Nguyễn Khuyến đã mang những vần thơ nói về cái say đến gần hơn với nhân dân qua một thứ ngôn ngữ mang đậm tính khẩu ngữ, tính nhân dân. Thứ ngôn ngữ ấy có lẽ được thể hiện nhiều và nhuần nhuyễn nhất ở mảng thơ Nôm của cụ Tam nguyên. Nhớ lại trước đây, cái thời HồXuân Hương, Nguyễn Du,… chữ Nôm đã có một vịtrí đứng nhất định trong lịch sử phát triển của văn học dân tộc, các thi sĩ đã cho thấy cái thứ chữ “Nôm na mách qué” có ảnh hưởng sâu rộng trong lòng công chúng như thế nào và chính nhờ sự tài hoa của một “Bà chúa thơ
Nôm” Việt hóa thơ Đường hay của một đại thi hào với kiệt tác Truyện Kiều đểđời và cả một tập thể nhiều thi sĩ đã làm nên một kì tích cho thứ chữ mang đậm chất Việt Nam ấy. Như thế mới thấy, chữNôm như một thứ chữ khẳng định sự tự tôn, sự tự chủ và tự cường của một dân tộc.
Thơ Nôm của Nguyễn Khuyến thể hiện đầy đủ nhất những đặc trưng của một thứ chữ thuần dân tộc. Không phải vô cớ mà nhà thơ lại chọn chữ Nôm để tạo nên những vần thơ mang đậm tính khẩu ngữ, tính nhân như thế. Thơ chữ Hán vì là thứ chữ câu nệ về hình thức, về ý tứvà hơn hết nó là thứ chữthanh cao được nhà nho trọng vọng nên trong những sáng tác bằng chữ Hán của mình, hiếm thấy khi nào Nguyễn Khuyến dùng những từ ngữ mang tính khẩu ngữ như trong thơ chữ Nôm. Thêm nữa, chữ Hán chỉ được học và được hiểu bởi những người “học rộng tài cao” như các nhà thơ, nhà văn,… hay nói chung là tầng lớp trí thức. Còn chữ Nôm, không câu nệ về hình thức và cũng là phương tiện truyền đạt những tâm sựđời thường đến gần với nhân dân hơn, nên đây là lí do vì sao trong thơ chữ Nôm của Nguyễn Khuyến, ngôn ngữsay mang đậm đà tính khẩu ngữ và tính nhân dân hơn thơ chữ Hán.
Trong thơ của mình, Nguyễn Khuyến đặc biệt rất hay dùng khẩu ngữ để biểu đạt tâm ý của nhà thơ. Trong những trang thơ bộc lộ cái say của mình, Nguyễn Khuyến đã sử dụng một hệ thống ngôn ngữ chân chất, mộc mạc thậm chí là trần trụi của tiếng nói riêng, thứ tiếng hàng ngày mà người ta vẫn hay sử dụng để nói với nhau. Nguyễn Khuyến sử dụng khẩu ngữ trong thơ ông, đặc biệt là trong những vần thơ say giúp tăng hiệu năng phản ánh cái say nhiều chiều, nhiều sắc thái. Ta có thể kể ra một số khẩu ngữđược dùng trong những bài thơ có nhắc đến cái say của cụ Tam nguyên như: chén, mềm môi, tít cung thang, rượu lưng bầu, say nhè, chén chú, chén anh, chén tôi, chén bác, đánh (uống)…
Nguyễn Khuyến không ít lần tự giễu cợt mình, tự mang mình ra để mà cười cợt một cách khôi hài. Ông cười cợt cái học thức, cái địa vị của một nhà nho danh giá. Học nhiều, có địa vịcao nhưng “Cờđang dở cuộc không còn nước” lại chẳng giúp ích gì cho đất nước mà còn “chạy làng”. Ông chỉ còn biết mượn rượu để giải khuây:
Mở miệng nói ra gàn bát sách, Mềm môi chén mãi tít cung thang.
Ta thấy, trong câu “Mềm môi chén mãi tít cung thang” có đến ba khẩu ngữ. Đó là các từ “chén” và “tít cung thang” và “mềm môi”. Những khẩu ngữ này làm cho người đọc cảm nhận được cái tâm thế uống rượu của nhân vật trữ tình, uống rượu cho đến say túy lúy đểquên đi cái danh khoa bảng của mình. “Mềm môi” cho thấy ông cũng đã uống rất nhiều, “chén” là uống, đã say rồi, môi mềm rồi mà vẫn cứ uống mãi cho nên đã say, lại càng say, say như bay lên tới tận mây trời.
Nguyễn Khuyến hay sử dụng những hư từ có liên hệ mật thiết với khẩu ngữ. Những hư từ này có nhiều sắc thái như từ cảm (cảm thán), từ đệm, từ kèm, từ nối,… Hư từ trong thơ chữ Hán thường rất ít khi sử dụng nhưng ngược lại, trong thơ Nôm luật Đường thì những hư từ có một tần số xuất hiện khá nhiều. Nguyễn Khuyến đã sử dụng nhiều hư từ nhằm biểu hiện cái say. Có thể kể ra một sốhư từ thường được sử dụng trong những vần thơ có nhắc đến cái say của ông như “chửa”, “chẳng”, “đã”,... Chẳng hạn như từ “mà” hay hư từ “không” dưới đây:
Cho nên say, say khướt cả ngày,
Say mà chẳng biết rằng say ngã đùng. (Uống rượu ởvườn Bùi) Hay:
Khi vui chén rượu say không biết, Ngửa mặt lờ mờ ngọn núi xa.
Ta thấy, ở những vần thơ nhắc đến cái say của Nguyễn Khuyến, ngôn ngữ dùng để nói vềrượu và cái say cũng có chung một đặc điểm với thơ Nôm của ông là giản dị, trong sáng. Trong mảng thơ chữ Nôm, Nguyễn Khuyến hạn chế sử dụng những từ ngữ “uyên bác”, “bác học” để thể hiện nỗi niềm của nhà thơ mà thay vào đó, nhà thơ cố gắng hết sức có thể để đưa những từ ngữ giản dị nhất, trong sáng nhất mà lại cô đọng, chứa đựng một cách chính xác nhất tư tưởng của thi nhân vào thơ. Lụt hỏi thăm bạn là một bài thơ thể hiện được cái tinh thần giản dị mà trong sáng ấy của Nguyễn Khuyến trên phương diện thơ chữ Nôm, tiêu biểu là hai câu thơ:
Em cũng chẳng no mà chẳng đói Thung thăng chiếc lá rượu lưng bầu
(Lụt hỏi thăm bạn)
Nếu thi ca trung đại cái ăn, cái mặc hay nói chung là những thứ ở mức đời thường như cơm áo gạo tiền không được các thi nhân mang vào trong thơ mình thì Nguyễn Khuyến đã khác đi một tí. Cơm áo gạo tiền được nhà thơ mang vào trong thơ qua những từ ngữ cũng không kém phần giản dị và trong sáng. Ở hai câu thơ trên, ta thấy những từ ngữở mức giản dị, đời thường như no, đói, thung thăng, rượu lưng bầu khiến cho câu thơ nói về rượu và say của ông gần gũi với cách nói của nhân dân.