Giọng điệu bi thương

Một phần của tài liệu Khoá luận cái say trong thơ nguyễn khuyến (Trang 114 - 118)

Trong những câu thơ có nhắc đến rượu và say, ta cũng bắt gặp không ít những vần thơ mang giọng điệu bi thương. Có thể nói, giọng điệu bi thương là một trong những giọng điệu mang tính chất trữ tình, thể hiện được thái độ, tư tưởng của Nguyễn Khuyến đối với một số vấn đề liên quan đến vận mệnh đất nước, nhân dân và cả chính mình.

Nguyễn Khuyến đã từng làm một bài thơ, mượn câu chuyện về con mèo cướp tranh với nhà thơ con cá mực khi ông sắp ngồi vào bàn uống rượu với món mồi nhắm ấy. Nguyễn Khuyến bực dọc vì bị con mèo ấy tranh cướp miếng cá của ông rồi lại nhìn ông bằng một ánh mắt ngạo nghễ và tiếng gọi bầy của nó làm nhà thơ càng tởm hơn cái sự giả dối ấy. Nguyễn Khuyến trong hoàn cảnh đó, phải thốt lên rằng:

Dương bôi nhất vi túy Thử bất như dĩ tào

(Quặc ngư) Dịch:

Đành cất chén uống say gọi là Rõ thực “ông thua chúng mày”

Con mèo ấy là ẩn dụcho thói đời mà rõ hơn đó chính là bọn Thực dân cướp nước. Chúng sống trên đất của ta nhưng lại vỗ ngực dương oai “Cố dư hữu ngạo sắc/ Dẫn loại thanh hào hào” (Nó nhìn ta ra vẻ ngạo nghễ/ Cất tiếng ngoa ngoa gọi bạn), nhìn ta bằng một ánh mắt như muốn khai sáng. Rõ ràng, Nguyễn Khuyến trong thời buổi như vậy, khi về ở ẩn thì đành bất lực mà thốt lên một chữ thua. Nhà thơ phải nhờđến rượu để say và cũng đành chấp nhận chẳng có mồi ngon để uống cùng. Giọng bi thương vang lên trong tâm thế của một con người bất lực trước thời cuộc kia. Ở trên mảnh đất của chính mình mà nhà thơ phải oằn mình chống chọi và không được thoải mái như thế. Vậy đây là cuộc sống quá đáng thương và vần thơ kia là tựthương chính mình chứ còn gì!

Hay đây, trong một buổi sáng, Nguyễn Khuyến thức dậy, mở cửa nhìn ra bên ngoài trong khi tay đang nhắp chén rượu. Nhắp đến đâu thì tự thương mình đến đó: “Thụy khởi hàm bôi mạn tự thương” (Sáng ra ngủ dậy, nhắp chén rượu

mà tự thương mình). Nguyễn Khuyến tự thương cho tuổi già của mình, khi soi gương thấy tóc đã bạc, cổ muốn cứng.

Nguyễn Khuyến cũng đã tựthương cho chính bản thân mình, cho thân phận nhà Nho:

Túng nhiên bất tác thiên trường ẩm Dĩ thị Giang Nam cái thượng nho

(Mộ xuân cảm thán) Dịch:

Dù không uống một bữa nghìn chén rượu

Quả thực, ta thấy còn gì đáng thương hơn khi phận nhà nho là bậc trí thức nhưng chỉ xếp trên hạng ăn mày một bậc. Câu thơ đã chỉ ra được cái đạo học Nho học suy vi, yếu hèn đến độ nào. Tuy là thái độ an ủi nhưng vẫn gợi trong lòng thi nhân và cả người đọc một sự xót xa đến nghẹn lòng.

