Cái say – một trong những thú tiêu khiển của nhà Nho

Một phần của tài liệu Khoá luận cái say trong thơ nguyễn khuyến (Trang 48 - 55)

Hiếm thi nhân nào có thú vui lạ lẫm nhất làng say như nhà thơ Nguyễn Khuyến, xem rượu như thú tiêu khiển, để rồi từ từ men rượu ngấm vào người, những vần thơ say “chất lừ”, “ngất ngây” được vun vén, thai nghén để tạo nên một nét mới lạ và độc đáo. Như đã đề cập ở chương trước, trong xã hội phong kiến xưa, rượu luôn là thức uống và phương tiện dẫn đến sựsay sưa của các “mặc khách tao nhân”. Bốn cái thú cầm, kỳ, thi, tửu hầu như đều là điểm chung của các thi nhân trung đại, Nguyễn Khuyến có thể nói là một trong số những thi nhân hội tụđủ bốn thú kể trên mà đặc biệt là nhà thơ “cảm tình” với rượu, uống rượu để say và xem nó như một sự tiêu khiển nhẹ nhàng giúp tinh thần nhà thơ thoải mái hơn sau những áp lực của cuộc sống. Những bài thơ thể hiện sự tiêu khiển của Nguyễn Khuyến là tiền đề, gốc rễ vững chắc cho thi nhân để ông đạt đến niềm vui, sự hứng thú trong cuộc đời.

Khoan hãy bàn đến những vấn đề mang tầm vĩ mô, mang xu hướng cộng đồng, nhân dân, những vấn đề mang tư tưởng sâu sắc trong thơ của Nguyễn

Khuyến như yêu nước, lo lắng cuộc sống cơ cực của người dân,… mà ta hãy nhìn Nguyễn Khuyến qua lăng kính của một con người đời thường, của một thi nhân cũng thích rượu và đắm hồn mình trong cái say.

Thời gian của trời đất, của toàn cõi vũ trụ được vận hành theo quy luật: “xuân sinh – hạ trưởng – thu thu – đông tàn”. Có rất nhiều nhà thơ làm thơ về mùa thu, Nguyễn Du trong Truyện Kiều cũng nhắc đến mùa thu:

Long lanh đáy nước in trời,

Thành xây khói biếc non phơi bóng vàng. Hay đây:

Sen tàn cúc lại nở hoa,

Sầu dài ngày ngắn đông đà sang xuân.

Lưu Trọng Lư cũng tả về cảnh thu, một mùa thu có lá vàng, có con nai vàng ngơ ngác như tâm hồn nhà thơ đồng điệu với thiên nhiên:

Em không nghe rừng thu, Lá thu kêu xào xạc, Con nai vàng ngơ ngác Đạp trên lá vàng khô?

(Tiếng thu)

Và còn nhiều nữa, những con người đã thi vịhóa mùa thu, để nó có một vị trí đứng nhất định trên thi đàn. Nguyễn Khuyến –nhà thơ làng cảnh dân tình Việt Nam, làm sao có thểlàm ngơ trước tâm hồn mình đang hòa nhịp với thiên nhiên, đặc biệt là với mùa thu. Thu trong Uống rượu mùa thu (Thu ẩm), không phải là

thu. Một đêm thu Nguyễn Khuyến trong căn nhà tranh uống rượu rồi hướng tầm mắt của mình để nhìn ra khắp nơi. Nhà thơ thấy:

Ngõ tối đêm sâu đốm lập lòe.

Không sai! Ta đang thấy trước mắt mình là một cung đường sâu thẳm, một “ngõ

tối” với “đốm lập lòe”, lúc sáng, lúc tối, biến dạng đến kì lạ. Nguyễn Khuyến nhận

thấy cảnh trời cũng như con người mình vậy, cũng bị một điều gì đó làm cho biến đổi. Thứ đó là gì?

Da trời ai nhuộm mà xanh ngắt Mắt lão không vầy cũng đỏ hoe.

Ai là tác nhân, Nguyễn Khuyến không biết, chúng ta không biết nhưng lấp lửng vậy có khi lại hay. Có người bảo Nguyễn Khuyến đau mắt nên mắt mới “đỏ hoe”, mắt đỏlên như máu. Nguyễn Khuyến có đang đau mắt như người ta vẫn nói hay là do tác giảđang say? Say rượu cũng khiến mắt con người ta đỏlên và đừđi. Rồi tửu lượng cũng chẳng còn được như bình thường nữa:

Rượu tiếng rằng hay, hay chẳng mấy, Độdăm ba chén đã say nhè.

