Trong thơ chữ Nôm

Một phần của tài liệu Khoá luận cái say trong thơ nguyễn khuyến (Trang 43)

Thơ chữ Nôm (86 bài) của Nguyễn Khuyến tuy không nhiều như thơ chữ Hán nhưng là niềm thôi thúc mãnh liệt cho các thế hệ sau ông gần một thế kỉ phải dày công nghiên cứu cái tứ mà cụ Tam nguyên Yên Đổ gửi trọn trong từng bài

thơ của mình. Nếu so với Nguyễn Trãi hay Nguyễn Bỉnh Khiêm thì sốlượng thơ chữ Nôm ấy không phải là nhiều nhưng cũng không ít nếu so với Bà Huyện Thanh Quan, Hồ Xuân Hương và Tú Xương. Thơ chữ Nôm của Nguyễn Khuyến mang dáng dấp của rất nhiều đề tài từ làng cảnh dân tình Việt Nam cho đến nhà thơ mang nhiều tâm sự. Chắc hẳn cái say trong thơ Nôm của cụ là một mảng mới mà người ta chỉ khơi, chứchưa đi sâu vào để truy nguyên nguồn gốc của cái say ấy. Dựa vào tuyển tập của Nguyễn Văn Huyền biên soạn mang tên Nguyễn Khuyến tác phẩm, chúng tôi xin được đưa ra những con số cụ thểđể thấy rượu và cái say không những có mặt trong thơ chữ Hán, mà nó còn có mặt ở mảng thơ chữ Nôm của.

Theo Nguyễn Khuyến tác phẩm, sốlượng tác phẩm chữ Nôm của Nguyễn Khuyến là 86 bài, bao gồm những bài nhà thơ tự dịch từ Hán ra Nôm như Khóc

Dương Khuê (Vãn đồng niên Vân Đình Tiến sĩ Dương Thượng thư), Trở về vườn (Bùi viên cựu trạch ca), Uống rượu ở vườn Bùi (Bùi viên đối ẩm trích cú ca),Theo khảo sát của chúng tôi, trong tổng số 86 bài thì có 23 bài là có nhắc đến yếu tốrượu và say, chiếm khoảng 26.74%.

Bảng 1.3.2 dưới đây là phần khảo sát về số lần xuất hiện yếu tố say và rượu trong thơ chữ Nôm của Nguyễn Khuyến:

Yếu tố Số lần xuất hiện (lần) Tỉ lệ (%)

Say (túy) 16 43.24%

Rượu (tửu) 21 56.76%

Tổng số lần xuất hiện

Bảng 1.3.2. Số lần xuất hiện yếu tốsay và rượu trong thơ chữ Nôm của Nguyễn Khuyến

Dựa vào bảng khảo sát, ta thấy rằng tổng số lần xuất hiện của cả hai yếu tố rượu và say trong thơ chữ Nôm của Nguyễn Khuyến là 37 lần. Trong đó, số lần xuất hiện yếu tố say là 16 lần, chiếm 43.24% và của yếu tốrượu là 21 lần, chiếm 56.76%. Cũng giống như thơ chữ Hán, trong thơ chữ Nôm cũng có một số bài không nhắc đến yếu tốsay và rượu nhưng chúng được nhận diện bởi một số dấu hiệu của việc uống rượu và say sưa nên chúng tôi vẫn xếp chúng vào nhóm những bài thơ có nói đến cái say của Nguyễn Khuyến. Trong nhóm này có ba bài (xem phần phụ lục), nhóm này chiếm 13.04% trên tổng sốbài thơ có nhắc đến say và rượu. Chưa dừng lại ởđó, trong cùng một bài thơ nhưng tần số xuất hiện của yếu tốsay và rượu khá nhiều. Cụ thểnhư trong bài Uống rượu ở vườn Bùi với sáu lần nhắc đến yếu tố say.

