Cái say – niềm vui, hứng thú trong cuộc sống của một con người đờ

Một phần của tài liệu Khoá luận cái say trong thơ nguyễn khuyến (Trang 55 - 63)

thường

Có lẽ khoảng thời gian sau khi cáo quan trở lại quê nhà, về lại với chốn cũ vườn Bùi, chọn cách sống nhàn tản là khoảng thời gian mà Nguyễn Khuyến

thường xuyên ngây ngất với men rượu và say. Trong các sáng tác sau khi về Yên Đổ, Nguyễn Khuyến làm bạn với rượu với sựsay sưa như một cách khuây khỏa, tạo một niềm vui, một sự hứng thú riêng cho bản thân mình, để thấy được sự sống nơi quê nghèo tuy có thanh bần nhưng không bao giờchán chường vì có rượu thơ bên cạnh. Cuộc sống nông thôn như vậy nhưng nó lưu giữ nhiều nét hay về văn hóa và con người. Nguyễn Khuyến chọn cách từ quan, bỏ chốn quan trường về lại với vòng tay của xóm giềng, của nhân dân như một sự quay trở về để giữ cho mình một thiên lương trong sáng, tránh xa những thị phi, ồn ào và huyễn hoặc nơi thị thành xô bồ, chốn quan trường đầy cạm bẫy chông gai. Ở làng quê, người ta chúc tụng cụ Tam nguyên Yên Đổ, mừng cụ lên lão rồi lên hàng đại lão. Không khí tuy mang hơi hướm quê hương chân chất nhưng cũng toát lên một sự nhã nhặn và đầy kính trọng thật tâm. Nguyễn Khuyến từng làm thơ, uống rượu mừng mình lên lão:

Ông chẳng hay ông tuổi đã già, Năm mươi ông cũng lão đây mà!

Bây giờ đến bậc ăn dưng nhỉ? Có rượu thời ông chống gậy ra.

(Lên lão)

Còn đây là niềm vui thú của nhà thơ khi lên đến hàng đại lão:

Năm nay tớđã bảy mươi tư, Rằng lão rằng quan tớcũng ừ! Lúc hứng đánh thêm dăm chén rượu,

Khi buồn ngâm láo một câu thơ. (Đại lão)

Sống và cống hiến hơn mười năm cuộc đời mình cho đất nước rồi trở lại quê nhà. Nguyễn Khuyến của những năm bảy mươi tuổi chưa có gì là chưa trải qua, đến lúc này nhà thơ như chấp nhận cái danh xưng mà nhân dân dùng để gọi cụ “Rằng lão rằng quan tớ cũng ừ!”. Nguyễn Khuyến đã cho ta thấy rằng dù là với danh xưng nào đi chăng nữa thì nó cũng không quan trọng bằng việc tự do thoải mái trong tinh thần, không đặt nặng vấn đềđịa vị, giai cấp; chỉ một lòng hòa hợp với nhân dân và sống trong vòng tay của họ như những con người bình thường. Đến đây, ta nhớ lại câu sau của J.K Rowling trong bài diễn văn tốt nghiệp vào năm 2008 tại trường Đại học Harvard, Mỹ rằng: “Your qualifications, your CV, are not your life…”3 (Học vị và tiểu sử của các bạn không phải cuộc đời của các bạn) hay câu nói: “As is a tale, so is life: not how long it is, but how good it

is, is what matters.4 (Đời cũng như một câu chuyện: không cần dài, mà cần tốt.). Và nhân dân thời ấy, chúng ta thời nay đã xét cuộc đời Nguyễn Khuyến không phải chỉ là trên tiểu sử và học vị, mà điều làm nên cốt cách nhà Nho chân chính cốt là ở tấm lòng cụđối với dân, với nước. Đó mới là tiểu sử của cụ!

Ở cái tuổi xưa nay hiếm, Nguyễn Khuyến cũng còn “khoái” rượu lắm. Hễ có cuộc vui nào là thi nhân lại cao hứng làm vài ba chén rồi lại say mèm vì tửu lượng của mình đâu có bao nhiêu, “Độ dăm ba chén đã say nhè”. Trong bữa tiệc

Mừng cụ Đặng Tự Ý bảy mươi tuổi, Nguyễn Khuyến đã dùng rượu để mừng cụ thay cho lời chúc mừng hoan hỉ:

[3], [4] Jon Chase, Text of J.K. Rowling’s speech 2008

(https://news.harvard.edu/gazette/story/2008/06/text-of-j-k-rowling-speech/), truy cập lúc 23h27m, ngày 13.03.2018

Bảy mươi lên lão làng ta,

Làng ta lại sẵn rượu hoa đầy bình.

Còn đây, Nguyễn Khuyến mừng ông nghè mới đỗ Nguyễn Sĩ Giác, con của Nguyễn Trọng Hợp:

Anh mừng cho chú đỗ ông nghè, Chẳng đỗ thì trời cũng chẳng nghe.