Nhà thơ đối diện với bầu rượu trong đêm thu, ta cũng chưa bàn đến tâm sự gì mà khiến nhà thơ phải mượn chén rượu để say mà ta hãy nhìn điều ấy như một thú tiêu khiển, có rượu bầu bạn, có sự say sưa ru giấc để quên; lảo đảo để mà nguôi ngoai. Nhưng có nguôi ngoai được nỗi lòng hay không thì lại là chuyện khác.

Cụ Tam nguyên còn thưởng rượu kể cả lúc Chơi Tây hồ:

Thuyền lan nhè nhẹ,

Sóng dập dờn sắc nước lẫn chiều mây Bát ngát nhẽ, ghẹo người du lãm. Yên thủy mang mang vô hạn cảm Ngư long tịch tịch thục đồng tâm, Rượu lưng bầu mong mỏi bạn tri âm, Xuân vắng vẻ biết cùng ai ngâm họa? Gió hây hẩy nức mùi hương xạ,

Nhác trông lên vách phấn đã đôi bài. Thơ ai xin họa một bài!

Bằng tài năng của mình, Nguyễn Khuyến đã vẽ nên một thi nhân với dáng vẻđiềm nhiên, đi thuyền trên Tây Hồ trong một sắc nước lẫn mây chiều. Đây đích thị là một bức tranh thủy mặc với những nét vẻ tinh tế của ngôn ngữ thơ đặc sắc chỉ riêng Nguyễn Khuyến mới có. Bức tranh thủy mặc ấy không hề nhàm chán, đơn điệu chỉ vài ba nét vẽ hay chỉđộc nhất một màu. Mà bức tranh ấy có cảnh, có người, có những thanh âm mà đặc biệt có “Gió hây hẩy nức mùi hương xạ”. Cả

ngũ quan của con người được đánh thức bởi một cảnh chơi Tây hồ của thi nhân. Người Trung Hoa có câu: “Tương thức mãn thiên hạ/ Tri tâm năng kỉ nhân”

(Quen biết nhiều trong thiên hạ. Tri kỉđược mấy người). Cũng giống như Nguyễn Khuyến, trong lúc tiêu khiển với rượu, với cái say, nhà thơ cũng mong muốn tìm cho mình một người bạn tri âm để bày tỏ nỗi lòng: “Rượu lưng bầu mong mỏi bạn tri âm”.

Hay đây, cái thú thơ rượu luôn được các thi nhân tận dụng như một sự tiêu khiển nhẹ nhàng và Nguyễn Khuyến trong Chế giang chu hành (Đi thuyền trên

sông Chế) cũng đã mượn rượu để kể về cuộc chơi thơ thuở ông còn là một vị Nho sĩ trẻ tuổi. Một không khí đầy sự ấm áp:

Thanh do sơn ngoại Chếgiang đầu Phong vũ tiêu tiêu thiên địa thu Bích thủy viễn hàm thiên lạc đạo Khê hoành trửu xiết nhị tam chu Khương cùng loạn táo ỷ tân yển Âu lộ quần phi thất cố châu Hà nhật cánh liên đồng chí ẩm Đăng tiền cộng thoại tráng niên du.

(Chế giang chu hành) Dịch thơ:

Ngoài non, sông chếnước xanh mơ Trời đất vào thu ngập gió mưa Nước biếc xa xa ngàn ngọn đổ

Suối ngang chen chúc mấy chèo khua Dế hung loạn xạ trên đê mới

Cò vạc bay đàn mất bãi xưa Bạn hỡi bao giờ cùng nâng chén? Trước đèn kể lại cuộc chơi thơ!

Nguyễn Khuyến đã lột tảđược cái thú tiêu khiển của nhà nho bên ánh đèn, kể lại chuyện thi thơ. Nhắp chén rượu kể một câu chuyện thi thơ ngày trước để ôn lại những kỉ niệm thời trẻ. Tứ bề là nước và nước đã đẩy chiếc thuyền chở nhà thơ độc hành trên quỹđạo riêng của mình và “con đường” mà chiếc thuyền rẽ nước ấy là một ẩn dụ cho cách sống mà nhà thơ Nguyễn Khuyến đã chọn lựa. Câu hỏi tu từ “Hà nhật cánh liên đồng chí ẩm?” cũng là một sự mong mỏi có bạn tri âm để tề tựu mà kể cho nhau nghe những được mất của thuở thiếu thời, rồi lại mượn chén rượu để say, để nâng lòng mình đến với những kỉ niệm đẹp nhất của chính cái thời huy hoàng ấy.

