Nhóm chỉ tiêu sinh lời

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty cổ phần sản xuất và thương mại đại long (Trang 26 - 28)

5. Kết cấu đề tài

1.3.1 Nhóm chỉ tiêu sinh lời

(1) Nhóm chỉ tiêu tỷ suất sinh lời trên doanh thu ROS

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu trong một thời kỳ nhất định được thể hiện qua hai chỉ số lợi nhuận ròng (lợi nhuận sau thuế) chia cho doanh thu. Nó được phản ánh nếu doanh nghiệp thu được 100 đồng doanh thu thì có được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Đơn vị tính %

Công thức tính tỷ số được thể hiện như sau:

ROS =

ợ ℎ ậ ò

ℎ ℎ ℎ ầ

+ Khi ROS > 0: Công ty kinh doanh có lãi, khi chỉ số ROS càng lớn thì

lãi mang

lại cao.

+ Khi ROS < 0: Hoạt động kinh doanh của công ty đang bị lỗ. Vì chi phí đang vượt tầm kiểm soát (giá nguyên liệu đầu vào tăng, chi phí bán hàng hoặc chi phí quản lý doanh nghiệp tăng...) hoặc công ty đang phải chi một khoản tiền để chiết khấu, khuyến mại để bán sản phẩm.

Tuy nhiên chỉ số ROS còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau và đặc biệt là đặc tính của ngành nghề, muốn đánh giá chỉ số này để phù hợp với hoạt động kinh doanh thì nên đánh giá dựa trên mặt bằng trung bình ngành, cũng như so sánh với từng giai đoạn phát triển của doanh nghiệp.

Một doanh nghiệp muốn hoạt động bền vững thì đòi hỏi phải duy trì ổn định tỷ số ROS. Bởi chỉ số này tác động mạnh mẽ đến hoạt động kinh doanh của công ty. Vì tỷ số ROS phụ thuộc vào đặc điểm kinh doanh của từng ngành nghề, nên các nhà quản trị cần theo dõi và so sánh ROS giữa các công ty cùng ngành nghề với nhau.

(2) Nhóm chỉ tiêu tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA)

Chỉ số ROA được gọi là tỷ số lợi nhuận trên tài sản, là một chỉ số thể hiện tương quan giữa mức sinh lợi của một công ty so với tài sản của chính nó. Chỉ số này sẽ cho chúng ta biết hiệu quả của công ty trong việc sử dụng tài sản để kiếm lời.

Công thức tính hệ số ROA:

ROA =

Chỉ số ROA thể hiện mức độ hiệu quả khi sử dụng tài sản của doanh nghiệp. Nó phản ánh được doanh nghiệp kiếm được bao nhiêu tiền lãi trên 1 đồng tài sản bỏ ra. Do vậy, ROA được các chuyên gia gọi là chỉ số biết nói của doanh nghiệp

Chỉ số ROA càng cao thì khả năng sử dụng tài sản của công ty càng có hiệu quả. Theo đó, tài sản của một doanh nghiệp được hình thành từ vốn vay và vốn chủ sở hữu. Hầu hết, các doanh nghiệp đều đi vay lãi để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh, vì vậy để hoạt động kinh doanh được ổn định thì các nhà quản trị cần sử dụng tài sản một cách hiệu quả.

(3) Nhóm chỉ tiêu tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu ( ROE)

Chỉ số ROE là tỷ suất lợi tức trên vốn chủ sở hữu. Đây là một chỉ số đo lường khả năng sinh lời của một khoản đầu tư trên mỗi đầu vốn bỏ ra. Và chỉ số này cũng được hiểu là chỉ số đo lường khả năng sử dụng vốn hiệu quả của công ty.

Công thức tính tỷ số này như sau:

ROE được biểu thị bằng phần trăm. Chỉ số này được tính nếu thu nhập ròng và vốn chủ sở hữu là số dương. Để tính ROE một cách chính xác thì các doanh nghiệp trên vốn chủ sở hữu bình quân trong một thời kỳ nhất định.

Để so sánh với các công ty trong ngành, công thức này thường được sử dụng nhiều nhất. Vì nó sẽ giúp đánh giá công ty nào có tài sản hữu hình hơn là vô hình.

Chỉ số ROE cực kỳ cao là tốt và hiệu quả nếu thu nhập ròng cực kỳ lớn so với vốn chủ sở hữu bởi hoạt động của công ty rất mạnh. Tuy nhiên, ROE cực cao thường do tài khoản vốn chủ sở hữu nhỏ hơn thu nhập ròng, từ đó cho thấy rủi ro nhiều hơn.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty cổ phần sản xuất và thương mại đại long (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(88 trang)
w