Qua việc khảo sát về yếu tốsay và rượu trong thơ Nguyễn Khuyến, đã giúp cho ta phần nào thấy rõ hơn được rượu có ảnh hưởng như thế nào đến cuộc đời nhà thơ và cái say của rượu cũng là một trong những phương tiện ru hồn nhà thơ cùng với những vần thơ say mà cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị phổ quát của nó.

Tiểu kết

Qua việc tìm hiểu và phân tích những khái niệm sơ lược ban đầu về cái say và rượu, ta thấy rằng say và rượu gắn liền với văn hóa và tinh thần của con người. Trong kho tàng thơ ca Việt Nam, cái say đã “nhập cuộc” trong các sáng tác của

các tác giả dân gian cho đến các thi nhân trung đại rồi các thi sĩ hiện đại, tất cả như một sự lấy đà để chuẩn bịcho bước nhảy vọt mới của thơ ca.

Trong kho tàng văn học dân gian, tác giả say trong những dịp lễ lạt, trong sự lạc thú. Sẽ là tốt nếu ta say có chừng mực, nhưng nó sẽ là xấu nếu cái say ấy

quá đà, chìm đắm trong men rượu để rồi hão huyền, mộng tưởng những thứ tiêu cực khác. Giới tửu khách có câu: “Chẳng dám nói không với rượu là hư, nhưng chỉ biết nói không với rượu là hỏng; tất nhiên, chỉ biết nói ừ với rượu là hỏng bét”. Vì vậy, với một thái độxem rượu như một vốn văn hóa tinh thần mà chừng mực với rượu thì tốt hơn việc dùng rượu mà phụ thuộc vào nó thì thật đáng trách!

Các nhà thơ của văn học trung đại như Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát cũng say. Những tượng đài thi ca bất tử này trong một phút giây nào đó cũng nhờ đến men rượu để bày tỏ nỗi lòng của mình. Khi mà ở đâu đó sự áp bức, bóc lột dâng cao thì ở đó thứthơ-rượu và việc mượn sựsay sưa cũng là một cách để bộc bạch tối đa tâm trạng của nhà thơ trước thời cuộc. Nhưng trong làng say ấy, ai biết ai say nhất, ai biết ai say nhưng rất tỉnh. Tuy say đó nhưng không say đâu, chỉmượn cái say để mà tỉnh, để nói chuyện đời, chuyện người. Một trong số đó có Nguyễn Khuyến.

Văn học hiện đại cũng có những cây đại thụ viết về đềtài say như Tản Đà, Vũ Hoàng Chương, Lưu Trọng Lư,… ba thi nhân này là tựu trung cho một cái say mang nét phá cách, cả ba mang hơi thở của rượu và cái say vào trong nhiều tác phẩm giá trị của mình, tạo nên một âm hưởng có độvang xa trên thi đàn văn học thế kỉ XX.

Trong chương này, còn là sự khảo sát về số lần xuất hiện của cái say và rượu trong thơ chữ Hán và chữ Nôm của nhà thơ Nguyễn Khuyến. Qua so sánh tương quan giữa số lần xuất hiện yếu tố say (túy) và rượu (tửu) trong thơ chữ Hán và thơ chữ Nôm của cụ Yên Đổ, ta thấy được rằng tuy nhắc nhiều đến rượu nhưng Nguyễn Khuyến ít khi nào say, hoặc có chăng là mượn cái say để nói về những cái khác mang tầm rộng hơn. Có thể mượn câu sau của Bùi Thị Xuân trong bài luận Thêm một Túy ông để khẳng định cái say nhưng không say của một nhà thơ qua bao thăng trầm lận đận lại vẫn “trong giá trắng ngần”: “Nguyễn Khuyến

không say! Xưa nay ít người say tự nhận mình say, còn những người tự xưng là uống rượu, say rượu để mà nói chuyện đời, chuyện người thì tỉnh, tỉnh lắm…”

[37; 279].

