CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BANCASSURANCE TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
2.2 Gi ới thiệu về Ngân hàng TMCP Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam tiền thân là Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam được thành lập vào ngày 26/4/1957. Trong quá trình hoạt động cùng với sự phát triển và xây dựng đất nước, BIDV cũng trải qua những giai đoạn phát triển với những tên gọi khác nhau:
- Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam (1957-1981)
- Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam (từ 24/6/1981-1990) - Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (1990 – 27/04/2012)
- Ngày 28/12/2011, BIDV đã thực hiện thành công việc phát hành cổ phần lần đầu ra công chúng. Kết quả IPO này có thể coi là “ngoài sự mong đợi” của những chuyên gia kinh tế, những đầu tư lạc quan nhất trong điều kiện thị trường chứng khoán Việt Nam lao dốc, thị trường chứng khoán thế giới ảm đạm như tháng 12/2011. Kết quả IPO của BIDV một lần nữa minh chứng uy tín thương hiệu BIDV, bản lĩnh của BIDV, sức mạnh nội tại của BIDV. Ngoài ra, điều này còn thể hiện sự quan tâm rất lớn của đông đảo các nhà đầu tư đối với cổ phiếu BIDV và rộng hơn là sự tin tưởng vào uy tín, thương hiệu và hoạt động kinh doanh của một ngân hàng hàng đầu trên thị trường.
BIDV chính thức phát hành cổ phiếu lần đầu với kết quả 84.754.146 cổ phiếu được bán ra với giá chào sàn là 18.500 đồng thu về 1.575 tỷ đồng. Và từ 27/04/2012 đến nay BIDV chính thức trở thành Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV).
Việc cổ phần hóa thành công thực sự là cuộc cách mạng, là sự chuyển đổi căn bản hoạt động của BIDV sau 55 năm thực hiện nhiệm vụ, vai trò của một NHTMNN.
Quá trình cổ phần hóa sẽ tạo cho BIDV một mô hình mới, năng động và hiệu quả; Tạo điều kiện để hấp thụ nguồn lực trong và ngoài nước; Tạo sự thúc đẩy để cũng cố các lĩnh vực hoạt động và mở rộng đầu tư cũng như nâng tầm giá trị thương hiệu. Với bản lĩnh vững vàng và truyền thống đoàn kết thống nhất trên dưới một lòng, cùng với sự thay đổi trong quản trị điều hành theo mô hình NHTMCP, kỳ vọng rằng BIDV không những bảo vệ, duy trì và phát huy giá trị cốt lõi, xây dựng văn hóa doanh nghiệp và phát triển thương hiệu, mà còn tạo dựng được một vị thế vững chắc trên thị trường tài chính.
Lĩnh vực hoạt động kinh doanh
BIDV với chiến lược phát triển trở thành một tập đoàn tài chính có tầm cỡ với 3 ngành hoạt động chính là Ngân hàng – Bảo hiểm – Đầu tư tài chính. Hiện nay BIDV hoạt động với các ngành nghề kinh doanh chính là Ngân hàng, Bảo hiểm, Chứng khoán và Đầu tư tài chính với các đặc điểm:
Ngân hàng: là một ngân hàng có kinh nghiệm hàng đầu cung cấp đầy đủ các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại và tiện ích.
Bảo hiểm: cung cấp các sản phẩm Bảo hiểm phi nhân thọ được thiết kế phù hợp trong tổng thể các sản phẩm trọn gói của BIDV tới khách hàng.
Chứng khoán: cung cấp đa dạng các dịch vụ môi giới, đầu tư và tư vấn đầu tư cùng khả năng phát triển nhanh chóng hệ thống các đại lý nhận lệnh trên toàn quốc.
Đầu tư tài chính: góp vốn thành lập doanh nghiệp để đầu tư các dự án, trong đó nổi bật là vai trò chủ trì điều phối các dự án trọng điểm của đất nước như: Công ty Cổ
phần cho thuê Hàng không (VALC) Công ty phát triển đường cao tốc (BEDC), Đầu tư sân bay Quốc tế Long Thành…
Mạng lưới
- Mạng lưới ngân hàng: BIDV có 118 chi nhánh và trên 551 điểm mạng lưới, 1.300 ATM/POS tại 63 tỉnh/thành phố trên toàn quốc.
- Mạng lưới phi ngân hàng: Gồm các Công ty Chứng khoán Đầu tư (BSC), Công ty Cho thuê tài chính, Công ty Bảo hiểm Đầu tư (BIC) với 20 chi nhánh trong cả nước…
- Đặc biệt với chiến lược thành lập Tập đoàn tài chính mang thương hiệu BIDV và nhận thấy tiềm năng phát triển to lớn của Bảo hiểm gắn với hoạt động kinh doanh ngân hàng, BIDV đã mua lại phần vốn góp Tập đoàn Bảo hiểm Quốc tế QBE trong Liên doanh Bảo hiểm Việt Úc và thành lập Công ty con trực thuộc với tên gọi Công ty Bảo hiểm BIDV (BIC); hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ; vào ngày 01/01/2006. Sau khi đi vào hoạt động BIC tiếp tục thực hiện chiến lược cung cấp sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ được thiết kế phù hợp với tổng thể sản phẩm tài chính dịch vụ trọn gói của BIDV đến khách hàng.”
- Hiện diện thương mại tại nước ngoài: Lào, Campuchia, Myanmar, Nga, Séc...
Thực hiện chiến lược đa phương hóa trong hợp tác kinh tế và mở rộng thị trường, BIDV đã thiết lập các liên doanh: Vid Public Bank (với Malaysia năm 1992), Lào Việt Bank (năm 1999) Bảo hiểm Lào -Việt (năm 2008), Ngân hàng Liên doanh Việt – Nga ( năm 2006), Công ty quản lý quỹ đầu tư BVIM (với Hoa Kỳ năm 2006), Công ty địa ốc BIDV Tower (với Singapore năm 2005), Công ty quản lý quỹ đầu tư tại Hồng Kông và thiết lập hiện diện tại Cộng hoà Séc.v.v. Với việc đầu tư vào thị trường Lào trên cả ba lĩnh vực: Ngân hàng, Bảo hiểm và Đầu tư tài chính, BIDV đã cùng các đối tác Lào tạo nên một cầu nối hữu hiệu cho quan hệ kinh tế, thương mại và đầu tư giữa hai nước Lào - Việt liên tục phát triển.
Hình 2.1: Mô hình cơ cấu tổ chức BIDV
Nguồn: Báo cáo Thường niên 2012 – NHTMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam
Hình 2.2: Báo cáo tài chính hợp nhất của BIDV
Nguồn: Báo cáo Thường niên 2012 – NHTMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam