Giọng hài hước, hóm hỉnh

Một phần của tài liệu Khoá luận cái say trong thơ nguyễn khuyến (Trang 109 - 114)

Không chỉ mỉa mai châm biếm, Nguyễn Khuyến còn có giọng điệu hài hước, hóm hỉnh khi nói đến rượu, cái say. Nguyễn Khuyến cho rằng mình là người hay rượu và có tiếng uống rượu nhiều, uống rượu giỏi nhưng thực sự thì, uống chẳng được bao nhiêu đã say, mà lại say nhè:

Rượu tiếng rằng hay, hay chẳng mấy, Độnăm ba chén đã say nhè.

Uống rượu không giỏi nhưng tại sao nhà thơ lại thích uống, thường hay uống và rất hay làm thơ say. Đó là bởi khi say, tác giả thấy rõ hơn vị trí của mình trong trời đất, thấy rõ hơn tình ưu ái nặng trĩu của mình với dân với nước, và chỉ có khi say mới nói lên được một cách mãnh liệt, bạo dạn: “Say vì đâu nước thẳm với non cao.

Thơ trong lúc không say cũng nặng tình, cũng đầy lí trí, trí tuệ nhưng lại thường được cất lên bằng một giọng nhẹ nhàng, từ tốn. Tiền nhân có biết bao người say ngất ngưởng, như Chu Bá Nhânlàm quan đến Thượng thư tá bộc dịch, gặp loạn cáo quan về quê ẩn ở Giang Đông, uống rượu say liên miên, có khi tỉnh được ba ngày là lâu nhất. Nguyễn Khuyến cũng uống với bạn trong một khung cảnh thiên nhiên thật nên thơ:

Non lặng ngắt, nước tuôn ào, Tôi với bác xưa nay cùng thích thế. Đời trước thánh hiền đều vắng vẻ, Có người say rượu tiếng còn nay. Cho nên say, say khướt cả ngày, Say mà chẳng biết rằng say ngã đùng. Chu Bá Nhân thuởtrước sang sông, Chỉ tỉnh rượu ba ngày không phải ít.

(Uống rượu ởvườn Bùi)

Uống không được nhiều nhưng Nguyễn Khuyến vẫn cố uống, say khướt từ ngày này sang tháng nọ như các bậc tiền nhân:

Xin người gắng cạn chén này.

Giọng điệu hài hước, hóm hỉnh như một cái tài mà cũng duyên thật là duyên của Nguyễn Khuyến. Hòa mình vào cuộc sống của nhân dân, Nguyễn Khuyến hơn ai hết thấu được nỗi đau mà họ phải gánh chịu và ông cũng cùng chung cảnh ngộ. Nhưng trong hoàn cảnh ấy, thay vì buồn đau thì giọng điệu hài hước, hóm hỉnh được cất lên. Cái hài hước, hóm hỉnh này không phải là tạo tiếng cười để cợt nhả lên nỗi đau của đồng bào mà tiếng cười ấy như một sự tự an ủi, bằng một thái độ tuy ung dung, vô lo nhưng cũng là một tiếng cười bất lực đến xót lòng:

Em cũng chẳng no, mà chẳng đói Thung thăng chiếc lá rượu lưng bầu.

(Lụt hỏi thăm bạn)

Chúng ta cười nhưng là cái cười nhẹ nhàng, ý nhị. Cười để thấm đẫm nỗi đau cùng với nhà thơ. Trong tâm thếcũng thanh bần, cũng là con người chịu biết bao nhiêu cảnh thiên tai giống như bác Châu Cầu, Nguyễn Khuyến đành bất lực. Nhưng nhà thơ có thơ, có rượu để nói lên tâm thế của mình, một tâm thế vô ngôn nhưng đầy sự ưu thời mẫn thế.

Nguyễn Khuyến đã bao lần muốn chừa rượu, nhưng có được đâu. Nhà thơ uống rượu, thích rượu và gắn bó với nó cũng giống như một thứ nợ nần vậy, chẳng thể nào mà dứt khỏi được. Chính vì vậy mà trong những vần thơ nhắc đến cái say và rượu của Nguyễn Khuyến, người đọc luôn tìm được sự thanh thản và tiếng cười hóm hỉnh, tự nhiên cứ thếtuôn trào trên trang thơ của thi nhân:

Những lúc say sưa cũng muốn chừa Muốn chừa nhưng tính lại hay ưa Hay ưa nên nổi không chừa được

Chừa được nhưng mà cũng chẳng chừa.