Cho thịt là bài thơ mà ởđó Nguyễn Khuyến là một nhà nho có phẩm hạnh, có tư cách lớn, nên cảm thông sâu sắc thế nào là nhục, nhà thơ nhục vì được cho thịt. Miếng thịt đến với Nguyễn Khuyến không vẩn đục, tuy vậy nhưng ông vẫn thấy chua xót. Nhà thơ cảm thấy như bị thương hại, nhận miếng thịt mà biết bao nhiêu là tâm sự cứ bám víu lấy nhà thơ. Nguyễn Khuyến phải đắn đo suy nghĩ tới năm lần bảy lượt mới đưa ra được quyết định của mình. Ởđây ta thấy, giọng điệu bi thương chi phối toàn bộbài thơ như một nốt trầm và suy tư của Nguyễn Khuyến. Cuối bài thơ chính từ cái thương thân phận mình thành ra bực mình mà tìm đến men rượu để giải khuây, để quên đi sự đau buồn và bi kịch ấy. Nguyễn Khuyến không vẽ mình là một người mẫu mực, mà như một người cố gắng giữ phẩm chất của mình:

Bực mình uống rượu say đến quên cả nhau, Gió thanh rung động cành cô trúc!

(Cho thịt)

Nguyễn Khuyến trong một số trường hợp đã giả say hoặc cố say để lẩn tránh cái thực tại tồi tàn của xã hội đương thời. Cái sự giả say ấy của Nguyễn Khuyến là sự tự tách mình ra khỏi cái trường danh lợi của kẻ đương quyền. Từ đây, ta thấy một giọng bi thương đến xót lòng được thi nhân cất lên gửi trọn vào trong những vần thơ biểu hiện cái say:

Chớtrách bên song say khướt mãi Không say, thì tỉnh với ai kia?

(Lão thái – dịch thơ chữ Hán) Nói về tình bạn của Nguyễn Khuyến phải kểđến bài thơ Khóc Dương Khuê, một bài thơ để đời và là mẫu mực của tình bạn, qua đó chúng ta thấy nhà thơ thương bạn, quý bạn đến mức nào:

Bác Dương thôi đã thôi rồi Nước mây tan tác ngậm ngùi lòng ta

(Khóc Dương Khuê)

Hai câu mởđầu thật ngỡ ngàng, chua xót trước tin bạn mất. Rồi những câu kế tiếp mở ra một ký ức thâm giao từ thuở đăng khoa, đến “sớm hôm tôi bác cùng nhau”

đèn sách, khi thì vui ngoài thiên nhiên với “suối reo róc rách lưng đèo”, khi thì vui nơi “tầng gác cheo leo” với bài ca chén rượu; nhớ những ngày “cùng nhau hoạn nạn”, sớm tối có nhau như duyên trời cho gặp gỡ. Thế mà bác đã vội về ngay để“lên tiên”, còn lại trên đời người bạn ngậm ngùi chua xót:

Rượu ngon không có bạn hiền

Không mua không phải không tiền không mua

Giọng điệu cả bài thơ là một giọng bi thương, tiếc thương cho người bạn thuởđăng khoa đã sang một thế giới khác, thế giới không còn có Nguyễn Khuyến cùng Dương Khuê thưởng rượu. Đến hai câu thơ trên, giọng điệu Nguyễn Khuyến như bị nấc nghẹn vì quá đau buồn cho người bạn ấy. Bao nhiêu sự “không” biện giải cho sự“”. Bao nhiêu cái tâm tình giờđây được gửi gắm qua một giọng thơ đầy thương cảm, chua xót như trên. Với tâm tình níu kéo, nhớ thương của người bạn già cô độc, khi những người thân ngày càng vắng bóng đã làm cho nước mắt như cũng không còn trong nỗi đau vô tận:

Hơi đâu ép lấy hai hàng chứa chan.

Tóm lại, giọng điệu bi thương là giọng điệu nổi bật trong thơ Nguyễn Khuyến, nhất là thơ chữ Hán. Giọng điệu này có cảở những vần thơ say của ông. Giọng điệu bi thương là những cảm xúc của nhà thơ trước nhân tình thế thái. Giọng thơ ấy là một giọng thơ đầy tính nhân văn và đong đầy tình cảm, nó được thấm nhuần từ những cung bậc ái, ố của Nguyễn Khuyến trước cuộc đời và những gì xảy ra xung quanh nhà thơ.

Một phần của tài liệu Khoá luận cái say trong thơ nguyễn khuyến (Trang 114 - 118)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(156 trang)