Giọng điệu mỉa mai, châm biếm

Một phần của tài liệu Khoá luận cái say trong thơ nguyễn khuyến (Trang 105 - 109)

Có thể thấy rằng, trong những sáng tác của Nguyễn Khuyến mà đặc biệt là những câu thơ nói về cái say của ông, ta bắt gặp không ít giọng điệu mỉa mai, châm biếm.

Mỉa mai là một lối nói, thể hiện ý chê gián tiếp, khéo léo nhưng lại có hiệu quả vô cùng. Hình thức của lối nói mỉa mai thường là sự đối lập của lời ăn tiếng nói hoa mỹ, bóng bẩy, thoạt nghe tưởng là khen (sắc thái dương tính) nhưng với hàm ý chê bai sâu xa ẩn đằng sau lớp ngôn từ đó (tính chất âm tính). Lối nói mỉa mai thường được sử dụng khi người ta muốn nhắn nhủ, nhắc khéo ai đó về một hiện tượng xấu, có khi lại giúp nhân bội ý chê bai với những lời mỉa mai cay độc, sâu sắc. Trong thơ văn, lối nói mỉa mai được sử dụng như một phương tiện nghệ thuật giúp tác giả bộc lộ mạnh mẽ thái độ khinh ghét, ý kiến bất đồng với những điều “mắt thấy tai nghe”.

Trong thơ Nguyễn Khuyến, giọng điệu mỉa mai thường hướng đến hai đối tượng là thiên hạ (tức những người xung quanh ông) và chính mình, ở mỗi đối tượng, giọng mỉa mai lại xuất hiện dưới các sắc điệu mức độ khác nhau. Tuy nhiên nhìn chung, giọng điệu mỉa mai trong thơ Nguyễn Khuyến thường có tính chất nhẹ nhàng mà thâm thúy, chứ không cay độc sâu xa như giọng mỉa mai của Tú Xương sau này.

Về phần thiên hạ, Nguyễn Khuyến mỉa mai nhiều đối tượng có thói hư tật xấu và thời thế đang dung nạp những loại người đó, đó là ông nghè mới đỗ. Ở bài

Mừng ông nghè mới đỗ, tuy là thơ “mừng” nhưng đọc bài thơ thì thấy hóa ra là Nguyễn Khuyến đang chửi thói “phú quý sinh lễ nghĩa” và bản tính ham mê tửu sắc của ông nghè mới đỗ. Ngay vừa lúc đỗ ông nghè, mà anh này đã bộc lộ bản chất xấu xa ấy, thử hỏi một người như vậy làm sao có thể làm quan để chăm lo cho cuộc sống của muôn dân. Sự mỉa mai nằm trọn trong một từ “hiển quí” (người

tài đáng quý trọng) mà tác giả dùng để gọi ông nghè mê gái, ham rượu và thơ “mừng” hóa ra chả thấy “mừng” chỗ nào, mà trái lại còn thấy “lo”:

Anh mừng cho chú đỗ ông Nghè, Chẳng đỗ thì trời cũng chẳng nghe. Ân tứdám đâu coi rẻ rúng,

Vinh quy ắt hẳn rước tùng xòe. Rượu ngon ả nọ khôn đường tránh, Hoãn đẹp nàng này khó nhẽ che. Hiển quí đến nay đà mới rõ, Rõ từ những lúc tổng chưa đe.

Với ông nghè ham thích hưởng lạc này, cụ Tam nguyên đã mai mỉa đầy thâm thúy: “Rượu ngon ả nọkhôn đường tránh”.

Hay đây, Nguyễn Khuyến còn phê phán những con người trong cảnh đất nước trầm luân, trăm họ lầm than mà vẫn có bọn người hảhê, no đủ, mãn nguyện. Độ châm biếm thực đạt đến độ sâu cay. Trong hoàn cảnh mà:

Đãn văn lân phụ kỳ tân mạch, Bất kiến thôn ông tống cựu bồi

(Hung niên III) Dịch:

Chỉ nghe tiếng mụ hàng xóm cầu đảo lúa mới

Không thấy ông lão trong làng đưa thứ rượu cũ đến

lại có những kẻ như thế này:

Niên cơ, khước quái thi thi giả, Hà xứ phần gian yếm túc lai?

