Cái say trong thơ ca hiện đại

Một phần của tài liệu Khoá luận cái say trong thơ nguyễn khuyến (Trang 30 - 38)

Không chỉ trong văn học dân gian hay văn học trung đại ta mới thấy được cái say; mà trong văn học hiện đại, cái say cũng có một chỗ đứng nhất định của nó trong các sáng tác của những nhà thơ tên tuổi như Tản Đà, Xuân Diệu, Vũ Hoàng Chương, Quách Tấn, Lưu Trọng Lư,… Tất thảy những sáng tác của những thi sĩ này đều tạo nên cho thi đàn văn học Việt Nam hiện đại một màu sắc riêng.

Cái say trong thơ ca hiện đại, chúng tôi xin phép chỉ điểm qua một vài cái tên tiêu biểu của làng thơ và dừng lại ở giới mốc năm 1945. Sở dĩ như vậy vì những lẽ sau đây:

Đầu tiên, ta thấy thế kỉ XX là thế kỉ chứng kiến sự “thay da đổi thịt” của một nền văn học về mặt thi pháp cũng như quan điểm nghệ thuật về con người. Khoảng thời gian từ 1900-1930 được xem như là giai đoạn chuyển giao quan trọng trong việc kế thừa những tinh hoa của nền văn học trung đại đi trước và cách tân nó thành những trào lưu, những khuynh hướng trong thời hiện đại ởgiai đoạn sau đó, giai đoạn 1930-1945. Đặc biệt là thơ ca, trong giai đoạn 1932-1945 là thời kì đỉnh cao, đây là một giai đoạn phát triển vượt bậc, được ví như “mười mấy năm của ta bằng mấy trăm năm ởngười”, với sự xuất hiện của phong trào Thơ Mới.

Thơ Mới ra đời như một sự vượt thoát khỏi những thi pháp trung đại đồng thời mở rộng và cởi trói về nội dung phản ánh như đề tài, chủ đề, khuynh hướng, tư tưởng, bên cạnh đó còn chịu ảnh hưởng của thơ ca Pháp. Cũng trong giai đoạn này, cái tôi trữ tình và kiểu nhà thơ lãng mạn đã xưng danh và biểu hiện mình một cách trực tiếp đầy tự tin qua đại từ “tôi” và tự ý thức mình dưới hình thức cởi mở những cảm giác trẻ trung, thành thực, tươi mới mang tính chất tự thú, tự ngắm và tự nghiệm.

Cái say xuất hiện trong giai đoạn này là một tất yếu, chắc có lẽ bởi vì thời đại này buồn. Cái buồn của một đất nước bị nô lệ, tăm tối và làng thơ cũng buồn và cái sựưu tư, bế tắc của những nhà thơ trước sự giao thoa mới –cũ đã tạo nên những vần thơ say để tìm quên. Họ lánh mình vào say để chối bỏ, thoát ly với thực tại, một thực tại mà “thơ Việt Nam buồn và nhất là xôn xao như vậy” [35; 57]. Cái say đã “nhập cuộc” để hòa cùng với cái xôn xao chung của nền thơ lúc

bấy giờ một nhịp thở. Ở đó, có những cái tên hay những biệt hiệu đã trở thành cách ngôn, đại diện cho một số nhà thơ. Ví như Tản Đà được mệnh danh là “thi sĩ tửu đồ”, thậm chí báo Phong Hóa còn châm biếm Tản Đà, xem ông như một đại diện của sự say sưa. Hay khi nói đến Vũ Hoàng Chương, người ta nghĩ ngay đó là nhà thơ say.

Ở giai đoạn từ 1945-1975, thơ ca phục vụ cho Cách mạng; thơ ca phải là những hồi kèn xung trận, cổvũ cho hai cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc. Ta không thấy trong thơ ca thời này mang màu sắc u buồn, cô đơn mà ngược lại nó mang một màu sắc tươi vui, hừng hực khí thế đấu tranh giành lại độc lập. Thử hỏi rằng, trong một giai đoạn mà đất nước đang sục sôi, hăng hái đánh giặc mà những thanh âm của sựsay sưa cất lên thì thật là lạc điệu. Và nếu có xuất hiện thì cũng nhanh chóng bịđào thải bởi những yếu tố mang tầm dân tộc và tính tương hợp của thời đại.

