Các chỉ tiêu khái quát về tình hình tài chính

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty cổ phần sản xuất và thương mại đại long (Trang 60 - 64)

5. Kết cấu đề tài

2.3.4 Các chỉ tiêu khái quát về tình hình tài chính

Các hệ số về khả năng thanh toán

Bảng 2.8: Các chỉ tiêu khái quát về tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Sản xuất và Thương mại Đại long giai đoạn 2018 - 2020

Chỉ tiêu Tổng tài sản Tổng nợ ngắn hạn Tổng nợ Tổng tài sản ngắn hạn Hàng tồn kho

Lợi nhuận trước thuế và lãi vay

Lãi vay phải trả

Hệ số khả năng thanh toán tổng quát

Hệ số khả năng thanh toán hiện hành

Hệ số khả năng thanh toán

lãi vay 91.9 76.5 17.2

Lần

( Nguồn: Phòng kế toán)

(1) Hệ số khả năng thanh toán tổng quát

Hệ số thanh toán cho thấy mối quan hệ giữa tổng tài sản và tổng nợ phải trả của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định. Hệ số thanh toán tổng quát năm 2018 là 15.68 (>1) cho thấy cứ 1 đồng vay nợ (bao gồm cả nợ ngắn và dài hạn ) của công ty thì có 15.68 đồng giá trị tài sản đảm bảo. Đến năm 2020 giảm mạnh so với năm 2019 là 25.75 lần, điều này thể hiện rằng giá trị tài sản đảm bảo cho các khoản nợ của công ty đã giảm xuống so với những năm trước đây. Hệ số khả năng thanh toán của công ty hiện vẫn đang ở mức tốt, nguyên nhân giảm giá trị tài sản do khấu hao nhiều vào tài sản cố định.

Hệ số thanh toán tổng quát là chỉ tiêu quan trọng giúp nhà đầu tư và các ngân hàng ra quyết định nhanh khi đầu tư và vay các khoản nợ. Khi hệ số thanh toán tổng quát (<1) tức là giá trị tài sản không đảm bảo được cho các khoản vay nợ, công ty sẽ khó khăn trong việc vay mượn tài chính để tài trợ cho hoạt động phát triển kinh doanh của mình.

(2) Hệ số khả năng thanh toán hiện hành

Hệ số khả năng thanh toán hiện hành phản ánh mối quan hệ giữa tổng tài sản ngắn hạn và tổng nợ ngắn hạn. Hệ số này trong 3 năm liên tiếp đều lớn hơn 1 cho thấy công ty có khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn bằng các tài sản ngắn hạn của mình (tiền mặt, hàng tồn kho, các khoản phải thu,...). Hệ số thanh toán hiện hành trong giai đoạn 2018 – 2020 lần lượt là 5.3 – 10.2 – 1.3 (lần). Tuy nhiên, chỉ số này năm 2019 khá cao có thể thấy rằng tổng tài sản một phần bị ứ đọng, theo lý thuyết thì hiệu quả hoạt động kinh doanh chưa được tốt.

Tuy nhiên đây là hệ số mang tính thời điểm nhất định, không phản ánh rõ nhất tình hình kinh doanh, mà đây chỉ số đánh giá liên tục để giúp các các nhà quản trị đưa ra kế hoạch kinh doanh trong thời điểm tiếp theo.

Hệ số khả năng thanh toán nhanh phản ánh mối quan hệ giữa các tài sản có khả năng thanh khoản cao như tiền mặt và các khoản tương đương tiền để thanh toán cho

1 đồng nợ ngắn hạn. Hệ số thanh toán nhanh của doanh nghiệp trong giai đoạn 2018

– 2020 tăng dần qua các năm và đều lớn hơn 1. Với năm 2018 là 4.6 lần cho thấy rằng 1 đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng 4.6 đồng tài sản tương đương tiền. Năm

2019 hệ số này khá cao do các khoản phải thu ngắn hạn tăng lên; nhưng đến năm 2020 thì hệ số này giảm xuống còn 11.0 lần do các khoản tiền mặt giảm. Chỉ số này cho biết, khả năng thanh toán nhanh của công ty hiện tốt, không gặp khó khăn trong việc thanh toán các khoản nợ ngắn hạn.

