Không gian sinh hoạt

Một phần của tài liệu Khoá luận cái say trong thơ nguyễn khuyến (Trang 122 - 127)

Trong thơ Nôm Đường luật của Nguyễn Khuyến, không gian đời thường đã tẻ nhánh và phái sinh thêm một loại không gian mới đó chính là không gian nông thôn, thành thị. Ở loại không gian này, tùng, cúc, trúc, mai của thế kỉ trước

nay đã nhường chỗ cho những hình tượng mang đậm chất làng quê. Và Nguyễn Khuyến của chúng ta, với cái danh “nhà thơ của làng cảnh dân tình Việt Nam” đã làm rất tốt vai trò ấy của mình. Mỗi bức tranh mà Nguyễn Khuyến vẽ ra trên từng trang thơ đều thấm đẫm cái chất sinh hoạt bình dị của làng quê Việt Nam. Thơ làng cảnh dân tình của Nguyễn Khuyến là những thanh âm của cuộc sống đời thường chứ không phải là ước lệtượng trưng như trong thơ ở những thế kỉtrước. Và cái say đã “nhập cuộc” trong không gian làng quê ấy như hòa chung với làng cảnh dân tình một nét xưa cổnhưng cũng rất mới rất mới mẻ và văn minh. Trong cái không gian ấy, có khi Nguyễn Khuyến uống rượu với hàng xóm, có lúc uống rượu với bạn bè và nhiều khi ông uống một mình.

Trong thơ Nguyễn Khuyến, đặc biệt là trong những vần thơ say, Nguyễn Khuyến đã đặc tả hiện thực cuộc sống cũng lắm đời thường và có khi còn cơ cực, hoạn nạn. Trong hoàn cảnh ấy, chính tại không gian này, nhà thơ lại nhắp chén rượu đểsay, để quên đi những mệt nhọc nơi cuộc đời đầy cơ cực, lầm than:

Tứ nguyệt hồn nghi thập nguyệt sương Thử ly hà xứ khách tâm thương

Gia bần thân bệnh niên tương lão Thế loạn nhân cùng tuế hựu hoang Chu phất chí kim vô mộng tưởng Bạch đầu y cựu bạn tao khang Hữu thời kịch túy lân gia tửu Tiện nghĩ cao ca tác phóng cuồng

Dịch:

Trời tháng tư mà sương giá như tháng mười

Cảnh thơ “thử ly” ở đâu làm cho lòng người thương cảm Nhà nghèo thân ốm tuổi lại già

Đời loạn, người đói mùa lại mất Giải đỏđến nay không còn tơ tưởng Bạc đầu mà tấm cám vẫn lần hồi như xưa Có lúc uống rượu say mèm bên hàng xóm Những muốn ngâm vang làm kẻ phóng cuồng.

Không còn là những không gian để thưởng ngoạn, hòa hợp với thiên nhiên nữa mà giờđây, không gian say ấy lại đời thường đến lạ! Trong thơ chữNôm ta cũng bắt gặp không ít những không gian như vậy. Không gian ấy có lúc lại là ngôi nhà của thi nhân hay có khi không gian ấy là vườn Bùi, tường đền nơi chợ Đồng hoặc ởđình làng...

Nguyễn Khuyến say trong ngôi nhà thấp le te, không gian ấy bó hẹp con người thi nhân trong một nơi sinh hoạt bình thường của chốn quê. Nhà thơ chỉ biết ngồi đó uống rượu và uống cho đến khi say nhè:

Rượu tiếng rằng hay, hay chẳng mấy Độ năm ba chén đã say nhè.

(Thu ẩm)

Hay đây, thi nhân say trong vườn Bùi, cái khu vườn mà cụ Nguyễn Khuyến trồng nhiều cây vối (tức cây bùi), một không gian giao thoa giữa ngôi nhà của thi

nhân với trời mây và cây cối. Trong không gian hữu tình ấy, Nguyễn Khuyến say, cái say nhẹ nhàng ngấm vào người thi nhân một cách từ từ:

Bành Trạch cầm xoang ngâm trước ghế Ôn công rượu nhạt chuốc chiều xuân

(Trở vềvườn cũ)

Có lẽ cái không gian sinh hoạt đời thường mà Nguyễn Khuyến thường uống rượu, say sưa là khu vườn Bùi quen thuộc hay trong căn nhà đơn sơ của cụ. Chính trong cái không gian ấy, con người cô đơn mang nhiều tâm sựnước non mới mượn rượu giải sầu hay ở cái không gian gia đình ấm cúng ấy thi nhân mới có dịp cất chén rượu mừng xuân hay tiếp đãi người bạn tri kỉ của mình. Nguyễn Khuyến cũng uống rượu, có dịp say sưa ởđình làng khi mình lên lão: “Có rượu thời ông chống gậy ra”.

Hay đây, Nguyễn Khuyến nhớ lại nét đẹp thưởng rượu ở chợ Đồng vào ngày hai mươi bốn tháng chạp hằng năm mà mình từng tham gia. Cái nét đẹp văn hóa ấy từng một thời được lưu truyền nhưng nay trong buổi ly loạn vì thời thế mà nó dần mai một, chỉcòn trơ ra không gian ấy với những kỉ niệm mà thôi:

Dở trời mưa bụi đang còn rét

Nếm rượu tường đền được mấy ông?

(Chợ Đồng)

Màu sắc trong không gian say ấy, không còn là màu sắc của sự tươi sáng nữa mà nó là màu sắc u buồn, lợt lạt:

Hàng quán người về nghe xao xác Nợ nần năm hết hỏi lung tung.

Cái màu sắc đói nghèo được Nguyễn Khuyến khắc họa hết sức u tối và nhem nhuốc “Cửu quán lê căn vị trứu bì” (Đã quen ăn rễ rau lê nên da chưa đến nỗi nhăn lại), hay đây nữa:

Cố quốc sơn hà chân thảm đạm Tha hương hồng nhạn tối bi ai.

(Hung niên III) Dịch:

Trông vời non sông nước cũ thật là thảm đạm

Lũ hồng nhạn lạc loài nơi tha hương rất là đau thương

Vì vụđói kém mà những con chim trời dù có lông màu rất đẹp nhưng dường như cũng lạc đường trong bóng tối bi ai. Trong không gian thảm đạm ấy, Nguyễn Khuyến cũng muốn say, nhưng nào có được như ý ông muốn: “Bất kiến thôn ông

tống cựu phôi” (Không thấy ông lão trong làng đưa thứ rượu cũ đến).

Tóm lại, không gian đời thường là loại không gian gắn với con người đời thường – tức dân đen, sống trong cuộc đời với những chuỗi ngày ưu hoạn. Không còn là kích thước rộng lớn như trong không gian vũ trụ, không gian đời thường phản ánh hiện thực một cách khách quan hơn. Đến thời điểm này, không gian đời thường chính là bức tranh hiện thực đồ đậm cuộc sống cơ cực, lầm than hoặc một cách thường nhật nhất của nhân dân. Hơn nữa, kích thước của không gian vũ trụ bị bó hẹp trở thành kích thước của không gian sinh hoạt. Con người không còn đứng ở thế trên cao đểngưỡng vọng, để hòa hợp với thiên nhiên nữa mà bị“rớt”

xuống để tham gia vào cuộc sống hiện thực hàng ngày. Sắc màu sắc trong không gian đời thường cũng vì thế mà u buồn, lợt lạt ngược hoàn toàn với mảng màu tươi sáng của không gian vũ trụ.

Một phần của tài liệu Khoá luận cái say trong thơ nguyễn khuyến (Trang 122 - 127)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(156 trang)