Cái say trong thơ ca hiện đại từ đầu thế kỉ XX đến những năm 1945 tập trung biểu hiện nỗi cô đơn, thất vọng của con người, của cái tôi cá nhân bơ vơ trước thực tại. Một sự ưu tư trước sự giao thời giữa cái mới và cái cũ. Chính vì thế những nhà thơ thời này thường có khuynh hướng ẩn mình trong rượu và trốn mình trong sựsay sưanhư một trong những cách chọn lựa cuộc sống. Các nhà thơ như Tản Đà, Lưu Trọng Lư, Vũ Hoàng Chương,… trong các tác phẩm nói về cái say của mình, đều mượn nó để nói lên sự buồn rầu, chán nản của thực tại.

Nói đến Tản Đà là nói đến cái chán, chính cái chán chường với thời cuộc, với cuộc đời đã khiến ông phải gửi mình vào “khoái lạc” và Tản Đà tìm đến khoái lạc “như tìm một lối thoát chứ không phải vì thiếu “khoái lạc” rồi mới bi quan, chán đời.” [3; 272]. Và rồi cái “khoái lạc” mà Nguyễn Khắc Hiếu tìm thấy ấy chính là đắm mình với rượu, để mà say cho quên đi sự đời và nỗi buồn nhân thế cứ bám víu lấy nhà thơ:

Cảnh đời gió gió mưa mưa Buồn trông ta phải say sưa đỡ buồn.

Rượu say thơ lại khơi nguồn,

Nên thơ rượu cũng thêm ngon giọng tình. Rượu thơ mình lại với mình,

Khi say quên cả cái hình phù du.

(Thơ rượu)

Tản Đà đã nói về cái sáng nắng chiều mưa của cuộc đời, nhà thơ trông “cảnh đời gió gió mưa mưa” mà lòng sinh buồn. Cái thời nay thế này, mai thế khác, vật đổi

sao dời quả là một cuộc đời không bình lặng, và có chăng nó dị thường và méo mó. Chính vì thế mà Tản Đà đã trút hết bầu tâm sự của mình vào từng ngụm rượu

để“say sưa cho đỡ buồn”. Và khi Tản Đà bắt đầu lúy túy thì cũng là lúc “thơ lại khơi nguồn”, chúng là cứu cánh giúp Tản Đà bấu víu vào để mà sống, mà nhại với đời một chữ “ngông”.

Hay Vũ Hoàng Chương là một nhà thơ chung tình, suốt một đời chỉ sống với thơ, rượu, bàn đèn và tình yêu ban đầu. Cuộc tình ấy không bao giờ thành, dù ông đã chờ đợi, ước mơ... với bao nhiêu năm tháng mỏi mòn trong men say và nghiện ngập.

Ðã có lúc ông tìm quên trong những quán rượu, uống say, nhảy múa với những vũ nữ, lảo đảo quay cuồng theo điệu nhạc... vừa cảm cảnh thân phận nhạt nhòa hương phấn của người, vừa đau xót cuộc tình không phai mà không thành của mình:

Hãy buông lại gần đây làn tóc rối, Sát gần đây, gần nữa, cặp môi điên, Rồi em sẽ dìu anh trên cánh khói,

Đưa hồn say về tận cuối trời Quên. [35; 349]

Dù nhảy nhót, uống say thâu đêm suốt sáng, cả một “thành sầu” như tảng núi, vẫn kiên cố nằm ì trong lòng, chẳng làm sao phá vỡ đi được. Niềm đau, nỗi sầu vẫn còn đó. Ông nói với người vũ nữ, mà cũng là nói với ông: sầu này không thể nào phai đi được:

Đất trời nghiêng ngửa,

Mà trước mắt thành Sầu chưa sụp đổ Đất trời nghiêng ngửa,

Cái say làm cho nhà thơ nghiêng ngửa, dù say nghiêng say ngửa như thế nhưng Vũ Hoàng Chương vẫn không thể nào thoát ra được cái cảnh sầu muộn do mối tình đầu gieo nên. Với “Thành sầu không sụp đổ”, Vũ Hoàng Chương đã cho ta thấy được sự buồn rầu chán nản của mình trước thực tại, dù uống rượu nhưng vẫn không thểnào say được.