(4) Hệ số khả năng thanh toán lãi vay

Hệ số thanh toán lãi vay của công ty đang ở mức rất cao trong giai đoạn 2018 – 2020 lần lượt là 91.9 – 76.5 – 17.2 (lần). Hệ số thanh toán lãi vay cả công ty đều lớn hơn 1 cho thấy công ty có đủ khả năng thanh toán các khoản lãi vay cho ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác. Nguyên nhân hệ số thanh toán lãi vay cao là do doanh nghiệp dùng phần lợi nhuận hàng năm để tiếp tục cho hoạt động kinh doanh của mình, nhưng đến năm 2020 hệ số thanh toán lãi vay lại giảm mạnh là do công ty vay mượn tài chính để đầu tư vào bất động sản. Điều này cho thấy, Công ty hiện đang mở rộng sản xuất kinh doanh và đa dạng hóa danh mục đầu tư của mình. Từ đó, tận dụng được những cơ hội phát triển hoạt động kinh doanh, nâng cao khả năng sản xuất kinh doanh của mình, đáp ứng những yêu cầu của thị trường. Nhưng hệ số này quá cao thì cho thấy doanh nghiệp còn phụ thuộc quá nhiều vào các khoản vay để kinh doanh, nhưng đối với Công ty Đại Long thì hệ số này khá cao do hoạt động vay nợ ít.

Các chỉ tiêu phản ánh cơ cấu nguồn vốn và tài sản

Bảng 2.9: Các chỉ tiêu phản ánh cơ cấu nguồn vốn và tài sản của Công ty Cổ phần Sản xuất và Thương mại Đại long giai đoạn 2018 - 2020

Chỉ tiêu

Vốn chủ sở hữu Nợ phải trả Hệ số nợ trên VCSH Hệ số VCSH trên tài sản (Nguồn: Phòng kế toán) (1) Hệ số nợ trên Vốn chủ sở hữu

Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu có sự biến động liên tục trong giai đoạn 2018 – 2020. Năm 2018 nợ trên vốn chủ sở hữu là 0.07 lần, và năm 2020 hệ số này đã tăng lên mức 0.17 lần so với năm 2019 là 0.06 lần. Vì hệ số này nhỏ hơn 1 nên tài sản của doanh nghiệp được tài trợ chủ yếu từ nguồn vốn chủ sở hữu. Nguyên nhân làm cho hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu tăng là do doanh nghiệp vay mượn tài chính để đầu tư vào các lĩnh vực khác. Nhưng hệ số vay nợ của Công ty còn đang ở mức khá là an toàn, chưa có sự đột phá mạnh mẽ cho hoạt động kinh doanh của mình trong dài hạn.

(2) Hệ số Vốn chủ sở hữu trên tài sản

Hệ số vốn chủ sở hữu là chỉ tiêu phản ánh rõ nhất tình hình tài chính của công ty, nó cho biết khả năng tài chính của công ty đó. Theo số liệu ở bảng, ta có thể thấy rằng hệ số vốn chủ sở hữu trên tài sản có sự biến động qua các năm. Năm 2018, trong tổng tài sản của doanh nghiệp, nguồn vốn chủ sở hữu chiếm 94%, năm 2019 tăng lên 96% và đến năm 2020 hệ số này giảm nhẹ xuống còn 95% . Điều này cho thấy, công ty có khả năng về tài chính, hoạt động kinh doanh trở nên ổn định không bị phụ thuộc vào các khoản vay để tài trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

Hệ số vốn chủ sở hữu của Công ty trong giai đoạn này cao, điều này cho thấy hoạt động kinh doanh của Công ty ít bị gây gián đoạn khi vốn chủ sở hữu đảm bảo tốt cho hoạt động kinh doanh của mình, nâng cao khả năng tự chủ về nguồn vốn không bị phụ thuộc quá nhiều vào các khoản vay.

Nhưng để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh và đa dạng hóa các danh mục đầu tư thì Công ty cần thu hút các nhà đầu tư là các cá nhân hay tổ chức, vay từ các tổ chức tài chính để làm cho nguồn vốn kinh doanh trở nên lớn hơn, đưa ra những quyết định đầu tư trong dài hạn với quy mô lớn. Việc thu hút đầu tư không chỉ giúp Công ty có được nguồn vốn để kinh doanh mà còn thu hút được dây chuyền công nghệ, đội ngũ kỹ sư tay nghề cao để vận hành hệ thống dây chuyền máy móc thiết bị hiện đại.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty cổ phần sản xuất và thương mại đại long (Trang 60 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(88 trang)
w