Mượn cái say để bày tỏ nỗi niềm về hiện trạng đất nước

Một phần của tài liệu Khoá luận cái say trong thơ nguyễn khuyến (Trang 66 - 72)

Có lẽ Nguyễn Khuyến là nhà thơ mang nhiều tâm sự, những tâm sự mang tầm “trị quốc bình thiên hạ”. Từ tâm sựtrong gia đình đến những tâm sự rộng lớn hơn và hơn hết đó là những tâm sự vềđất nước, nhân dân.

Hậu bán thế kỉ XIX, thực dân Pháp nổ tiếng súng bắt đầu cho công cuộc xâm chiếm nước ta. Lúc này đất nước rơi vào tay giặc, con dân yêu nước ai chẳng đau lòng trước thực trạng này - thực trạng dân tộc bị nô lệ; xã hội nhốnhăng yếu hèn trước kẻ thù và những “phụ mẫu” của dân thì nhu nhược trước kẻ thù, không giúp gì được cho việc đánh đuổi giặc Pháp mà nay lại bắt tay với chúng để làm khổnhân dân trăm bề. Trước tình thế suy vi ấy, từ quan về quê là một lựa chọn “bất đắc dĩ” nhưng phải làm đểtránh xa, đểmà không đau lòng trước cảnh tồi tàn ấy. Và Nguyễn Khuyến đã từ quan, dù từ quan về quê nhưng không lấy một giây phút nào trong lòng Nguyễn Khuyến không dậy sóng vì nhân dân.

Trở về quê nhà, Nguyễn Khuyến chọn thú điền viên, ruộng vườn mà an yên đến hết đời. Bên cạnh đó nhà thơ cũng đã lựa chọn rượu như một thứ gia vị nêm nếm cho cuộc sống thêm hứng thú, thêm niềm vui. Nhưng không chỉ có vậy, đó chỉ là phần nổi của tảng băng mà thôi. Bóc hết cái lớp vui thú kia đi, ta thấy thơ ông chỉ còn trơ ra những nỗi niềm về thời thế, về hiện trạng đất nước. Ông muốn say, say hết cả nghìn ngày, nếu tốt hơn thì say hết cả một đời người. Say đi, say để nó giúp ông sống giả tạo với đời mà không hề hay biết cuộc đời đang quá suy tàn, u tối và xã hội đang dần thối nát.

Đêm khuya là lúc con người tỉnh tâm để tìm về với thực tại, Nguyễn Khuyến nghe tiếng hát mà lòng thổn thức lo âu:

Một khúc đêm khuya tiếng đã chầy Nửa chen mặt nước, nửa từng mây. Nghĩ mình vườn cũ vừa lui bước, Ngán kẻ phương trời chẳng dứt dây. Bẻ liễu thành Đài, thôi cũng xếp, Trồng lan ngõ tối ngát nào hay? Từxưa mặt ngọc ai là chẳng, Chén rượu bên đèn luống tỉnh say.

(Nghe hát đêm khuya) Bước ra vườn khuya, nghe tiếng trời đất hòa cùng âm thanh cây cỏ, nhưng có hay chăng nhà thơ đang thẩn thờtrước cảnh vật. Chẳng nghe hương lan đang tỏa ngát, chẳng nghe tiếng động của thiên nhiên, mà trong lòng ông mang nặng những nỗi niềm, cái nỗi niềm thời thế đã che khuất mất cái cảm xúc của Tam nguyên.

Nguyễn Khuyến đã tận mắt mình chứng kiến cảnh một ông lão say, ông ta bực tức vì cái gian hàng mới mở ra của mình để buôn cá, bán rau mà nay lại bị một hàng mới mở bên cạnh giành mất mối. Ông ta nói với một giọng say nhè, nhưng ở những đoạn nói về mất mối lợi thì nói rất đúng và rất tỉnh. Nguyễn Khuyến hết lời khuyên ngăn nhưng ông ta không chịu về. Buộc lòng Nguyễn Khuyến phải chốt hạ:

Phân hào chi lợi vịtúy đắc, Thề đạo nhân tâm chân khả ai; Thỉnh ông tự ngôn ngã tựẩm, Ông khứ ngã túy thùy tương sai!

(Túy ông ngâm)

Dịch:

Việc dù lợi, một phân một ly cũng không thể say Lòng người, thói đời nghĩ thật đáng thương Vậy xin ông cứ nói, ta cứ uống

Đến khi ông đi thì ta say, có ai còn ganh ghét nhau nữa?

Vậy đấy, cảnh đời thật đáng thương như cụYên Đổđã nói tới, say đâu cũng được nhưng liên quan đến cái lợi lộc của mình là phải giữ lấy trước đã. Dù cho có say nhưng khi phân tích đến những mối lợi thì tỉnh lắm, tỉnh đến độ chất vấn được cả kẻ đã cạnh tranh với mình cơ mà! Đây chính là biểu hiện của nền kinh tế thị trường khi Pháp xâm lược và mang những thứ tư tưởng “tân trào”, phương Tây, trong đó kinh tế là một điểm đánh mũi nhọn của bọn Thực dân.

Nguyễn Khuyến sống trong thời cuộc đủ để nhìn nhận được cái Đạo học Nho học thời này nó suy vi đến nhường nào. Bạn bè mà ông quen biết trong giới khoa bảng, giờ đây chia làm hai thái cực trước sự xâm lăng của Pháp. Một bên là chống lại Pháp, quyết không làm tay sai cho chúng như Nguyễn Khuyến thì đã bị chúng giết sạch hoặc bị cầm tù. Còn một bên là những kẻbán nước, đi theo chúng đểlàm tay sai, hưởng bổng lộc của chúng như một đám “ruồi trâu”, bợđít. Dù đã chọn với cuộc sống thanh bần, ẩn dật, xa lánh thói đời nhiễu nhương kia rồi, ấy vậy mà Nguyễn Khuyến nào có được yên đâu, khi chúng năm lần bảy lượt kéo đến tìm ông, rủ rê ông, biếu xén quà cáp để kéo ông về làm cho chúng. Vậy nghĩ có đau lòng không?