Lưu Trọng Lư - con người “ưa sống trong cuộc đời nhiều hơn sách vở”

[35; 41] cũng say. Cái say của một con người phiêu lưu trong trường tình, của một kiếp giang hồ. “Từ những kỷ niệm tươi sáng vềngười mẹ đã khuất, cho đến bao nhiêu buồn thương, bao nhiêu chán nản, bao nhiêu đau khổ vì tình yêu, cả cái cảnh đời giá lạnh của đôi vợ chồng lúc “tình đà xếbóng”, cùng cái thú ngây ngất của cuộc đời “giang hồ”, Lư đều kể cho ta nghe một cách rất cảm động” [35; 280]:

Mời anh cạn hết chén này,

Trăng vàng ở cuối non tây ngậm buồn. Tiếng gà đã rộn trong thôn, Nửa đời phiêu lãng chỉcòn đêm nay.

Để lòng với rượu cùng say Chừ đây lời nói chua cay lạthường

Sá gì hớp rượu, bận lòng. Đợi gì môi nhấp rượu nồng mới say?

Hay đây, cái buồn của người tài tử sắp phải xa giai nhân khi một mùa đông thương nhớ đi qua. Vẫn còn đó những kỉ niệm, vẫn còn đó dáng hình mà người em gái “trong song cửa” và chàng tài tử “đứng dựa tường” nhưng khoảng cách dần kéo hai người vềhai đối cực xa nhau hơn. Người tài tử nhẹ nhàng luyến tiếc, luyến tiếc những thứ ở gần trước mắt nhưng lại xa cách tận chân trời. Cách xa ấy không phải là khoảng cách địa lí, cũng không phải về thời gian mà nó là sự xa cách của “nỗi nhớ”:

Ai bảo em là giai nhân Cho đời anh đau khổ? Ai bảo em ngồi bên cửa sổ Cho vướng víu nợ thi nhân?

(Một mùa đông)

Nỗi buồn càng dâng sâu trong phút giây tiễn biệt. Lưu Trọng Lư lại mượn đến rượu nhưng lần này, thi nhân không say mà là người giai nhân “đùa nô uống rượu say”, cái nô đùa ấy, vô tình như hớp hồn thi nhân bởi đôi môi, đôi má và cảđôi mắt “say màu sán lạn” cũng chìm vào trong tim thi nhân như một thứ hấp lực diệu kì. Tuy không uống rượu nhưng thi nhân cũng say, cái say đắm, say tình do “men” của người giai nhân kia vương lên. Cái tình kia đã vương vào lòng Lưu Trọng Lư để rồi “lòng buồn, buồn mãi không thôi”. Qua đây, ta thấy tuy gặp nhau, nhớ nhau và đúng người nhưng không đúng thời điểm thì kết cục hai con người cũng chỉ như “chiếc sao băng băng mãi”, “Để lòng buồn, buồn mãi không thôi”. Vậy đấy, một mối tình đẹp nhưng kết lại chỉ bằng một nỗi buồn của sự dang dở lứa đôi.

Cái say còn là một phương tiện để nhà thơ giải khuây, Vũ Hoàng Chương mượn rượu giải khuây, để tìm quên:

Say đi em! Say đi em! Say cho lơi lảánh đèn,

Cho cung bực ngả nghiêng, điên rồ xác thịt. Rượu, rượu nữa, và quên, quên hết!

Ta say quá rồi! Sắc ngã màu trôi…

Gian phòng không đứng vững, Có ai ghi hư ảnh sát kề môi?

(Say đi em)

Cái say đã ngấm vào người, ngoại cảnh cũng trở nên khác thường: “lơi lả ánh đèn”, “gian phòng không đứng vững”,… . Nhưng càng uống thì càng không thể say, càng uống thì càng tỉnh bởi cái nỗi buồn trong lòng nhà thơ quá lớn và rượu là chưa đủ với một thi nhân đang sầu vì “một điều gì đó khó nói” ngay lúc này.