(Chừa rượu)

Cả bài thơ với một cấu trúc thật đặc biệt. Điệp ngữ vòng tạo cho người đọc một cảm giác có lúc bị cuốn vào tâm điểm của sự say sưa nhưng cũng có lúc bị giãn nở của ý thơ. Từ đây, ta nghe đâu đó trong từng câu thơ là một tiếng cười hài hước, một cách cười hóm hỉnh về việc chừa rượu nhưng lắm gian nan này của Nguyễn Khuyến.

Nguyễn Khuyến với bài Chế học trò ngủ gật đã hài hước mà ví cái sự ngủ của người học trò kia như những tên nghiện rượu, say xong rồi ngủ chẳng biết trời trăng gì hết thảy:

Giọng khê nồng nặc không ra tiếng, Mắt lại lim dim nhắp đã cay

Đồng nồi đâu đây la liệt đảo Ma men chi đấy tít mù say.

(Chế học trò ngủ gật)

Nhìn từ trên xuống thấy học trò ngủ gật lảo đảo như lên đồng. Tiếng cười phát ra lần thứ nhất. Tiếp đến, Nguyễn Khuyến lại tạo tiếp một tiếng cười hóm hỉnh bằng việc ví cảnh ngủ gật của học trò như những con ma men, nghiện rượu. Nguyễn Khuyến không cho người đọc cười liên tục, cách cười này dễ mất sức. Giữa những đoạn cười đắt giá nhất, ông lại cho một khoảng nghỉ, rồi sau đó lại bắt nhịp cái cười của người đọc đi vào quỹđạo do nhà thơ định sẵn. Cái ngô nghê dễthương của học trò cộng với cái giọng điệu hóm hỉnh của con người ưu tú đất Hà Nam thật nên dáng nên hình, không uổng cho ta phải phá lên một cái cười cùng với thi nhân:

Trò trẹt chi bay học cạnh thầy Gật gà gật gưỡng nực cười thay!

Lại nói đến chuyện học trò nhưng lần này không phải là học trò ngủ gật bị đem ra làm trò cười cho người đọc mà là người học trò theo học Nguyễn Khuyến đã đổ cử nhân. Trong hoàn cảnh phải đối mặt biết bao nhiêu là thứ bị quốc cấm như thịt trâu cho đến những thứthường ngày rất đỗi bình thường cũng lên giá vòn vọt, thì cái thú của Nguyễn Khuyến với rượu và say phần nào bị ảnh hưởng ít nhiều. Nhà thơđã hài hước:

Nhược phi ngô đẳng văn chương báo An đắc tiên sinh tử thực bàn?

(Hoàng cử nhân bịtương ngưu tửu lai yết) Dịch:

Nếu không có học trò đền đáp nợ văn chương Thì làm sao thầy bà lại được rượu với thịt?

Tiếng cười chưa xuất phát ở đây, phải xuống tận hai câu kết của bài, tiếng cười mới theo cái bi ấy mà tuôn ra như để sỉ vả cái thời cuộc đã làm ảnh hưởng thú rượu và say của thi nhân:

Khuyến quân túy bão vô câu thúc Ngưu nhục thành nan tửu cánh nan.

Dịch:

Mời anh hãy no say, đừng có khách khí Thịt trâu đã hiếm, rượu càng hiếm hơn.

Cái hài hước của Nguyễn Khuyến ở hai câu này chính là nêu lên hai sự việc đối lập nhau. No say khi thịt trâu và rượu hiếm, nó đồng nghĩa với việc hiếm hoi thì lấy đâu ra nhiều để mà no say. Vậy mà trong lúc này, Nguyễn Khuyến vẫn là một con người hiếu khách tuy rằng không nhiều mồi nhắm và rượu đầy nhưng vẫn mời những bằng hữu đến đểăn uống cho no say.

Một phần của tài liệu Khoá luận cái say trong thơ nguyễn khuyến (Trang 109 - 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(156 trang)