Cái say ẩn chứa những ước mơ

Một phần của tài liệu Khoá luận cái say trong thơ nguyễn khuyến (Trang 90 - 97)

Cái say đã đưa Nguyễn Khuyến đến với nhiều ước mơ chưa thể thực hiện được, và bây giờ thì để thế gian này ai cũng tiến dần đến mơ ước của chính mình. “Say, đểđưa con người đến với tư thếcon người –vũ trụ; say, để đưa con người tới tầm những bậc hiền triết, thánh nhân. Nhưng không phải lúc nào thếgian cũng say, thế gian cũng mê mệt trong cơn say... mà “thế gian muốn say”.” [37; 280].

Bao nhiêu ước mơ, bao nhiêu khát vọng của Nguyễn Khuyến giờ đây bừng dậy trong cơn say, bây giờ ông đã lấy lại được thế chủ động. Nếu nói say là để trốn tránh cuộc đời thì bây giờ trong lúc say ông lại dám đối mặt với thực tại. Bởi vì thực tại giờđây, trong cơn say đã do ông sắp đặt.

Túy ông ý chẳng say về rượu,

Say vì đâu nước thẩm với non cao...

(Uống rượu ởvườn Bùi) Cũng như sách Thế thuyết nói: Vương Tốn hỏi Vương Thâm rằng: “Nguyễn Tịch trong lòng chồng chất những khối, cho nên cần có rượu đểtưới cho tan đi”.

Những khối” ở đây là những sự bất bình trong dạ. “Những khối” ấy , những lo toan đau đớn, những buồn bã chán nản mà cụ Nguyễn Khuyến gửi trong rượu, trong say, tinh tế lắm, thâm trầm lắm, thấm thía lắm.” [37; 281]. Trong cơn say, có lẽ ông đang cười nụ cười mãn nguyện. Vì trong giấc ngủ khi say, một thế giới mới đến với ông chứ không phải cái thực tại đáng buồn đang bủa vậy ông lúc này. Một xã hội mới, một xã hội vua sáng tôi hiền, một xã hội nhân dân ấm no, một xã hội cho ông cụ già ngót bảy mươi này sống yên bình nơi làng Yên Đổ. Thật thanh bình và yên ả khi nhìn thu đến với ánh mắt bình an.

Nguyễn Khuyến không lúc nào là không hỏi một điều rằng: Bao giờ đất nước mới có thể thanh bình trở lại, xã hội hết nhiễu nhương? Câu hỏi ấy, cả trong mơ hay khi còn thức, thậm chí khi dặt dìu trong men rượu và đến khi mở mắt ra Nguyễn Khuyến cũng vẫn còn hỏi những câu dạng như thế:

Có rượu Trung Sơn cho lũ tớ, Tỉnh ra hỏi đã thái bình chưa?

Nguyễn Khuyến đã mượn điển tích Lưu Huyền Thạch mua rượu “thiên nhật” ở Trung Sơn uống mỗi lần say nghìn ngày. Thơ cổcó câu: “An đắc Trung Sơn thiên

nhật tửu/ Minh đinh trực đáo thái bình thời”, nghĩa là ước gì được uống rượu “nghìn ngày” ởTrung Sơnsay li bì cho đến này thái bình. Có lẽ Nguyễn Khuyến hơn ai hết khao khát một cuộc sống thái bình đến với dân với nước. Đó là một cuộc sống mà xã hội yên bình, dân chúng bớt đói khổ, “phụ mẫu” thì chăm lo hơn cho đời sống của nhân dân. Chỉ bấy nhiêu thôi nhưng cũng thực sựkhó khăn hơn bao giờ hết hay nói đúng hơn là “bất khả thi” trong tình hình đất nước hèn yếu như bây giờ.

Có lẽ sống trong ước mơ cũng hay, ởđó Nguyễn Khuyến vẽra cho đất nước mình một cảnh thái bình thật sự, một đất nước không còn là những cuộc dấy binh khởi nghĩa, không còn chết chóc. Chỉ mong cụ Tam nguyên mãi giữ cho mình một mơ ước như thế còn hơn là buông bỏ giấc mơ để rồi lại mất niềm tin, cuối cùng rơi vào hố sâu tuyệt vọng, sa vào con đường bế tắc vì tin rằng đất nước đã “vô phương cứu chữa”.