Có một câu chuyện rằng, Chu Mạnh Trinh đã mang tặng Nguyễn Khuyến một chậu sơn trà, để thử xem Nguyễn Khuyến có lòa thật không. Nguyễn Khuyến đã làm một bài thơ Tạ lại người cho hoa trà. Mở đầu bài thơ Nguyễn Khuyến đã

khéo lấy một lý do hết sức chính đáng để tỏ sự thành tâm của mình:

Tết đến người cho một chậu trà, Đương say ta chẳng biết rằng hoa.

Cũng lại là thú say trong dịp lễ tết, Nguyễn Khuyến đã uống rượu trong mùa xuân ấy, để rồi lảo đảo, mắt mờ chẳng biết rằng hoa mà Chu Mạnh Trinh tặng là hoa gì. Hơn nữa, Nguyễn Khuyến có lòa mắt vì say nhưng vì để răn dạy cho Chu Mạnh Trinh biết rằng, tuy lão có lòa vì say ởnơi đôi mắt, chứ không bao giờ chọc mù lương tâm của mình để theo những tên bán nước cầu vinh như hắn. Mượn cớ là quá say rượu, nên đây là cách giãi bày khôn khéo và vô cùng thâm thúy của thi nhân. Nhà thơ thật tinh tế nhường nào khi đã đáp lại một cách rất dứt khoát để cho phỉ tấm lòng người thử được tỏ tường bằng một chất giọng tiếu hài của một người vừa mới tỉnh rượu:

Cận nhật tương khan duy dĩ tỵ Liễu vô hương khí nhất kha kha

(Sơn trà)

Dịch:

Lâu nay ta chỉ xem bằng mũi

Đếch thấy mùi thơm một tiếng khà!

Nghĩ mà giận cho ông án sát mê muội, vì quyền danh mà bán đi phẩm hạnh của mình, chấp nhận làm tay sai cho giặc để dò la và mua chuộc chí sĩ Việt Nam, thật đáng cụ văng tục cho một tiếng “Đếch”. Nếu ông hiểu được cụ đã nguyện sạch

như nước, trắng như ngà, trong như tuyết, quyết không nhơ, thì đâu ông còn dám múa lưỡi khoe khôn với cụ!

Hiện trạng xã hội bấy giờ còn nhốnhăng hơn những gì mà Nguyễn Khuyến tưởng, “Những người hãnh tiến, nhiều người xuất thân từ tầng lớp cặn bã của xã hội, ngang nhiên thành kẻ thượng lưu.” [37; 101]. Một xã hội dễ dàng dung túng cho những kẻ chẳng là gì nay trở mình thành tầng lớp thượng lưu, tân thời. Rồi đất nước sẽ về đâu với một lớp người như vậy đứng lên làm chủnó. Đã thượng lưu thì phải thượng lưu cho trót, họtìm đến Nguyễn Khuyến để xin chữ, để nhờ Nguyễn Khuyến dạy cho họ học chữ, rồi viết những bài ca ngợi về tấm lòng “cộng tác với giặc” quyết không đổi thay của họ. Không lúc nào mà con chữ phải xuống nước như lúc này, nó còn thảm sầu hơn cái cảnh ông Đồ bày mực tàu, giấy đỏ bên lề đường để bán lấy tiền mưu sinh cho cuộc sống hằng ngày. Thật tởm lợm và cũng đáng khinh bỉ. Trong mắt cụ Tam nguyên, chúng như những đàn muỗi vo ve, nhức tai:

Tụvăn hô ngã khởi Cử phiến khu phụ lai Thích thích nhập nhân nhĩ Ngã nhục nhĩ hà cam?

(Văn) Dịch

Ta say đương buồn ngủ Lũ muỗi gọi ta dậy

Ta giơ quạt xua đi, chúng lại đến Cứ nhoi nhói vào tai người ta Sao mày thích thịt tao thế?

Mày với ta chẳng liên can gì nhau Sao mày bắt chặt ta như vậy?

(Bản dịch của Trần Văn Nhĩ)

Cái hiện trạng nhốnhăng của đất nước khiến con dân yêu nước – đặc biệt là Nguyễn Khuyến vô cùng đau lòng. Trước sự đau lòng ấy, nhà thơ biết tỏ bày cùng ai, âu cũng chỉ có con chữ để gửi gắm niềm thương cảm của một vịquan đã về hưu với hiện trạng đất nước ngày một nhơ nhuốc, đen thui. Lánh trong trong niềm say, Nguyễn Khuyến dường như muốn thoát khỏi cảnh trớ trêu ấy nhưng có thoát được đâu, đất nước bịđô hộ vẫn còn đó với những tiếng oằn mình, thay thời chuyển thế đau đớn. Trong niềm say, Nguyễn Khuyến vẫn hướng mắt mình về

phía đất nước, gắn vận mệnh mình chung với vận mệnh nhân dân để trong thơ ông, tiếng cười trào phúng là một nhát dao trả thù những tên ngoại lai xâm lược và những kẻ vong quốc vô ơn.

Một phần của tài liệu Khoá luận cái say trong thơ nguyễn khuyến (Trang 66 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(156 trang)