Không gian vũ trụ

Một phần của tài liệu Khoá luận cái say trong thơ nguyễn khuyến (Trang 118 - 122)

Nói đến không gian vũ trụ, con người vũ trụ tức là nó ứng với kiểu con người vũ trụ (con người tự nhà thơ thể hiện). Không gian vũ trụ là loại không gian mà ở đó con người hòa hợp với thiên nhiên và hướng về thiên nhiên. Không gian ấy là những sông núi, đất trời, mây gió, trăng,…“Các nhà thờĐường luật thường xuất phát từ một điểm nhìn giống nhau và có tương tự một trường nhìn: hoặc là từ mặt đất nhìn lên trời cao, nhìn mây, nhìn trăng, nhìn các vì sao..., hoặc là từ

trên đèo cao, đỉnh núi, phóng tầm mắt nhìn xa, nhìn xuống... không gian vũ trụ, thứ không gian cao và xa. Bởi vì nhà thơ quan niệm rằng vẻ đẹp thâm thúy nhất là sự sống của vạn vật trong trời đất, cảm thức không gian của nhà thơ Đường luật là cái không gian hướng” [29; 76]. Không gian vũ trụ là không gian chiếm ưu thếtrong thơ luật Đường nói chung và thơ của Nguyễn Khuyến nói riêng. Con người trong tâm thế là một “tiểu vũ trụ” ở giữa một vũ trụ rộng lớn (đại vũ trụ). Con người vũ trụ phải là nhất, là con người của trung tâm vạn vật và từ một phía ngắm ra mọi phía. Không gian vũ trụ trong những vần thơ có nhắc đến cái say của Nguyễn Khuyến được thể hiện ở loại không gian ngoại cảnh (tức thế giới vạn vật xung quanh).

Với một con người hay chu du đó đây, Nguyễn Khuyến đã từng đi nhiều nơi, qua nhiều khung cảnh núi đèo và thi nhân cũng đã làm những bài thơ về cảnh đẹp những nơi ấy. Và tất nhiên là thi nhân không thể thiếu rượu:

Nhất đái Hoành Sơn thiên địa gian Khách trình thu tứ tại cầm tôn

(Quá Hoành Sơn) Dịch:

Một dải Đèo Ngang giữa đất trời mênh mông

Trong cuộc hành trình, tứ thu ởcây đàn, chén rượu

Trong khung cảnh thiên nhiên đẹp và hùng vĩ ấy, Nguyễn Khuyến đã hòa mình vào cảnh đất trời nơi Đèo Ngang rộng lớn kia bằng một thứđàn, rượu và họa nên cho khung cảnh nơi đây một chút khởi sắc, bớt đìu hiu vì có cảnh vật và thanh âm của tiếng đàn vang vọng.

Trong Hộ giang chu hành (Đi thuyền trên sông Hộ), trong tiết trời tháng tám có nhạn ríu rít, Nguyễn Khuyến đi thuyền trên sông Hộ và ngắm nhìn những cảnh vật nơi đây, nhà thơ hướng tầm mắt mình nhìn mọi nơi và thấy được mọi thứ xung mình rất sống động và kỳvĩ:

Lịch Nha thủy chiết tam tam khúc

Hồng Tượng sơn hoành cửu cửu phong

Dịch:

Sông Lịch Nha chảy rẽ ngoặt ba mươi ba khúc

Núi Hồng Tượng chạy ngang có chín mươi chín ngọn

Rồi nhìn lên trên mình, nhà thơ thấy: “Bát nguyệt thu hồi khan lạo nhạn”. Nhà thơ đắm mình vào trong cảnh mây trời sắc nước và cả những ngọn núi cao kia. Những gì Nguyễn Khuyến thấy sao mà hùng vĩ, tráng lệ và đẹp đẽ quá đỗi. Trong lúc đi thuyền Nguyễn Khuyến đã bắt được con ba ba và cái hứng rượu lại dâng lên trong lòng nhà thơ, khiến thi nhân: “Ngẫu nhiên điền miết thôn lao thú” (Vớđược con ba ba ngoài ruộng đem vềđánh chén thú vị với rượu đục).