Cũng trong tâm thế là một con người chu du đây đó, Nguyễn Khuyến trong

Quá Hoành Sơn không mượn “rượu –thơ” mà lại là “rượu –đàn” để làm phong phú thêm cái thú tiêu khiển của thi nhân. Cảnh Đèo Ngang nên thơ mà thi nhân nào đi qua đây cũng để lại trên nó một bài thơ họa cảnh. Tuy cảnh có đẹp, có hùng vĩ đấy nhưng cũng rất chi thảm đạm, u buồn và cô tịch nếu ta vô tình đến với nó vào buổi xế chiều. Bà Huyện Thanh Quan qua Đèo Ngang trong buổi chiều tà cũng phải “ngao ngán” trước cái buồn đìu hiu, quạnh quẽ nơi đây:

Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà Cỏcây chen đá, lá chen hoa Lom khom dưới núi, tiều vài chú Lác đác bên sông, chợ mấy nhà.

(Qua đèo Ngang) Và tâm trạng Nguyễn Khuyến chả khác là bao khi đến đây:

Đao chũy hữu đào kinh khách đĩnh Ngưu sơn vô thụẩn hàn thôn

(Quá Hoành Sơn) Dịch thơ:

Mỏm Đao nổi sóng kình thuyền khách Núi Nghé trụi cây ẩn xóm thôn

Nhưng cái khác của Nguyễn Khuyến so với Bà Huyện Thanh Quan, đó là trong khi bà Huyện của chúng ta đứng giữa thiên nhiên rộng lớn ấy, hòa chung với cảnh sắc của buổi chiều tà ảm đạm kia là “một mảnh tình riêng ta với ta”, thì Nguyễn Khuyến ngược lại hoàn toàn. Nhà thơ không đối diện với cái ta cô đơn, lẻ loi giữa cảnh rộng lớn, choáng ngợp mà nhà thơ có đàn, rượu để bầu bạn:

Nhất đái Hoành Sơn thiên địa gian Khách trình thu tứ tại cầm tôn

(Quá Hoành Sơn)

Dịch thơ:

Đèo Ngang một dải giữa mênh mông Đàn rượu, tứ thu khách dặm trường

Thứ thanh âm của tiếng đàn cộng hưởng với vị đắng cay của rượu và hơi nồng của men say như va đập vào ngũ quan của con người tạo nên một bản giao hưởng giữa thiên nhiên. Nhưng dù có đàn rượu bên cạnh, tuy không đơn độc nhiều như Bà Huyện Thanh Quan nhưng cuối cùng thi nhân cũng ở trong trạng thái Đối thử kim nhân dục đoạn hồn (Người đây cảnh đấy nát tan lòng!) trước cảnh Đèo Ngang rộng lớn.

Nguyễn Khuyến còn là một nhà thơ xuân, vì thơ ông cũng dành những trang viết của mình để tả về cảnh mùa xuân. Những dịp xuân sang, Nguyễn Khuyến lại mượn rượu để“nhắp giọng”, thưởng niềm vui:

Ình ịch đêm qua trống các làng, Ai ai mà chẳng rước xuân sang! Rượu ngon nhắp giọng đưa vài chén, Bút mới xô tay thử một hàng.

(Khai bút)

Không khí xuân sang khiến cho bất cứ ai cũng cảm thấy nao nức, Nguyễn Khuyến cũng vậy nhưng với cái nhạy cảm, tinh tế của một hồn thơ, cụYên Đổđã cho ta thấy được một không khí náo nhiệt, đậm chất dân dã nhưng không quên tô lên trang thơ của mình một chút rượu. Rượu trong hoàn cảnh này để chúc mừng, ca tụng cảnh xuân sang, một mùa xuân đã đến trước hiên trên hè và trong cả những vần thơ kia. Rồi không biết vô tình hay hữu ý say mà cụ cao hứng “Bút mới xô tay thử một hàng”.

Đến đây, ta thấy được nhà thơ mượn rượu và say như một sự tiêu khiển, cái thú tiêu khiển nhẹ nhàng chẳng động gì tới ai. Nguyễn Khuyến hòa vào thiên nhiên và say với nó như để nhẹ lòng mà quên đi nhiều thứ bủa vây nhà thơ. Đặc biệt, thú tiêu khiển của Nguyễn Khuyến ngoài rượu thơ ra thì ta còn thấy được thú đàn rượu. Quả là một con người thật tài tình và lãng mạn biết bao!

Một phần của tài liệu Khoá luận cái say trong thơ nguyễn khuyến (Trang 48 - 55)