Đây nữa, Nguyễn Khuyến luôn mơ ước cho đất nước mình một ngày được vén màn mây đen tối để thấy được sự soi chiếu của ánh mặt trời, thấy được con đường tự do, hạnh phúc ở trước mặt:

Dĩ phận thử thân nan kiến thánh Bất tri hà nhật hựu tiêu thiên

(Ngẫu thành – kỳ tứ) Dịch thơ:

Biết phận mình rồi không gặp thánh Bao giờ mây hết ngước trông thiên

Trong cơn say nghiêng ngả, Nguyễn Khuyến đã mơ ước cho nhân dân, cho đất nước được an yên, thái bình thịnh trị. Nguyễn Khuyến ẩn dụ“mây” như một thứ che phủ ánh mặt trời, khiến chúng ta không thể nào nhìn thấy ánh sáng, cũng giống như nhân dân bị nô lệ không thể nào tìm thấy được con đường tự do, hạnh phúc. Nguyễn Khuyến như người phát ngôn của mơ ước, một mơ ước chính đáng mà nhân dân ta xứng đáng có được. Nhưng ước mơ ấy vẫn còn bỏ ngõ, chưa có câu trả lời. Và phản hồi lại ước mơ ấy, chỉ có những tấm lòng yêu nước, chịu tranh đấu cho độc lập của đất nước mới viết tiếp những bỏ ngõ tinh ý ấy của thi nhân.

Trở về với sự thật, khi men rượu cạn, buổi rượu tàn, cơn say giờ phai nhạt thì nỗi buồn lại tràn ngập về bám lấy tâm tư nhà thơ. Thực tại quá đau đớn khiến ông ngạt thở, và ông lại tìm đến cơn say, để thấy lại cuộc sống tươi đẹp trong cơn say ngày nào. Cứ thế, tỉnh rồi lại say, say rồi lại tỉnh. Cuộc đời ông gắn bó với hơi men, Nguyễn Khuyến không là kẻ nát rượu mà chính rượu giờ đang cứu rỗi cuộc sống của ông, kéo kiếp đời ông ở lại với niềm vui và nếu thiếu rượu, có lẽ cuộc đời ông đã chết trong nỗi đau buồn từ lâu.

Nguyễn Khuyến ngoài ước mơ cuộc sống nhân dân một ngày nào đó được ấm no, hạnh phúc thì nhà thơ còn mơ ước về sự luân chuyển cái cũ, chấn hưng cái mới, tạo tiền đề cho sự phát triển thịnh vượng của đất nước sau này. Trong hoàn cảnh bịốm, nhưng khi có bạn đến chơi thì dù bệnh đến cỡ nào thì Nguyễn Khuyến cũng cùng bạn nhâm nhi vài ba chén rồi cao hứng kể cho nhau nghe về những mơ ước của mình. Chúng ta cùng nghe Nguyễn Khuyến tâm sự:

Hạ nhật suy ông lãn cử bôi Tửu bình kim đán vị quân khai Tọa gian duy hữu đàm phong thủy Nhật hạthùy năng động vũ lôi

(Dữấp nhân dục thoại) Dịch thơ:

Ngày hè, lão ốm ngại nâng chung Nay vội mở bình bởi có ông

Trên chiếu cùng bàn lo lụt bão! Dưới trần ai khiến được mưa giông?

Cái “mưa giông” được Nguyễn Khuyến lấy ý từ quẻ Chấn trong kinh Dịch, nói về sự luân chuyển cái cũ, chấn hưng cái mới. Ở đây, ta hiểu được tâm ý của Nguyễn Khuyến là ước mong có một ai đó ra tay xoay chuyển tình thếđể làm lay động cái cũ (triều đình cũ), làm mưa (gieo hy vọng) đểtưới mát cho muôn vật (ý nói là khai sáng và giải phóng cho nhân dân). Quả là một thi nhân vừa có tầm vừa có tâm!

Nói rằng xã hội nhiễu nhương, bụi bặm, người đời xu thời hãnh tiến, Nguyễn Khuyến cô đơn, thì giờđây ông đã tìm được người tri kỉ của đời mình và ngoài rượu chỉcó Dương Khuê mới hiểu được lòng Nguyễn Khuyến:

Cũng có lúc rượu ngon cùng nhắp, Chén quỳnh tương ăm ắp bầu xuân

....

Rượu ngon không có bạn hiền,

Câu thơ nghĩ đắn đo không viết, Viết đưa ai, ai biết mà đưa.

(Khóc Dương Khuê)

Giờđây rượu đã thay thếngười bạn tri âm tri kỉ này, chia sẻ buồn vui với Nguyễn Khuyến, đưa ông đi tìm giấc mơ, đưa ông đi tìm hạnh phúc và đưa ông đi cứu rỗi thế gian này thoát khỏi đêm trường loạn lạc. Rượu là người bạn không bao giờ phản bội ông, nó cũng không là những tên nịnh thần đầu quân cho giặc, nó càng không là bọn ngoại bang xâm lấn mà nó giờ là tri kỉ của ông.

Đã là con người thì ai mà chẳng có ước mơ và cái ước mơ của cụ Tam nguyên là một ước mơ phi ngã – là một ước mơ chung cho sự hạnh phúc, tự do của nhân dân, đất nước. Nguyễn Khuyến là một nhà thơ luôn đau đáu ước mơ muôn dân thái bình thịnh trị. Rượu và say trong hoàn cảnh này là một giải pháp hữu hiệu khơi nguồn cho những mơ ước ấy của thi nhân.

