 10 (2) (tái bản lần thứ mười một); Nxb Giáo dục Việt Nam.

[24]. Phương Lựu, Nguyễn Xuân Nam, Thành Thế Thái Bình (1998); Lý luận văn học ; Nxb Giáo dục Hà Nội.

[25]. Mạnh Linh (sưu tầm, tuyển chọn) (2014); Thơ Hồ Xuân Hương; Nxb Văn

[26]. Trần Văn Nhĩ (dịch thơ), Trần Đắc Trung (nhuận sắc) (2016); Tuyển tập thơ chữ Hán Nguyễn Khuyến; Nxb Văn hóa - Văn nghệ.

[27]. Ngô Thị Kiều Oanh (2013); Chất trào phúng trong thơ Nguyễn Khuyến và Tú Xương (Tạp chí khoa học số 46); Nxb Đại học Sư phạm TP.HCM.

[28]. Hoàng Phê (chủ biên) (2016); T điển tiếng Việt; NXB Hồng Đức.

[29]. Nguyễn Thanh Phúc (1996); Thơ Nôm Đường luật (từ HồXuân Hương đến Trần TếXương) (Luận án Phó tiến sĩ khoa học Ngữ Văn); Nxb Đại học Sư phạm TP.HCM.

[30]. Bùi Thức Phước (Sưu tầm và biên soạn) (2015); Văn học Việt Nam thế kỉ XIX - Cao Bá Quát; Nxb Hội nhà văn.

[31]. Bùi Thức Phước (Sưu tầm và biên soạn) (2015);Văn học Việt Nam thế kỉ XIX - Nguyễn Khuyến; Nxb Hội nhà văn.

[32]. Vũ Tiến Quỳnh (1991); Nguyễn Khuyến: Tuyển chọn và trích dẫn những bài

Một phần của tài liệu Khoá luận cái say trong thơ nguyễn khuyến (Trang 138 - 156)