Thời gian sinh hoạt

Một phần của tài liệu Khoá luận cái say trong thơ nguyễn khuyến (Trang 134 - 138)

Có thể thấy rằng, hậu bán thế kỉ XIX, trong thơ văn trung đại ta thấy xuất hiện một kiểu không gian mới, đó là không gian sinh hoạt của những con người nông thôn, thị thành. Và ứng với những con người đời thường ấy, trong một không gian sinh hoạt như vậy thì ta cũng có loại thời gian sinh hoạt xuất hiện trong văn học. Nếu trong không gian vũ trụ người ta có thể ung dung mà ngồi để chiêm nghiệm về sự chảy trôi vô hạn của thời gian (thời gian vũ trụ) thì thời gian sinh hoạt lại là thời gian của hiện thực, thời gian của sự kiện. Con người phải đặc tả hiện thực bày ra trước mắt mình. Trong văn học trung đại thời gian sinh hoạt thường được biểu hiện ở hai dạng thời gian chính là thời gian trần thuật và thời gian đồng hiện.

Loại thời gian trần thuật, tức thời gian được gắn liền với những sự kiện trong hiện tại. Nhưng thông thường, chúng ta và cả Nguyễn Khuyến cũng đều trần thuật những gì đã xảy ra rồi và hiếm khi nào trần thuật những sự kiện trong tương lai. Đây là loại thời gian phổ biến trong các sáng tác của Nguyễn Khuyến. Trong những trang thơ của mình, ông đã đẩy người đọc vào trong trường thời gian sự kiện. Thi nhân trong thời gian sự kiện ấy, đã trần thuật chính xác cái đã diễn ra:

Tết đến người cho một chậu trà Đương say ta chẳng biết là hoa

Lâu nay ta chỉ xem bằng mũi ,

Đếch thấy mùi thơm một tiếng khà!

(Tạ lại người cho hoa trà)

Hay đây cái sự kiện mà cái lão say xông đến và bảo có người mở một cửa hàng ngay trước cửa hàng của ông say ấy, tranh khách với ông:

Ngã phương dục ẩm vị cử bôi Hốt hốt thôn ông đới túy lai Tự trần ông quán tại thịthượng Hữu nhân hựu hướng quán tiền khai

(Túy ông ngâm) Dịch:

Ta đang muốn uống rượu, chưa kịp cất chén Thì có ông lão say trong thôn hằm hằm tới Giãi bày rằng ông có ngôi quán ở chợ

Có người lại đến mở ngôi hàng ngay trước quán.

Thời gian say lúc này không còn là thứ thời gian hoài niệm hay thời gian ở tương lai mà nhường chỗ cho thời gian thực ở hiện tại, thời gian được Nguyễn Khuyến kể cụ thể:

Niên niên bần bệnh ngã hà kham Bằng tạ quần công hiếu cộng tham

Kế túc sửgiao xuy đắc tảo

Ngoa song nhân tống tửu lai hàm [26; 692]

… Dịch:

Hàng năm chịu đựng cảnh nghèo bệnh, ta làm sao chịu được May mà điều sở thích của các ông và của tôi giống nhau Thóc gạo đưa đến sớm thì xôi được sớm

Nằm ở cửa sổđểđợi người đem đến rượu ngon [26; 693]

Thời gian đồng hiện là thời gian đan xen những mảng thời gian khác nhau. Con người ở hiện tại nhưng thời gian hiện tại thoáng chốc trở thành thời gian quá khứ hay trong tương lai. Thời gian đồng hiện là một thời gian mang đầy tính tự sự, vì là thời gian sinh hoạt nên con người đời thường có những tính chất rất khác, chuyển giao tâm trạng nên thời gian cũng theo đó mà chuyển biến không ngừng. Nó là một chuỗi những phức hợp của cảm xúc đang xen nên tâm trạng có thểđiều khiển thời gian (tất nhiên là theo mạch tâm trạng, tâm tưởng). Đặc biệt Nguyễn Khuyến, bằng sự tinh tế của mình, trong sự chuyển giao ấy nhà thơ đã cho ta thấy sựđồng hiện thời gian thật đặc biệt, nó thể hiện chính xác cái tâm ý mà ông muốn nói đến.

Nguyễn Khuyến trong giây phút nào đó của cuộc đời mình cũng mơ về cảnh “hồng hoang” của ngày trước, những ngày thái bình thịnh trị. Hình ảnh “hồng hoang” xuất hiện rất nhiều trong thơ Nguyễn Khuyến nhưng đó lại là một

phạm trù khác. Trong Xuân hàn cảm thành, thời gian đồng hiện được Nguyễn Khuyến tận dụng hết sức khéo tạo nên một tâm thế u buồn cho toàn bộbài thơ:

Thụy khởi hàm bôi mạn tự thương Xuân hàn sơ quá tiểu phong lương

Triều chính hỉđa hiền nhạc mục

Thuần phong ưng nhập cổ hồng hoang

(Xuân hàn cảm thành) Dịch:

Sáng ra ngủ dậy, nhắp chén rượu mà tựthương mình Khí xuân lạnh vừa qua, lại một làn gió mát đến

Chính sự triều đình mừng thấy nhiều bậc hiền tài

Phong tục thuần phác tưởng như trở lại thuở hồng hoang.

Trong buổi sáng sớm, đây là thời gian hiện tại tại thời điểm Nguyễn Khuyến nâng chén uống rượu (tức là sự kiện được trần thuật) nhà thơ chạnh lòng thương mình. Đến những câu tiếp theo được trích trên đây lại nói về chuyện đại sự quốc gia. Nhưng đan xen giữa hiện thực là thuở hồng hoang. Hồng hoang tức là đời thái cổ, khi mới sơ khai, đất trời còn hỗn độn:

Triều chính hỉđa hiền nhạc mục

Thuần phong ưng nhập cổ hồng hoang

Câu thơ trước sử dụng điển rút từKinh Thư vềđời vua Nghiêu Thuấn, dùng cụm từ “hiền nhạc mục” để bày tỏ sự mừng vui trước một thời đại có vua sáng tôi hiền. Tiếp đến câu sau, ý thơ như làm cho người đọc nghi ngờ cái sự vui mừng

trên của nhà thơ. Qua lối nói bóng bẩy, hình ảnh “hồng hoang” có thểđược hiểu theo lối lưỡng diện, một mặt đó là thời thái cổ, thời Nghiêu Thuấn, vua không quy định luật lệ gì mà dân tự sống an vui; mặt khác, từ “hồng hoang” còn có nghĩa từ

nguyên là trời đất hỗn độn tối tăm. Thời gian luân chuyển và xếp tầng nhau từ hiện tại ngược về quá khứ tạo nên cho bài thơ một tâm thế vừa cổkính mà ý thơ như xuất thần và đầy sự thâm thúy.

Tóm lại, qua đây, ta thấy được rằng thời gian sinh hoạt thì thiên về hiện tại và sự kiện nhưng đôi khi còn là sự đan xen và đồng hiện giữa các khoảng thời gian với nhau. Nếu như ở thời gian vũ trụ, nó là một khoảng thời gian rộng mở và trường cửu thì thời gian sinh hoạt trong thơ có nhắc đến say của Nguyễn Khuyến bị bó chặt, rút ngắn và hạn định. Thời gian sinh hoạt trong thơ cụ Tam nguyên còn là một thời gian mang đầy tính kí sự qua những sự kiện mang tính chất đời thường và được thể hiện bằng một thời gian trần thuật đặc sắc.

Một phần của tài liệu Khoá luận cái say trong thơ nguyễn khuyến (Trang 134 - 138)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(156 trang)