Thời gian vũ trụ

Một phần của tài liệu Khoá luận cái say trong thơ nguyễn khuyến (Trang 130 - 134)

Có thể thấy rằng, nếu như ứng với con người vũ trụ, có không gian vũ trụ thì ta cũng có thể mặc nhiên mà chấp nhận khái niệm thời gian vũ trụ. Không gian là hiện hữu tức là những nơi chứa đựng sự vật hữu hình, còn thời gian là một thể vô hình, ta không tài nào thấy được nó cũng như không điều khiển nó được. Thời gian trong văn học trung đại là thời gian với tính chất chảy trôi một dòng (tuyến tính), và thời gian chu kì là thời gian với sự tuần hoàn đều đặn của các mùa với xuân, hạ thu, đông; của ngày với sáng, trưa, chiều, tối… Thời gian chảy trôi một chiều, chảy trôi không ngừng nghỉvà con người như một chất điểm cũng bị cuốn theo sự trôi chảy ấy mà không biết đâu là điểm dừng của loại thời gian này. Thời gian chảy trôi một chiều được các Đạo gia định nghĩa ở mỗi cách hiểu khác nhau nhưng tựu trung lại thì chúng có một đặc điểm chung đó chính là thừa nhận thời gian vũ trụ chính là thời gian của sự chảy trôi và tuần hoàn liên tục. Phật giáo quan niệm về thời gian như một dòng chảy “vô thủy vô chung của những vòng “luân hồi” liên tục, con người ngụp lặn, trôi lăn trong những chu lưu ấy với vô lượng “kiếp”…” [5; 133]. Đạo gia thì quan niệm thời gian là “trường cửu, vô thủy vô chung và gắn với không gian.” [5; 134] và Nho gia cũng thấy được sự vận động của thời gian và cho rằng thời gian “có tính tuần hoàn theo những chu kỳ kế tiếp nhau, vừa biến động vừa hằng thường.” [5; 134]. Trong thời gian ấy, con người cảm thấy cuộc đời của mình chỉ là một khoảnh khắc tạm bợ và nỗi ám ảnh cái chết thì luôn thường trực với họ. Dù quan niệm thế nào đi nữa thì thời gian vũ trụ cũng vẫn có năm, tháng, ngày, đêm, sáng, trưa, chiều, tối; vẫn có quá khứ, hiện tại, tương lai.

Trong thơ Nguyễn Khuyến, ta thấy thời gian tuần hoàn chảy trôi cũng hiện diện trong những sáng tác của nhà thơ mà đặc biệt là với những vần thơ có nhắc

đến cái say. Nguyễn Khuyến say trong một trật tự thời gian tuần hoàn của đời mình. Nguyễn Khuyến uống rượu vào ngày cuối đông, chuẩn bịbước sang xuân:

Vân tẩu phong phi sương mãn thiên Quang âm tòng thử nhập tân niên Xuân hồi cựu kính điểu tri vị? Thụ phá tân nha hoa dục nhiên

Áp muộn nhật tương thuần tửu chước

(Đông chí) Dịch:

Mây chạy gió bay sương tỏa đầy trời Quang cảnh từ đấy bước sang năm mới Xuân về lối cũ chim đã biết chưa

Cây nẩy mầm non, hoa sẽđỏ như lửa cháy Nén buồn ngày đem rượu ngọt ra uống

Rồi lại uống rượu khi ngày xuân đến

Nhất niên kim hựu nhất niên qua Bần bệnh an tri hữu tuế hoa

Tá tửu nhi thường cung phụng đậu Vọng xuân khách hữu tặng long trà.

(Thái viên) Dịch:

Một năm đến lại một năm qua

Đã nghèo lại ốm còn biết ngày tháng là gì

Giúp cho hứng rượu, con thường đem dâng đậu phụng Mừng xuân đến khách lại tặng thứ chè Long.

Nguyễn Khuyến say trong mùa hạ:

Khinh phong nộn thử hạchi sơ Đại túy cuồng ngâm độc hữu dư

(Hạ nhật) Dịch:

Đầu mùa hè gió nhẹ, nắng còn yếu Riêng có mình là say tít, ngâm vang.

Có lúc ông uống rượu một mình trong căn nhà nhỏ của mình vào mùa thu:

Năm gian nhà cỏ thấp le te, Ngõ tối đêm sâu đóm lập loè.

Lưng giậu phất phơ màu khói nhạt, Làn ao lóng lánh bóng trăng loe. Da trời ai nhuộm mà xanh ngắt? Mắt lão không vầy cũng đỏ hoe.

Rượu tiếng rằng hay, hay chẳng mấy. Độnăm ba chén đã say nhè.

(Thu ẩm)

Nguyễn Khuyễn có lúc uống rượu vào ban ngày với bạn bè, hàng xóm, ở đình làng, chợ Đồng. Có khi ông uống rượu, say sưa vào ban đêm như trong thu ẩm. Hay trong đêm ba mươi Tết, uống rượu hứng lên và làm đến bốn bài Trừ tịch và đây là một trong sốđó:

Lão bất như hoa song mấn cải Sự duy hữu tửu bách ưu không

(Trừ tịch III) Dịch:

Lão chẳng được như hoa, hai mái đầu đã đổi màu Sựđời chỉcó rượu là khuây được trăm nỗi lo buồn

Nhưng cũng có khi Nguyễn Khuyến có thể uống rượu từ ngày này qua ngày khác, từ sáng sớm đến sẫm tối, có thể nói là suốt cả ngày. Tiết trùng dương đã qua và ông già say trong thơ Nguyễn Khuyến vẫn tựa cửa mà uống rượu cả ngày không thấy chán:

Dĩ quá trùng dương khí thượng ôn Hàm bôi tận nhật ỷ sài môn

(Thu nhiệt) Dịch:

Suốt ngày chỉ ngồi tựa cửa sài uống rượu

Vì sao Nguyễn Khuyến lại uống rượu, tìm đến cái say trong nhiều thời điểm, nhiều khoảnh khắc thời gian như thế? Ông có nghiện rượu không? Không biết! Nhưng một điều chắc chắn là thế giới nội tâm của thi nhân phức tạp, mang nhiều tâm sự, nỗi niềm lắm.

Một phần của tài liệu Khoá luận cái say trong thơ nguyễn khuyến (Trang 130 - 134)