Nhƣ đã phân tích ở Chƣơng 4 Ngân hàng TMCP Phƣơng Đông chi nhánh Cần Thơ đã tiếp cận đƣợc hầu hết các ngành nghề trên địa bàn thành phố. Những ngành nghề phổ biến trên địa bàn và đem lại lợi ích cho ngân hàng cần đƣợc phát huy tiếp nhƣ những ngƣời bán buôn, bán lẻ, sửa chửa xe các loại, nông nghiệp, công nghệ chế biến chế tạo. Những ngành nghề có rủi ro cao và thực sự đã xảy ra ra rủi ro với ngân hàng trong năm 2011 – 2013 là bất động sản, xây dựng, thủy sản thì ngân hàng cần ý thức rủi ro cao hơn và hạn chế cho vay, có nghiên cứu kĩ càng hơn trong các gói giải ngân tiếp theo cho đối tƣợng khách hàng của nhóm ngành này.
69
Ngoài ra theo định hƣớng của Thành phố thì tới đây khu vực kinh tế thứ III là dịch vụ sẽ đƣợc mở rộng nên đã có rất nhiều công trình thuộc lĩnh vực thƣơng mại, du lịch đang đƣợc xúc tiến xây dựng và sắp sửa đi vào hoạt động nhƣ Phong Điền, Cồn Khƣơng, Cồn Ấu, Tân Lộc… ngân hàng cũng nên cân nhắc hỗ trợ vốn cho các cá nhân đang làm việc trong những khu này hay việc chủ động tìm đến các khách hàng kinh doanh nhà hàng, quán xá, nơi nghỉ dƣỡng hay các dịch vụ hỗ trợ ăn theo các khu du lịch này quanh địa điểm du lịch cũng sẽ rất tìm năng.
Cần Thơ sẽ phát triển chƣơng trình nông nghiệp công nghệ cao tại Thới Lai, Phong Điền, Vĩnh Thạnh, Thốt Nốt. Nông dân sản xuất nông nghiệp vốn đã có nguồn thu nhập đang đƣợc cải thiện và khá ổn định và quan trọng họ có ý thức trả nợ rất tốt. Việc công nghệ cao đƣợc đƣa vào sản xuất chắc chắn sẽ làm thay đổi kết quả sản xuất nông nghiệp rõ rệt. Tùy thuộc vào tầm giới hạn của mạng lƣới ngân hàng OCB và mức độ am hiểu địa phƣơng mà ngân hàng nên nghĩ đến việc tiếp xúc nhiều hơn với các nông hộ nơi đây và mạnh dạng cho họ vay vốn bây giờ hoặc sau này.