Chiến lƣợc Marketing ngân hàng

Một phần của tài liệu một số giải pháp mở rộng tín dụng cá nhân cho ngân hàng phương đông chi nhánh cần thơ (Trang 86)

Marketing ngân hàng có thể đƣợc hiểu đơn giản là marketing đƣợc ứng dụng vào hoạt động của ngân hàng nhằm thoả mãn khách hàng và thu đƣợc lợi nhuận tối ƣu. Tuy nhiên có một số ý kiến khác nhau về marketing ngân hàng nhƣ sau:

- Marketing ngân hàng là hoạt động tiếp cận thị trƣờng của ngân hàng thƣơng mại nhằm phát hiện nhu cầu về các sản phẩm dịch vụ từ đó ngân hàng thoả mãn tối đa nhu cầu đó nhằm mang lại hiệu quả cao nhất trong hoạt động kinh doanh.

- “Marketing ngân hàng là một hệ thống tổ chức quản lý của một ngân hàng để đạt đƣợc mục tiêu đề ra của ngân hàng là thoả mãn tốt nhất nhu cầu về vốn, cũng nhƣ các dịch vụ khác của ngân hàng đối với nhóm khách hàng lựa chọn bằng các chính sách, biện pháp hƣớng tới các mục tiêu cuối cùng là đối đa hoá lợi nhuận”

Và thực tế đã chứng minh các ngân hàng kinh doanh trên cơ sở các hoạt động đã đƣợc chiến lƣợc hóa luôn thành công hơn các ngân hàng kinh doanh theo kiểu tuỳ tiện đối phó với thị trƣờng. Sự thành công của các ngân hàng

75

không xây dựng các chiến lƣợc marketing (nếu có) chỉ là sự may mắn mà thôi và mang tính ngắn hạn.

Trong kinh doanh ngân hàng thì “niềm tin” là thứ quan trọng nhất. Khách hàng có tin tƣởng ngân hàng thì mới gửi tiền dành dụm của mình vào ngân hàng, ngân hàng có tin tƣởng vào khách hàng thì mới dám cho khách hàng vay từ số tiến mà ngân hàng đã vay mƣợn đƣợc trên thị trƣờng. Vì vậy xây dựng một hình ảnh về một ngân hàng với niềm tin vững chắc từ phía khách hàng lẫn các nhà đầu tƣ mới thứ quan trọng nhất, tạo nền tảng để phát triển bền vững. Tuy nhiên, hiện tại thật không dễ dàng để thuyết phục các cá nhân hay doanh nghiệp có kinh nghiệm kinh doanh đang hoạt động rằng OCB là ngân hàng đáng tin tƣởng nhất để gửi tiền và vay vốn ở mọi thời điểm, bất chấp mọi tình hình kinh tế. Nhƣng việc tạo ra hình ảnh ngân hàng với niềm tin nhƣ thế sẽ dễ dàng hơn rất nhiều lần với các đối tƣợng chƣa sử dụng nhiều đến các tiện ích ngân hàng trong số này có thể kể đến là các lớp trẻ nhƣ sinh viên, học sinh. Việc tích cực đầu tƣ cho giáo dục và tài trợ vào các chƣơng trình hội thảo, trao học bổng cho sinh viên Đại học Cần Thơ hay học sinh sinh viên các tổ chức giáo dục khác trong một thời gian dài thì ắt hẳn trong tƣơng lai uy tín của ngân hàng OCB sẽ đƣợc nâng lên rất nhiều.

Ngoài việc thực hiện các trƣơng trình quản bá hình ảnh, sản phẩm mà ngân hàng hội sở giao cho thì việc OCB Cần Thơ cũng cần phải chủ động hơn nữa trong việc tiếp thị, chào hàng các sản phẩm tín dụng, huy động vốn và dịch vụ ngân hàng của mình đến với các cá nhân và doanh ngiệp trên địa bàn.