Tóm lại, qua những vấn đềchung trước khi bước vào những nội dung biểu hiện cái say trong thơ của Nguyễn Khuyến, bước đầu chúng ta đã có cái nhìn tiệm cận hơn về một quá trình mà rượu và cái say cũng là một đề tài mang tính bước ngoặt của lịch sử văn học dân tộc. Tưởng chừng như đây chỉ là một thú bình thường của những con người đời thường, nhưng không, thi nhân đã thi vị hóa nó đểrượu và cái say đưa làn hơi của mình thành một thứ gia vị tinh khiết nhất cho tiến trình phát triển của lịch sử văn học dân tộc và Nguyễn Khuyến cũng không nằm ngoài tiến trình ấy.

Chương2: Cái say trong thơ Nguyễn Khuyến nhìn từ phương diện nội dung 2.1. Cái say biểu hiện cho cuộc sống thanh nhã của nhà thơ

Thơ túi rượu bầu luôn song hành cùng với thi nhân, đặc biệt Nguyễn Khuyến trong những sáng tác kể cả chữ Hán lẫn chữ Nôm đều có nhắc đến thú thơ rượu và mượn rượu để say. Trong thơ Nguyễn Khuyến cái say mang rất nhiều sự biểu hiện, một trong sốđó cái say phải là biểu hiện tối cao cho cuộc sống thanh nhã của nhà thơ. Cái say – biểu hiện của cuộc sống thanh nhã, nó gắn liền với những vui thú trong cuộc sống của Nguyễn Khuyến hoặc chính là một trong những cái thú của thi nhân – thú tiêu khiển. Những vần thơ được Nguyễn Khuyến thổi vào đó hơi men cay nồng và đắng chát của rượu, cộng hưởng với cái say dặt dìu, thật thi vị biết bao.

2.1.1. Cái say mt trong nhng thú tiêu khin ca nhà Nho

Hiếm thi nhân nào có thú vui lạ lẫm nhất làng say như nhà thơ Nguyễn Khuyến, xem rượu như thú tiêu khiển, để rồi từ từ men rượu ngấm vào người, những vần thơ say “chất lừ”, “ngất ngây” được vun vén, thai nghén để tạo nên một nét mới lạ và độc đáo. Như đã đề cập ở chương trước, trong xã hội phong kiến xưa, rượu luôn là thức uống và phương tiện dẫn đến sựsay sưa của các “mặc khách tao nhân”. Bốn cái thú cầm, kỳ, thi, tửu hầu như đều là điểm chung của các thi nhân trung đại, Nguyễn Khuyến có thể nói là một trong số những thi nhân hội tụđủ bốn thú kể trên mà đặc biệt là nhà thơ “cảm tình” với rượu, uống rượu để say và xem nó như một sự tiêu khiển nhẹ nhàng giúp tinh thần nhà thơ thoải mái hơn sau những áp lực của cuộc sống. Những bài thơ thể hiện sự tiêu khiển của Nguyễn Khuyến là tiền đề, gốc rễ vững chắc cho thi nhân để ông đạt đến niềm vui, sự hứng thú trong cuộc đời.

Khoan hãy bàn đến những vấn đề mang tầm vĩ mô, mang xu hướng cộng đồng, nhân dân, những vấn đề mang tư tưởng sâu sắc trong thơ của Nguyễn

Khuyến như yêu nước, lo lắng cuộc sống cơ cực của người dân,… mà ta hãy nhìn Nguyễn Khuyến qua lăng kính của một con người đời thường, của một thi nhân cũng thích rượu và đắm hồn mình trong cái say.

Thời gian của trời đất, của toàn cõi vũ trụ được vận hành theo quy luật: “xuân sinh – hạ trưởng – thu thu – đông tàn”. Có rất nhiều nhà thơ làm thơ về mùa thu, Nguyễn Du trong Truyện Kiều cũng nhắc đến mùa thu:

Long lanh đáy nước in trời,

Thành xây khói biếc non phơi bóng vàng. Hay đây:

Sen tàn cúc lại nở hoa,

Sầu dài ngày ngắn đông đà sang xuân.

