Không gian tâm trạng

Một phần của tài liệu Khoá luận cái say trong thơ nguyễn khuyến (Trang 127 - 130)

Trong thế đối lập với không gian vũ trụ, tức không gian vật lí thì không gian tâm trạng chính là loại không gian mà nhà thơ dùng để bày tỏ tâm trạng của mình. Nó không phải không gian ngoại cảnh là người say đây, cảnh ở đó và có khi cảnh đi theo người say. Không gian tâm trạng tức là thuộc về phần “tâm”, thế giới tình cảm bên trong con người là phần nhiều. Bởi vậy nên mới có câu “ý tại ngôn ngoại” tức ý tại tâm chứ không tại ngôn để chỉ cho cái tình ý của nhà thơ hướng nội. không gian tâm trạng là không gian của cõi lòng, nó có thể là buồn bã, âu lo, vui mừng, hứng khởi.

Nguyễn Khuyến thể hiện thế giới nội tâm của mình rất sành và cách thể hiện của thi nhân cũng rất đặc biệt. Nhà thơ “phổ” tâm tình của mình vào không gian và gửi gắm nỗi niềm vào cảnh vật:

Thiên tế hồng quỳ kim nhật sự Đăng tiền dương tửu cố nhân tâm Dao dao vân thụnhư tương ức

Bằng tạ thanh phong nhất địch khâm.

(Bắc phiên Dương Niên ông hành thứ) Dịch:

Cánh hồng bay bổng phía trời xa là việc bác ngày nay Chén rượu trước đèn là tấm lòng bạn cũ

Xa cách cây và mây nếu nhớ tới nhau

Ta thấy, Nguyễn Khuyến trong bài thơ trên đã mượn sự xa cách của cây và mây mà nói lên tâm trạng thương nhớ bạn lâu ngày không gặp. Sự tương giao giữa cảnh vật và tâm hồn tạo nên một tâm thế vô ngôn, chỉ gợi chứ không miêu tả cảm xúc của thi nhân.

Hay đây nữa, tâm trạng thi nhân khi đi qua Đèo Ngang đẹp và hùng vĩ cũng phải thốt lên sự ngỡ ngàng với vẻ quạnh quẻ nơi đây.

Nhất đái Hoành Sơn thiên địa gian Khách trình thu tứ tại cầm tôn

(Quá Hoành Sơn) Dịch:

Một dải Đèo Ngang giữa trời đất mênh mông

Trong cuộc hành trình, tứ thu ở cây đàn, chén rượu

Cảnh Đèo Ngang rộng lớn, hùng vĩ, Nguyễn Khuyến trong cảnh ấy không tránh khỏi những xúc cảm về nó và lấy đàn –rượu làm thú vui của vị khách dặm trường. Không gian tâm trạng như họa vào tâm can của thi nhân một chút tình, làm tâm hồn nhà thơ xao động và đa chiều:

Trầm ngâm tọa đối hàn đăng chước Nhất cú liên niên hứng vị cùng

(Trừ tịch I) Dịch:

Ngồi lặng lẽ dưới ánh đèn lạnh, rót rượu uống Nhâm một câu thơ kéo dài hai năm, hứng chưa cạn.

Hay đây:

Thừa hứng chỉ duy tôn tửu thích Nam sơn bằng thiếu chính du nhiên

(Mạn hứng) Dịch:

Lúc hứng chỉcó chén rượu là thích thú

Ngồi nhìn núi Nam Sơn, lòng dường phơi phới

Trong thơ Nguyễn Khuyến có một ông lão bất lực trước thời cuộc và cảnh bần hàn của nhân dân. Ông bất lực vì nhìn nhân dân bị mất mùa đói kém mà chẳng thể làm được gì cho họ. Thế là nhà thơ mượn đến men rượu để say, say rồi lại ngâm thơ như một kẻ cuồng điên:

Có lúc uống rượu say mèm bên hàng xóm Những muốn ngâm vang làm kẻ phóng cuồng.

(Hung niên IV – dịch thư chữ Hán) Rõ ràng, ta thấy rằng sự cảm ứng, cộng hưởng tâm hồn ởđây phải bằng im lặng mới là “tri âm”. Chính nhà thơ và tâm hồn mình đồng điệu, tạo nên một đôi bạn tri âm, tri kỉ và có lúc hiểu được lòng nhau. Hơn nữa, nhà thơ không trực tiếp miêu tả cảm xúc mà chỉ để cho người đọc tự cảm nhận và lắng lòng mình cùng với thi nhân. Mặt khác, cảm xúc thì ai mà chẳng có và việc thi nhân không trực tiếp miêu tả cảm xúc là đểngười đọc chiêm nghiệm ra và lấy cảm xúc từ tâm hồn mình để hòa điệu với tâm hồn Nguyễn Khuyến. Nó chính là tính chất gợi chứ không tả trong thơ Đường và thơ trung đại Việt Nam nói chung và những vần thơ nhắc đến cái say của Nguyễn Khuyến nói riêng.

Một phần của tài liệu Khoá luận cái say trong thơ nguyễn khuyến (Trang 127 - 130)