Hay đây, cũng trong lúc đi thuyền mà là trên sông Chế, Nguyễn Khuyến đã ghi dấu mình vào khung cảnh sông nước nơi đây một chút tình:

Thanh do sơn ngoại Chếgiang đầu Phong vũ tiêu tiêu thiên thiênđịa thu Bích thủy viễn hàm thiên lạc đạo Khê hoành trửu xiết nhị tam chu Khương cùng loạn táo ỷ tân yển Âu lộ quần phi thất cố châu

Hà Nhật cánh liên đồng chí ẩm Đăng tiền cộng thoại tráng niên du

(Chế giang chu hành) Dịch:

Xanh ngắt một màu, từđầu sông Chế, ngoài núi Gió táp mưa sa, trời đất vào thu

Nước biếc xa xa đổ xuống thành ngàn nhánh Suối ngang chen chúc vài ba con thuyền Dế, bọ hung làm loạn xạ, dựa vào đập mới Cò vạc bay từng đàn vì mất bãi cũ

Ngày nào lại cùng uống rượu với bạn đồng tâm? Trước đèn nói chuyện cuộc thi thơ thuở trẻ.

Nhà thơ trong cảnh nước non hữu tình ấy nhớ lại năm nào cùng bạn uống rượu và kể về những cuộc thi thơ thuở nhà thơ còn trẻ tuổi.

Con người tiểu vũ trụlúc nào cũng được đại vũ trụ bao bọc, che chở và cái say của Nguyễn Khuyến là cái say được bao bọc bởi sơn thủy hữu tình, có núi có sông một dải chứng kiến:

Túy ông chi ý bất tại tửu Nhi tại hồsơn thủy chi gian Sơn mạc mạc thủy sàn sàn…

Dịch:

Ý ông say không phải ở rượu Mà say ở trong cảnh nước non Núi lặng lẽ lẽnước dạt dào…

Nhà thơ trong cảnh nước non ấy đã uống rượu nhưng không phải say vì rượu mà say vì cảnh nước non. Nhà thơ luôn đứng ở một vị trí trung tâm hướng tầm mắt của mình ra xa đểchiêm ngưỡng những tuyệt tác của tạo vật đó là sông nước hữu tình. Và không ai trong cảnh núi non dạt dào như thế mà không say. Có thể nói, dù Nguyễn Khuyến không say vì rượu mà say vì cảnh nhưng tựu trung lại chính cảnh trời và chén rượu đã cộng hưởng đểnâng lòng nhà thơ lên với một sự thanh thoát, dịu nhẹ và êm ái khi say.

Trong thơ say của Nguyễn Khuyến, ta thấy thi nhân say rất nhiều nơi, mà đặc biệt những nơi ấy chính là những danh lam thẳng cảnh, những địa danh cụ thể như say ở Đèo Ngang trong Quá Hoành Sơn, đi thuyền trên sông Hộ trong H giang chu hành, sông Chế trong Chế giang chu hành… và những không gian ấy luôn được nhà thơ hết sức lưu tâm, chúng luôn có mặt trong một số bài thơ say của Nguyễn Khuyến như để thấy rằng đó là một điểm mấu chốt để thiết chặt nhà thơ với thiên nhiên hơn và “nhà thơ luôn có ý thức đóng con dấu của mình vào không gian.” [5; 99].Qua đây người đọc phần nào thấy được tình yêu thiên nhiên, niềm tự hào về đất nước của một con người có hoài bão lớn, tâm hồn đẹp, có tấm lòng yêu nước thiết tha.

Một phần của tài liệu Khoá luận cái say trong thơ nguyễn khuyến (Trang 118 - 122)