Lưu Trọng Lư cũng tả về cảnh thu, một mùa thu có lá vàng, có con nai vàng ngơ ngác như tâm hồn nhà thơ đồng điệu với thiên nhiên:

Em không nghe rừng thu, Lá thu kêu xào xạc, Con nai vàng ngơ ngác Đạp trên lá vàng khô?

(Tiếng thu)

Và còn nhiều nữa, những con người đã thi vịhóa mùa thu, để nó có một vị trí đứng nhất định trên thi đàn. Nguyễn Khuyến –nhà thơ làng cảnh dân tình Việt Nam, làm sao có thểlàm ngơ trước tâm hồn mình đang hòa nhịp với thiên nhiên, đặc biệt là với mùa thu. Thu trong Uống rượu mùa thu (Thu ẩm), không phải là

thu. Một đêm thu Nguyễn Khuyến trong căn nhà tranh uống rượu rồi hướng tầm mắt của mình để nhìn ra khắp nơi. Nhà thơ thấy:

Ngõ tối đêm sâu đốm lập lòe.

Không sai! Ta đang thấy trước mắt mình là một cung đường sâu thẳm, một “ngõ

tối” với “đốm lập lòe”, lúc sáng, lúc tối, biến dạng đến kì lạ. Nguyễn Khuyến nhận

thấy cảnh trời cũng như con người mình vậy, cũng bị một điều gì đó làm cho biến đổi. Thứ đó là gì?

Da trời ai nhuộm mà xanh ngắt Mắt lão không vầy cũng đỏ hoe.

Ai là tác nhân, Nguyễn Khuyến không biết, chúng ta không biết nhưng lấp lửng vậy có khi lại hay. Có người bảo Nguyễn Khuyến đau mắt nên mắt mới “đỏ hoe”, mắt đỏlên như máu. Nguyễn Khuyến có đang đau mắt như người ta vẫn nói hay là do tác giảđang say? Say rượu cũng khiến mắt con người ta đỏlên và đừđi. Rồi tửu lượng cũng chẳng còn được như bình thường nữa:

Rượu tiếng rằng hay, hay chẳng mấy, Độdăm ba chén đã say nhè.

Nhà thơ đối diện với bầu rượu trong đêm thu, ta cũng chưa bàn đến tâm sự gì mà khiến nhà thơ phải mượn chén rượu để say mà ta hãy nhìn điều ấy như một thú tiêu khiển, có rượu bầu bạn, có sự say sưa ru giấc để quên; lảo đảo để mà nguôi ngoai. Nhưng có nguôi ngoai được nỗi lòng hay không thì lại là chuyện khác.

Cụ Tam nguyên còn thưởng rượu kể cả lúc Chơi Tây hồ:

Thuyền lan nhè nhẹ,

Sóng dập dờn sắc nước lẫn chiều mây Bát ngát nhẽ, ghẹo người du lãm. Yên thủy mang mang vô hạn cảm Ngư long tịch tịch thục đồng tâm, Rượu lưng bầu mong mỏi bạn tri âm, Xuân vắng vẻ biết cùng ai ngâm họa? Gió hây hẩy nức mùi hương xạ,

Nhác trông lên vách phấn đã đôi bài. Thơ ai xin họa một bài!

Bằng tài năng của mình, Nguyễn Khuyến đã vẽ nên một thi nhân với dáng vẻđiềm nhiên, đi thuyền trên Tây Hồ trong một sắc nước lẫn mây chiều. Đây đích thị là một bức tranh thủy mặc với những nét vẻ tinh tế của ngôn ngữ thơ đặc sắc chỉ riêng Nguyễn Khuyến mới có. Bức tranh thủy mặc ấy không hề nhàm chán, đơn điệu chỉ vài ba nét vẽ hay chỉđộc nhất một màu. Mà bức tranh ấy có cảnh, có người, có những thanh âm mà đặc biệt có “Gió hây hẩy nức mùi hương xạ”. Cả

ngũ quan của con người được đánh thức bởi một cảnh chơi Tây hồ của thi nhân. Người Trung Hoa có câu: “Tương thức mãn thiên hạ/ Tri tâm năng kỉ nhân”

(Quen biết nhiều trong thiên hạ. Tri kỉđược mấy người). Cũng giống như Nguyễn Khuyến, trong lúc tiêu khiển với rượu, với cái say, nhà thơ cũng mong muốn tìm cho mình một người bạn tri âm để bày tỏ nỗi lòng: “Rượu lưng bầu mong mỏi bạn tri âm”.

