6. Kết cấu của luận văn
1.2.3.2 Nhân tố bên ngoài
Môi trường kinh tế:
Môi trường kinh tế bao gồm các chính sách của nhà nước trong từng thời kỳ về
phát triển kinh tế và môi trường kinh doanh. Các nhân tố này có ảnh hưởng đến mức
độ thu nhập, khảnăng thanh toán và chi tiêu, nhu cầu về vốn, gửi tiền của dân cư.
Sự thay đổi các yếu tố thuộc môi trường kinh tế có tác động trực tiếp và to lớn
đến sự phát triển kinh tế của nói chung và hoạt động kinh doanh bảo hiểm trong đó
Bancassurance nói riêng. Một môi trường kinh tế phát triển, các biến số kinh tế vĩ mô đều có dấu hiệu tốt, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển sẽ tạo điều kiện
làm tăng khả năng thanh toán, tăng nhu cầu chi tiêu, gửi tiền của người dân và nhu cầu vốn cho doanh nghiệp. Từđó góp phần làm tăng nhu cầu sử dụng các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng. Ngược lại, khi nền kinh tế suy thoái, tỷ lệ thất nghiệp gia tăng, nhu
cầu tiêu dùng của xã hội giảm sút sẽ khiến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp bị đình trệ, khó khăn làm nhu cầu sử dụng các dịch vụ tài chính cũng
thấp đi, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động ngân hàng. Môi trường chính trị
Hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động trong lĩnh vực tài chính ngân hàng nói riêng chịu tác động rất lớn từ những biến động về tình hình chính trịở trong và ngoài
nước. Một môi trường chính trị ổn định sẽ giúp cho các ngân hàng có điều kiện phát triển tốt hoạt động của mình. Ngược lại, khi môi trường chính trị có nhiều bất ổn thì các ngân hàng khó có thể hoạt động tốt và phát huy tốt vai trò của mình trong nền kinh tế.
Môi trường pháp lý
Kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ là một trong những ngành kinh doanh chịu sự
giám sát chặt chẽ của luật pháp và các cơ quan chức năng của chính phủ. Môi trường pháp lý sẽđem đến cho các ngân hàng một loạt các cơ hội và thách thức mới, nhất là trong quá trình hội nhập kinh tế Việt Nam với thế giới.
Đối với hoạt động kinh doanh bảo hiểm của ngân hàng, vấn đề hoàn thiện môi
trường pháp lý là rất quan trọng. Trong xu thế toàn cầu hóa, hoạt động ngân hàng ngày càng phải đổi mới để đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Tuy nhiên việc triển khai các sản phẩm và dịch vụ mới còn gặp nhiều khó khăn về cơ sở pháp lý, nhất là đối với việc các ngân hàng kinh doanh bảo hiểm. Chính vì thế, để tận dụng được cơ hội cũng như giảm thiểu được bất lợi trong quá trình toàn cầu hóa thì hoàn thiện môi trường pháp lý là điều hết sức cần thiết.
Cạnh tranh trong lĩnh vực tài chính ngân hàng
Thị trường tài chính ngân hàng ở Việt Nam đã có sự phát triển mạnh mẽ trong khoảng 10 năm trở lại đây. Cùng với sự phát triển chung của nền kinh tế và đời sống
của người dân được cải thiện rõ rệt, nhu cầu sử dụng dịch vụtài chính ngày càng tăng
cao khiến rất nhiều tổ chức kinh doanh mong muốn tham gia cung cấp loại hình dịch vụ tài chính. Bên cạnh NHTM thì còn một loạt các tổ chức tài chính phi ngân hàng khác cũng tham gia cung cấp dịch vụnhư tổ chức bảo hiểm, công ty tài chính, tiết kiệm
bưu điện… Đặc biệt là sự tham gia của các ngân hàng, tổ chức tài chính nước ngoài vào hoạt động ngân hàng làm cho sự cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn.
Sức ép về cạnh tranh khiến các ngân hàng muốn tồn tại và phát triển thì cần phải
huy động được tối đa tiềm lực tài chính, luôn phát triển các sản phẩm mới để thỏa mãn tối đa nhu cầu của khách hàng với giá cả thấp nhất.
Khách hàng
Trong việc cung cấp các sản phẩm bảo hiểm thông qua ngân hàng, khách hàng vừa tham gia định hướng sản phẩm dịch vụ, vừa trực tiếp sử dụng sản phẩm dịch vụ. Vì thế, mong muốn, nhu cầu và cách thức sử dụng dịch vụ của khách hàng sẽ là yếu tố
quyết định tới định hướng, chiến lược phát triển của ngân hàng. Các yếu tố liên quan
đến khách hàng như độ tuổi, nghề nghiệp, trình độ văn hóa, các yếu tố mang đặc tính vùng miền…ngân hàng cần phải quan tâm và nghiên cứu để biết được các nhu cầu khác nhau về sản phẩm dịch vụ của họ. Xã hội ngày càng phát triển, những mong muốn của con người cũng từđó mà cao thêm, đòi hỏi ngân hàng phải không ngừng nỗ
lực cung cấp những dịch vụđa dạng hơn, hiện đại hơn.
Các yếu tố quyết định sự hài lòng của khách hàng đó là: sự cung cấp đầy đủ các thông tin về sản phẩm (tiện ích sản phẩm, định hình sản phẩm và giá trị gia tăng); sựtư
vấn cho khách hàng những vấn đề xoay quanh tình hình tài chính cá nhân và kiến nghị
các giải pháp phù hợp; sự bảo mật tuyệt đối các thông tin của khách hàng; thái độ phục vụ của nhân viên ngân hàng…
1.3Một số mô hình nghiên cứu về sự hài lòng của khách hàng 1.3.1 Khái niệm sự hài lòng