Tiểu kết

Qua việc tìm hiểu và phân tích thơ Nguyễn Khuyến trên phương diện nội dung, ta nhận thấy rằng, nội dung biểu hiện cái say trong thơ của ông rất đa chiều và nhiều khía cạnh. Chúng tôi xin được tổng kết lại như sau:

Cái say biểu hiện cho cuộc sống thanh nhã của nhà thơ, ở đây ta thấy rằng cái thú tiêu khiển của nhà thơ bắt gặp và nảy sinh ra những nét đặc sắc, những đặc điểm riêng chỉ có ở Nguyễn Khuyến với niềm vui, sự hứng thú của một con người đời thường. Trong những biểu hiện này, ta còn thấy được cái thú vui thanh tao, nhẹnhàng nhưng cũng có lúc cao hứng đánh chén trong những ngày vui nơi xóm làng. Thơ Nguyễn Khuyến chính là sự tựu trung và hòa kết giữa hai con người – con người đời thường với niềm vui, sự hứng thú và con người lãng mạn của một hồn thơ với bốn thú thú cầm, kỳ, thi, tửu rất riêng và cũng rất đặc trưng cho phong cách Tam nguyên Yên Đổ.

Với cái say biểu hiện của nỗi niềm trước thời cuộc, thế cuộc. Nguyễn Khuyến đã thể hiện đặc điểm này trong thơ một cách đa chiều. Việc thi nhân mượn cái say để tự vấn cuộc đời mình với những trăn trở, những suy nghĩ và hàng loạt những nghi vấn được đặt ra với chính mình mà cũng chẳng bao giờ có câu trả lời. Nguyễn Khuyến với giọng điệu mỉa mai trời phú đã giễu cợt chính mình, lấy mình làm tâm điểm để mua vui nhưng cũng nhằm răn đe, kiểm điểm bản thân mình. Bên cạnh đó, còn là những hiện trạng nhuốc nhơ của xã hội hiện diện dưới những vần thơ của thi nhân hết sức tinh tế, dù là nói mấp mé nhưng cũng rất sâu cay và thâm thúy. Ta biết đến Nguyễn Khuyến là một con người yêu nước, thương dân. Chính cái yêu nước thương dân ấy mà trong thơ rượu của mình, cụ Tam nguyên đã bộc lộ hết những yêu thương, tủi hờn cùng với nhân dân trong thời cuộc khó khăn với biết bao thứ thuế bao vây, kèm kẹp; rồi đến thiên tai cũng bám đuôi lấy họ. Chính những điều trên như xoay nhân dân trong bể khổ, mà nhân dân không biết khi nào mới thấy cái điều mà bấy lâu họluôn ao ước “khổ tận cam lai”.

Biểu hiện cuối cùng trong thơ Nguyễn Khuyến đó chính là nhà thơ trong men rượu đã tiến gần đến với sự an ủi của một kẻ thất thời. Ở cái phương diện trấn an tâm hồn này, Nguyễn Khuyến đã dùng cái say như để quên đi những mối hận đời, hận mình. Hận bất cứ thứ gì đã khiến cuộc đời nhà thơ trở nên bi kịch như thế này. Bên cạnh đó, Nguyễn Khuyến còn mượn say đểquên đi nỗi buồn về thời thế nhiễu nhương. Và cuối cùng, đó là mượn say đểđược giải phóng những ước mơ của thi nhân về một ngày mai tươi sáng và được tô lên bằng màu hồng chứ không phải bằng thứ màu đen xám xịt.

Chương 3: Cái say trong thơ Nguyễn Khuyến nhìn từ phương diện nghệ thuật

3.1. Ngôn ngữ thể hiện cái say

Nguyễn Khuyến vừa sáng tác bằng chữ Hán, vừa sáng tác bằng chữ Nôm. Sự khác biệt của Nguyễn Khuyến so với các nhà thơ khác là ông cũng thường sáng tác bằng chữHán sau đó dịch ra chữ Nôm. Ở mỗi loại ngôn từ có những dấu ấn riêng, không gây nhàm chán cho người đọc mà còn tạo nên những trải nghiệm thú vị, bất ngờ. Cùng một đề tài nhưng được biểu hiện bằng hai hình thức ngôn ngữ đã phần nào nói lên sự uyên bác cũng như tài năng của Nguyễn Khuyến. Không phải bài thơ Nôm nào cũng có thể chuyển tải được hết ý tứ của những lời thơ chữ Hán. Nhưng sự cố gắng Việt hóa ngôn ngữ dân tộc lại là một đóng góp lớn của nhà thơ cho nền văn học trung đại Việt Nam. Đặc biệt trong những bài thơ có nói về cái say của mình, Nguyễn Khuyến rất khéo léo sử dụng ngôn ngữ như một phương tiện đểđồng điệu tâm hồn mình với đại chúng, với nhân dân.

Một phần của tài liệu Khoá luận cái say trong thơ nguyễn khuyến (Trang 90 - 97)