Nguyễn Khuyến xưng hô một cách rất dân dã, bình dị mà thân mật “anh – chú”, rồi nhà thơ lại khuyên ông nghè mới đỗ một câu rất chi là thấu tình đạt lí rằng: “Rượu ngon ả nọkhôn đường tránh”. Lại mượn rượu nhưng lần này rượu không

phải là Nguyễn Khuyến dùng để chúc mừng hay tự chuốc mình say mà mượn rượu như một ẩn dụđể khuyên ông nghè mới đỗ. Ý rằng, trong trần đời vốn dĩ có nhiều cái say như say vì rượu, say vì sắc đẹp, danh lợi phù hoa. Mà cái say vì rượu là cái say của kẻ thức thời, lâu lâu tìm đến với nó để say, để có cái nhìn khác về cuộc đời đi một chút, nhìn nó nhẹ tựa chiêm bao giống như Nguyễn Bỉnh Khiêm đã từng. Còn say những thứ khác ngoài rượu như cô em bán rượu trong câu trên là cái say của những kẻ chìm đắm trong sắc dục mà chưa nhìn ra nghĩa vụ, trách nhiệm mình phải làm với dân với nước. Lời dạy của Nguyễn Khuyến đối với “chú

em” Nguyễn Sĩ Giác quả xác đáng và có tầm nhìn của một thi nhân có tâm với đất

nước.

Còn niềm vui nào hơn là thấy con cái yên bề gia thất, thành danh và có một căn nhà của riêng mình. Nguyên Đán ngẫu Vịnh là một bài thơ thể hiện sự vui mừng “kép” của Nguyễn Khuyến vì “Mừng thấy con ta dựng được nhà”, bên cạnh

đó, nhà thơ cũng còn vui mừng và cũng rất hào hứng với “Năm mới lệ thường thêm tuổi một”. Trong niềm vui như thế thì không thể thiếu “Rượu ngon đến bữa nghiêng bầu dốc”. Việc có rượu trong mỗi bữa ăn đã trở thành một thông lệ đối

với Nguyễn Khuyến, rượu như một thức uống mà thi nhân dùng để giải tỏa nỗi sầu và tỏ bày niềm vui. Khi niềm vui đến độ tràn trề thì Nguyễn Khuyến bắt đầu say, cái hơi men ngà ngà của rượu đã khiến thi nhân “xuất khẩu thành thơ”, từđó “Chữ dại đầu năm xổ túi ra.”

Hay đây nữa, trong thơ Nguyễn Khuyến ta còn thấy một ông say ngủ bên song cửa trong một dáng hình của biết bao kẻ say bình thường. Cái say làm cho con người ta đi vào giấc ngủ một cách dễ dàng:

Tương tương bả trản đồi nhiên túy Bất giác song tiền chẩm tạ miên

(Dữ hữu nhân Đồng Tốn dạ thoại) Dịch thơ:

Bên song cạn chén say nghiêng ngả Đầu gối lên nhau đánh giấc khò.

Đọc thơ Nguyễn Khuyến mà ta thấy được cả một bầu trời văn hóa văn nghệ dân tộc được lưu giữ rất đậm đà bản sắc. Mùa xuân được mệnh danh là mùa của cây cỏ, hoa lá thi nhau sinh sôi nảy nở; là mùa của đất trời hoan ca một dải nhiều màu ngập tràn vui tươi. Mùa xuân cũng là mùa mà nhiều thanh âm xô bồ, náo nhiệt nhất mở ra trước mắt người ta như một bức tranh toàn những gam màu tươi sáng. Nguyễn Khuyến trong lễ hội trừ tịch, sau một cơn say, khi tỉnh dậy đã là mồng một Tết và trong cái khoảnh khắc ấy, thi nhân tự làm mới mình qua việc thay y phục đểcùng đón với đất trời ngày đầu năm chút khởi sắc:

Đồi nhiên nhất túy nguyên tiêu cập Khởi hoán y thương bạn thủy tiên.

(Trừ tịch) Dịch thơ:

Một giấc say mềm… mồng một tết Dậy thay áo mới ngắm hoa cười.

Còn gì vui và hứng thú bằng việc thi nhân ngắm nhìn đất trời, hoa cỏ rồi cười một cách điềm nhiên. Trong buổi sáng mồng một đầu năm ấy, “Nộn liễu cồ mai sắc tiệm tiên” (Liễu non mai gầy dần dần có sắc tươi).