Hay đây, cái thú thơ rượu luôn được các thi nhân tận dụng như một sự tiêu khiển nhẹ nhàng và Nguyễn Khuyến trong Chế giang chu hành (Đi thuyền trên

sông Chế) cũng đã mượn rượu để kể về cuộc chơi thơ thuở ông còn là một vị Nho sĩ trẻ tuổi. Một không khí đầy sự ấm áp:

Thanh do sơn ngoại Chếgiang đầu Phong vũ tiêu tiêu thiên địa thu Bích thủy viễn hàm thiên lạc đạo Khê hoành trửu xiết nhị tam chu Khương cùng loạn táo ỷ tân yển Âu lộ quần phi thất cố châu Hà nhật cánh liên đồng chí ẩm Đăng tiền cộng thoại tráng niên du.

(Chế giang chu hành) Dịch thơ:

Ngoài non, sông chếnước xanh mơ Trời đất vào thu ngập gió mưa Nước biếc xa xa ngàn ngọn đổ

Suối ngang chen chúc mấy chèo khua Dế hung loạn xạ trên đê mới

Cò vạc bay đàn mất bãi xưa Bạn hỡi bao giờ cùng nâng chén? Trước đèn kể lại cuộc chơi thơ!

Nguyễn Khuyến đã lột tảđược cái thú tiêu khiển của nhà nho bên ánh đèn, kể lại chuyện thi thơ. Nhắp chén rượu kể một câu chuyện thi thơ ngày trước để ôn lại những kỉ niệm thời trẻ. Tứ bề là nước và nước đã đẩy chiếc thuyền chở nhà thơ độc hành trên quỹđạo riêng của mình và “con đường” mà chiếc thuyền rẽ nước ấy là một ẩn dụ cho cách sống mà nhà thơ Nguyễn Khuyến đã chọn lựa. Câu hỏi tu từ “Hà nhật cánh liên đồng chí ẩm?” cũng là một sự mong mỏi có bạn tri âm để tề tựu mà kể cho nhau nghe những được mất của thuở thiếu thời, rồi lại mượn chén rượu để say, để nâng lòng mình đến với những kỉ niệm đẹp nhất của chính cái thời huy hoàng ấy.

Cũng trong tâm thế là một con người chu du đây đó, Nguyễn Khuyến trong

Quá Hoành Sơn không mượn “rượu –thơ” mà lại là “rượu –đàn” để làm phong phú thêm cái thú tiêu khiển của thi nhân. Cảnh Đèo Ngang nên thơ mà thi nhân nào đi qua đây cũng để lại trên nó một bài thơ họa cảnh. Tuy cảnh có đẹp, có hùng vĩ đấy nhưng cũng rất chi thảm đạm, u buồn và cô tịch nếu ta vô tình đến với nó vào buổi xế chiều. Bà Huyện Thanh Quan qua Đèo Ngang trong buổi chiều tà cũng phải “ngao ngán” trước cái buồn đìu hiu, quạnh quẽ nơi đây:

Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà Cỏcây chen đá, lá chen hoa Lom khom dưới núi, tiều vài chú Lác đác bên sông, chợ mấy nhà.

(Qua đèo Ngang) Và tâm trạng Nguyễn Khuyến chả khác là bao khi đến đây:

Đao chũy hữu đào kinh khách đĩnh Ngưu sơn vô thụẩn hàn thôn

(Quá Hoành Sơn) Dịch thơ:

Mỏm Đao nổi sóng kình thuyền khách

Một phần của tài liệu Khoá luận cái say trong thơ nguyễn khuyến (Trang 43)