Dịch:

Năm đói, nhưng lạ thay có kẻ nét mặt vẫn hớn hở, Chẳng biết no nê từnơi cồn mảnào mà đến?

Thơ mỉa mai thói rượu chè của thiên hạ ở Nguyễn Khuyến là thế, tuy nhiên sốlượng chỉ có ít bài, không nhiều bằng thơ ông tự mỉa mai cái rượu chè, cái say của chính mình, như trong bài Lên lão:

Bây giờ đến bậc ăn dưng nhỉ, Có rượu thời ông chống gậy ra.

Theo phong tục của địa phương nhà thơ trước đây, hàng năm vào ngày mồng 6 tháng Giêng âm lịch, các bô lão trong làng đến sáu mươi tuổi thì làm lễ tế ởđình làng gọi là lễ lên lão. Còn các cụ từ năm mươi lăm tuổi trở lên thì vào ban lão làng, trông coi việc tế lễ cho đến sáu mươi tuổi mới thôi. Nguyễn Khuyến đã năm mươi tức là đã lên hàng lão, được hưởng những đặc quyền, đặc lợi của làng. Tuy nhiên với một con người dẫu ý thức được tuổi ngày càng cao, sức ngày càng yếu, nhưng chí còn dạt dào tình cảm dành cho dân cho nước nhưng giờ đây lại không còn giúp gì được, Nguyễn Khuyến coi mình như kẻăn bám ăn chực, ông mỉa mai cái bậc tuổi lên lão ấy hóa ra chỉ là cái bậc chả có gì đáng tự hào. Lên lão được “ăn dưng”, có rượu thì “chống gậy ra” uống nhưng có sung sướng gì đâu. Bởi Nguyễn Khuyến đâu phải phường ăn chực, nhân cách ông đâu cần những thứấy, cái chí lớn của ông đâu mong ở chốn quê hưởng cuộc sống an nhàn.

Châm biếm cái tuổi tác của mình khi không còn đủ phong trần để vui thú với rượu thì không ai qua Nguyễn Khuyến. Như đã nhiều lần phân tích, Nguyễn Khuyến đã thấy được cái chóng vánh của cuộc đời và đến nay khi uống rượu say, Nguyễn Khuyến càng thấy được điều ấy rõ mồn một:

Hành mao túy ngọa hưu tương vấn Ngũ thập niên tiền sự dĩ phi

(Ngẫu tác) Dịch:

Chỉ chén say, nằm lỳ ởnơi nhà tranh cổng chống, đừng ai hỏi đến Sự việc năm mươi năm vềtrước nay đã khác xa rồi

Ở đây, Nguyễn Khuyến tự mỉa mai tuổi già của mình, sự bất lực của bản thân trước thời cuộc. Ông không biết phải làm gì, chỉ uống say rồi nằm lỳra đó, không muốn ai hỏi đến mình nữa.

Nhận thức ra sự bất lực của chính bản thân mình và của cả một lớp người cùng thế hệ, Nguyễn Khuyến đã mạnh dạn châm biếm, phê phán những mặt hạn chế của lớp người ấy. Chính vì thế mà trong những đối tượng bị phê phán kia có cả bản thân nhà thơ. Nguyễn Khuyến châm biếm, phê phán ông phỗng đá bất lực, làm ngơ trước thời cuộc chỉ có rượu chè, say sưa cũng là tự mai mỉa bản thân mình:

Duyên hội ngộ là duyên tuổi tác

Chén chú, chén anh, chén tôi, chén bác

(Ông phỗng đá)

Tóm lại, Nguyễn Khuyến châm biếm đả kích không chừa một ai, ngay cả chính mình cũng là đối tượng để ông mang ra mà giễu cợt. Điều này ta bắt gặp tập trung trong mảng thơ trào phúng của ông. Còn khi mượn rượu, nói đến cái say để mỉa mai, phê phán thì không chỉcó trong thơ chữ Nôm mà cả ởthơ chữ Hán.

Một phần của tài liệu Khoá luận cái say trong thơ nguyễn khuyến (Trang 105 - 109)