Có thể nói rằng, Nguyễn Khuyến vui với rượu và luôn lấy cái say làm thước đo cho niềm vui, sự hứng thú của mình. Sẽ như thế nào nếu một ngày thi nhân không còn uống rượu đểsay sưa nữa? Chắc làng say sẽ buồn lắm vì không có một hồn thơ nào uống rượu và đạt đến niềm say sưa để trọn vẹn với niềm vui như ông. Chưa dừng lại ởđó, trong các sáng tác ở hai mảng thơ Nôm và thơ chữ Hán còn rất nhiều bài thơ mà thi nhân đã cho ta thấy cái say như một liều thuốc của tâm hồn, tạo sự hứng thú và niềm vui, giúp ông có động lực sống và sáng tác mỗi ngày. Nếu cõi say khép lại thì đó chỉ là lúc nhà thơ đã vụt tắt trên thi đàn nhưng điều đó không xảy ra vì Nguyễn Khuyến như một ánh sao băng mà khi nó đã cách xa ta cả vạn dặm nhưng theo sau đó là cả một ánh sáng chiếu tỏa cho hậu thế - ánh sáng không một thứ gì có thể dập tắt được.

Để khiến niềm vui của mình thêm trọn vẹn, Nguyễn Khuyến đã tạo nên cho bản thân những sự kết hợp độc đáo giữa rượu và thơ. Nhà thơ không uống để mà say một mình, phải uống với bằng hữu, ông cho rằng trên cõi đời này duyên nợ không chỉ đơn thuần là gặp gỡ biết nhau mà sâu hơn nó chính là niềm vui được quay quần tề tựu với nhau. Ngồi nhăm nhi vài ba chén rượu rồi say, rồi lại chỉ thấy trước mặt có anh em, bằng hữu:

Duyên hội ngộ là duyên tuổi tác,

Chén chú, chén anh, chén tôi, chén bác, Cuộc tỉnh say, say tỉnh một vài câu.

(Ông phỗng đá)

Uống rượu đã trởthành văn hóa, nguồn cội của dân tộc khó có thể tách bỏ nó ra khỏi tâm thức cộng đồng. Nó là nguồn cảm hứng giúp mọi người vui vẻ, xích lại gần hơn với nhau:

Đời trước thánh hiền đều vắng vẻ, Có người say rượu tiếng còn nay Cho nên say, say khướt cả ngày,

Say mà chẳng biết rằng say ngã đùng.

(Uống rượu ởvườn Bùi) Cảnh trời, non, nước hòa vào làm một trước con mắt của kẻ say rượu. Cụ Tam nguyên hết uống rượu một mình trong đêm mùa thu rồi lại đối ẩm với bạn để thỏa lòng vui thích. Bùi viên đối ẩm trích cú ca mởra trước mắt người đọc một cảnh hữu tình, trên nền trời in cảnh nước non, thi nhân thích chí uống với bạn để say khướt cho đáng với một cảnh nên thơ của “sơn thủy chi gian” ấy:

Túy ông chi ý bất tại tửu Nhì tại hồsơn thủy chi gian

Duy hữu ẩm giảlưu kỳ danh

(Bùi Viên đối ẩm trích cú ca) Dịch:

Ý ông say không phải ở rượu Mà say ở trong cảnh nước non

Chỉ có kẻ uống rượu là tiếng vẫn còn

Cho nên suốt ngày say khướt nằm ở hiên ngoài

Nếu Túy ông - Âu Dương Tu xưa say vì cảnh non nước đẹp hữu tình thì Nguyễn Khuyến chẳng ngần ngại mà nói rằng say vì rượu với bạn. Nhưng suy ra chẳng ai trước cảnh non nước, cạn đến cuối chén mà lại không say. Với công thức: một cảnh cộng với một bàn đối ẩm, nên ta mới được chiêm ngưỡng cái cảnh “Túy đồi nhiên ngọa tiền doanh”. Nhưng với sự yêu thích rượu đặc biệt, Nguyễn Khuyến tuy say nhưng vẫn cùng bạn cạn hết chén này đến chén khác. Cạn một lần đến cuối tận chén rượu thâm giao: “Khuyến quân cánh tận nhất bôi tửu” (Mời anh hãy uống cạn thêm một chén nữa!) để thỏa lòng vui thích và sự nâng lòng nhẹ nhàng bằng thức rượu để say.

Tóm lại, ta thấy được trong thơ Nguyễn Khuyến, rượu và cái say xuất hiện như một bảo chứng cho một góc độ khác trong tâm hồn của thi nhân. Rõ ràng rằng, trong niềm vui thú, rượu là phương tiện đểnhà thơ say vì sự hào hứng vui mừng, để thi nhân khuây khỏa, lánh xa sự nhốnhăng của xã hội. Ta chưa bàn đến ý niệm hay tư tưởng dạng “đao to búa lớn” nào cả, mà trước tiên ta hãy xét thú thưởng rượu và cái say cũng là những thú rất bình thường của con người đời thường và Nguyễn Khuyến là một cá nhân của cái đời thường ấy.

Một phần của tài liệu Khoá luận cái say trong thơ nguyễn khuyến (Trang 55 - 63)