Ta có một Tản Đà sòng phẳng, hết mình với mọi cuộc chơi, nhà thơ không giới hạn mình trong bất kì một sự gò bó, khuôn thước nào cả, kể cả với rượu, Tản Đà cũng không lùi bước bao giờ:

Say sưa nghĩ cũng hư đời, Hư thời hư vậy say thời cứ say.

Đất say đất cũng lăn quay, Trời say mặt cũng đỏgay ai cười.

Không còn là những biểu hiện của cái say thông thường như say đi lúy túy, lảo đảo, miệng nói lè nhè mà thay vào đó đã say thì phải say cho ra một hồn say rượu trứ danh, say phải “lăn quay”, “mặt đỏ gay” mới chịu. Tản Đà bất chấp việc mình “hư đời” khi tiếp xúc với rượu thường xuyên, cái bông đùa của nhà thơ “hư thời hư vậy say thời cứ say” có ý phớt lờ, không đểtâm đến chuyện ngày mai. Bởi cái say sẽ giúp ông trong một lúc nào đóquên đi cái buồn của thực tại.

Chưa dừng lại ởđó, Tản Đà còn ham chơi đến độ cho rằng cái kiếp say sưa cũng đã có số, trời đã định ai say thì người đó phải tuân theo và một trong sốđó có Tản Đà:

Kiếp say sưa đã chấm sổthiên đình, Càng đắm sắc mê thinh càng mải miết. Say lắm vẻ: say mệt, say mê, say nhừ, say tít, Trong làng say ai biết nhất ai say?

(Say)

Tản Đà đã sống trọn vẹn với cái say của chính mình. Xin trích ra đây một đoạn để thấy được Tản Đà tuy uống rượu đó nhưng không hềsay, ngược lại rất tỉnh và cái say của thi nhân được xem như là một cái say lừng lẫy nhất trong văn chương Việt Nam: “Tản Đà đã say, đã uống sống vẹn trong cái say của mình, cái say ngạo mạn và thách thức. Tản Đà say rượu? Không. Rượu chẳng qua là một cái cớ. Một cái cớ giúp cho Tản Đà được vùng vẫy trong cuộc chơi rộng lớn kia. Rượu là một trò chơi. Say là một cách chơi. Rượu thể hiện một tiếng nói. Và say cũng là một cách nhìn ngắm cuộc đời… Cái say của Tản Đà, một trong những cái say lừng lẫy nhất trong văn chương Việt Nam, đó chỉ là một trong bao nhiêu hình thức chơi độc đáo của Tản Đà.” [3; 306]

Tản Đà, Vũ Hoàng Chương và Lưu Trọng Lư đều say, cả ba cái say của ba thi nhân đều rất đặc trưng và cũng rất Việt Nam. Nếu cái say của Tản Đà là cái say của một con người rong chơi và chán nản với thế thời, thì cái say của Vũ Hoàng Chương hay Lưu Trọng Lư “mới hơn. Cái chán nản cũng thế... Say mà không điên và cái chán nản, dầu có cái vị Baudelaire, vẫn nhẹ nhàng khoáng đãng không nặng nề u ám như cái chán nản của Baudelaire.” [35; 42]. Nhưng ba thi nhân tiêu biểu trên đây cũng đã mang đến cho thơ ca Việt Nam hiện đại một nét mới, một sự trải nghiệm, một chất liệu hay một nhạc cụ phối hòa mới cho tiếng nói đa thanh của cả một nền văn học. Có thể nói, văn học Việt Nam thời Thơ Mới (1932 – 1945), giống như một bản giao hưởng hợp xướng và ởđó tuy mỗi người mỗi sắc thái, mỗi vịtrí đứng khác nhau trên thi đàn nhưng nó là những thanh âm quyện hòa, không chênh không phô, vừa đủđể tạo nên một bản giao hưởng hướng đến đại chúng.

Một phần của tài liệu Khoá luận cái say trong thơ nguyễn khuyến (Trang 30 - 38)