76

CHƢƠNG 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN

Khách hàng cá nhân hay khách hàng doanh nghiệp đều có vai trò rất quan trọng với mỗi ngân hàng. Tùy thuộc vào định hƣớng phát triển là ngân hàng là chuyên bán buôn hay bán lẻ hoặc kết hợp cả bán buôn và bán lẻ mà mỗi ngân hàng có mức độ quan tâm với từng loại đối tƣợng khách hàng này khác nhau. Tuy nhiên nhiên với số lƣợng đông đảo hơn hẳn khách hàng doanh nghiệp thì tín dụng đối với cá nhân phức tạp và sôi động hơn nhiều. Việc duy trì mức độ chăm sóc hợp lí với khách hàng cá nhân không những giúp các ngân hàng đảm bảo về lợi nhuận phân tán rủi ro, một kênh marketing hiệu quả, nó còn giúp ngân hàng và cả nhân viên trở nên năng động bởi nhu cầu và thị hiếu của khách hàng cá nhân rất đa dạng và thay đổi theo thời gian.

Mở rộng tín dụng với khách hàng cá nhân hay doanh nghiệp thì điều mang lại kết quả kết quả cuối cùng là gia tăng doanh số cho vay ra qua đó tăng số dƣ nợ và tăng lợi nhuận trong kỳ cho ngân hàng. Mở rộng tín dụng mang lại một cái nhìn là từ phía ngân hàng rằng họ chủ động tìm đến các khách hàng thuộc các phân khúc mới, tiếp cận với nhiều phƣơng thức hơn tạo đa dạng sự lựa chọn cho cả khách hàng và cả ngân hàng trong quá trình tín dụng nhằm tối đa hóa khả năng tạo ra giao dịch thành công giúp cả khách hàng và ngân hàng cùng đạt đƣợc mục đích của mình.

Với tinh thần của luận văn thì tác giải đã khái quát đƣợc một số mục tiêu quan trọng:

- Hệ thống hóa một số kiến thức cơ bản liên quan vấn đề tín dụng và các đặc điểm tín dụng của đối tƣợng khách hàng cá nhân

- Phân tích thực trạng tín dụng chung, tín dụng với khách hàng cá nhân qua đó thấy đƣợc vai trò của tín dụng cá nhân ở Ngân hàng TMCP Phƣơng Đông chi nhánh Cần Thơ

- Phân tích thực trạng mở rộng tín dụng cá nhân dựa trên một vài tiêu chí quan trọng ở Ngân hàng TMCP Phƣơng Đông chi nhánh Cần Thơ

- Đề xuất một số giải pháp mở rộng tín dụng cá nhân nói riêng và mở rộng tín dụng nói chung cho Ngân hàng Phƣơng Đông chi nhánh Cần Thơ.

- Đƣa ra một số kiến nghị cho chính quyền địa phƣơng và cơ quan nhà nƣớc nhằm tạo kiện cho tín dụng đƣợc mở rộng.

77

Luận văn chủ yếu đƣợc xây dựng dựa trên kiến thức đƣợc học ở trên lớp và kiến thức tự tìm hiểu thêm của tác giả kết hợp với các số liệu và đặc biệt là sự hỗ trợ rất nhiệt tình của thầy Nguyễn Ngọc Lam và các anh chị cán bộ trong OCB Cần Thơ. Đề tài thực hiện chỉ bởi một cá nhân là sinh viên năm cuối viết nên không tránh khỏi nhiều nhận định chủ quan rất mong đƣợc các thành viên trong hội đồng đóng góp ý kiến và tạo điều kiện để đề tài này tiếp tục đƣợc nghiên cứu sâu hơn nữa.

6.2 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 6.2.1 Kiến nghị với NHNN 6.2.1 Kiến nghị với NHNN

NHNN nên đẩy nhanh và quyết liệt hơn trong cá biện pháp xử lí nợ xấu trong ngân hàng cũng nhƣ tái cơ cấu lại gia tăng năng lực quản lí cho ngân hàng trong nƣớc:

- Phá băng thị trƣờng bất động sản giải quyết ứ đọng bất động sản hiện tại, tạo điều kiện cá nhân doanh nghiệp trả nợ

- Cho phép gia tăng lƣợng sở hữu của ngân hàng nƣớc ngoài vào các ngân hàng trong nƣớc.

