Giọng điệu say

Một phần của tài liệu Khoá luận cái say trong thơ nguyễn khuyến (Trang 104 - 105)

Giọng điệu là một thành tố quan trọng trong việc giúp người đọc hiểu đúng được tâm trạng của tác giả. Giọng điệu chính là một bản sắc riêng mà mỗi người hay nói đúng hơn là mỗi nhà thơ đều sở hữu riêng cho mình. Đây là cơ sởđể giúp ta nhận diện và điểm mặt phong cách riêng của các nhà thơ lớn.

Cần phải phân biệt giữa giọng điệu với ngữ điệu. Trong cuốn Từđiển thuật ngữvăn học do Lê Bá Hán biên soạn thì giọng điệu và ngữđiệu được tác giả phân biệt như sau: “ngữ điệu là phương tiện biểu hiện của lời nói, thể hiện qua cách lên giọng, xuống giọng, nhấn mạnh, nhịp điệu… chỗ ngừng.” [6; 135]. Giọng điệu là “thái độ, tình cảm, lập trường, đạo đức của nhà văn đối với hiện tượng được

miêu tả thể hiện trong lời văn quy định cách xưng hô, gọi tên, dùng từ, sắc điệu tình cảm, cách cảm thụ xa gần, thân sơ, thành kính hay suồng sã, ngợi ca hay châm biếm…” [6; 134]. Giọng điệu là phương tiện để tác giả bày tỏ những quan điểm, thái độ của mình đối với một vấn đề trong cuộc sống. Có rất nhiều giọng điệu để bày tỏthái độấy như châm biếm mỉa mai, trữ tình, trào phúng,… và mỗi giọng điệu có một đặc điểm riêng. Có thể thấy rằng, giọng điệu của nhà văn, nhà thơ là một sự “trời phú” tức nó là của riêng tạo nên chất riêng của họ. Và để có một giọng điệu phù hợp với từng đối tượng thể hiện thì tác giả phải có một khí chất riêng, tạo nên bản sắc của mình. Nguyễn Khuyến là một nhà thơ có những giọng điệu trong thơ mình rất riêng và rất đặc thù, nó thể hiện được tài năng của thi nhân. Trong những bài thơ có nhắc đến cái say, Nguyễn Khuyến đã sử dụng giọng điệu như một vũ khí sắc bén để bày tỏtâm tư, tình cảm của mình.

Một phần của tài liệu Khoá luận cái say trong thơ nguyễn khuyến (Trang 104 - 105)