- Miễn các loại thuế (thuế GTGT, thuế Thu nhập doanh nghiệp…) cho các hoạt động mua bán nợ nhằm thúc đẩy sự hình thành và phát triển của thị trƣờng mua bán nợ.

- Tiếp tục giảm trần lãi suất huy động và hƣớng đến gở bỏ trần lãi suất huy động trong thời gian tới

- Đầu tƣ cho cả hệ thống ngân hàng một tổ chức thẩm định hồ sơ chuyên nghiệp hoặc hệ thống điện tử chung nhất quản lí các tài sản đảm bảo

- Ra một số qui định thí điểm để khuyến khích ngƣời dân có thói quen ít dùng tiền mặt và giao dịch thƣờng xuyên hơn với ngân hàng.

- Trong một số trƣờng hợp mạnh dạng tung ra các gói cho vay tiêu dùng lớn nhằm kích cầu mạnh mẽ hơn.

6.2.2 Kiến nghị với Thành phố Cần Thơ

- Các tài liệu chi tiết về định hƣớng phát triển ngành nghề và các số liệu về sự phát triển các ngành ngề trong quá khứ của Thành phố cần đƣợc điều tra trung thực và công khai rộng rãi đến các tổ chức kinh tế và ngƣời dân trên địa bàn thành phố.

78

- Các cơ quan chức năng có thẩm quyền Thành phố Cần Thơ tiếp tục thúc đẩy phát triển cơ sở hạ tầng và giám sát các công trình thƣơng mại, du lịch nhằm hoàn thành đúng tiến độ đề ra.

- Tạo điều kiện pháp lí dễ dàng hơn cho các nhân mua nhà, định cƣ trên thành phố.

- Chủ động tìm đến các ngân hàng để hợp tác trong các dự án phát triển thành thị lẫn nông thôn, sự hợp tác giữa các cơ qua chức năng và ngân hàng trong các dự án lớn cũng góp phẩn làm giảm gánh nặng ngân sách của địa phƣơng, mà ngân hàng cũng lại có thêm kênh đầu tƣ mới.

- Ra một số qui định thí điểm để khuyến khích ngƣời dân có thói quen ít dùng tiền mặt và giao dịch thƣờng xuyên hơn với ngân hàng. Thay vì chở đợi sự tự phát triển tự nhiên của dịch vụ ngân hàng thì việc tạo ra một thói quen mới này cũng phần nào thay đổi bộ mặt thành phố theo chiều hƣớng tích cực hơn.

79

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Minh Kiều, 2009. Nghiệp vụ ngân hàng thương mại. Hà Nội: Nhà xuất bản Thống Kê.

2. Edward W. Reed and Edward K. Gill, 1989. Ngân hàng thương mại. Dịch từ tiếng Anh. Ngƣời dịch Lê Văn Tế, 2004. Hà Nội : Nhà xuất bản Thống kê.

3. Nguyễn Thị Mỵ và Phan Đức Dũng, 2006. Phân tích hoạt động kinh doanh : (Lý thuyết, bài tập và bài giải) . Hà Nội : Nhà xuất bản Thống kê.

4. Trần Ái Kết, 2009. Giáo trình lý thuyết tài chính tiền tệ . Tp. Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản giáo dục.

5. Thái Văn Đại, 2013. Giáo trình nghiệp vụ ngân hàng thương mại. Cần Thơ: Nhà xuất bản Đại học Cần Thơ.

6. Trịnh Văn Tuấn, 2014. Kết quả đạt đƣợc trong 6 tháng đầu năm 2014. Hội nghị: sơ kết 6 tháng đầu năm 2014, trang 12-13. Ngân hàng TMCP Phƣơng Đông , tháng 7 năm 2014.

7. Võ Thị Thu Hiền, 2011. Mở rộng tín dụng ngân hàng đối với các doanh nghiệp thuộc kinh tế tư nhân tại Ngân hàng Công Thương thành phố Đà Nẵng. Luận văn thạc sĩ. Đại học Đà Nẵng.

Một phần của tài liệu một số giải pháp mở rộng tín dụng cá nhân cho ngân hàng phương đông chi nhánh cần thơ (Trang 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)