Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty cổ phần sản xuất và thương mại đại long (Trang 43 - 49)

5. Kết cấu đề tài

2.2.1 Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh

Bảng 2.2: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Sản xuất và Thương mại Đại Long giai đoạn 2018-2020

(ĐVT: 1.000 đồng) Chỉ tiêu 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 2. Các khoản giảm trừ doanh thu

3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ(10=01-02) 4. Giá vốn hàng bán 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ(20 = 10-11) 6. Doanh thu hoạt động tài chính 7.Chi phí tài chính Trong đó: chi phí lãi vay

8. Chi phí bán hàng 9. Chi phí quản lý doanh nghiệp

10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh(30=20+21-25- 26) 11.Thu nhập khác 12.Chi phí khác 13.Lợi nhuận khác (40=31-32) 14.Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (50=30+40)

15. Chi phí thuế TNDN hiện hành

16.Lợi nhuận sau thuế

thu nhập

nghiệp(60 = 50-51- 52)

Hình 2.2: Thể hiện doanh thu, chi phí, lợi nhuận của Công ty Cổ phần SX & TM Đại Long giai đoạn 2018-2020

30.000.000.000 25.000.000.000 20.000.000.000 15.000.000.000 10.000.000.000 5.000.000.000 0

Doanh thu thuần

Nhận xét:

Qua bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Sản xuất và Thương mại Đại Long giai đoạn 2018-2020 ta thấy được lợi nhuận thuần của doanh nghiệp qua các năm đều có lãi nhưng có sự thay đổi được thể hiện như sau: Năm 2018 lợi nhuận sau thuế 6.103.970 nghìn đồng, năm 2019 lợi nhuận sau thuế là 6.281.858 nghìn đồng, năm 2020 lợi nhuận sau thuế là 5.994.742 nghìn đồng.

(1) Lợi nhuận sau thuế

Lợi nhuận sau thuế của năm 2019 tăng 1.45% so với năm 2018, nhưng đến năm 2020 lợi nhuận của Công ty giảm 2.31%. Mặc dù, doanh thu của năm 2020 cao hơn 2019 do doanh nghiệp phải chi trả chi phí lãi vay lớn và các chi phí khác tăng lên lần lượt là 109.10% và 87.23%. Nhưng lợi nhuận sau thuế của Công ty giai đoạn 2018 – 2020 cũng không có sự thay đổi quá lớn, lợi nhuận của các doanh nghiệp sản xuất

thường thấp hơn các doanh nghiệp chuyên về thương mại do không phải khấu hao máy móc thiết bị, nhà xưởng. Công ty cần xem xét và đưa ra những giải pháp để tối thiểu hóa các chi phí không cần thiết và nâng cao năng lực sản xuất để hoạt động kinh doanh trở nên hiệu quả hơn.

(2) Doanh thu

Doanh thu thuần của năm 2018 là 24.425.927 nghìn đồng đồng và năm 2019 là 28.321.510 nghìn đồng tăng 7.68%, đến năm 2020 doanh thu thuần là 28.168.167 nghìn đồng có sự giảm nhẹ so với năm 2019 là 0.27%. Điều này cho thấy, doanh thu của Công ty có sự biến động qua từng thời kỳ, phần lớn doanh thu tập trung vào các thời điểm lễ hội như đầu năm và cuối năm, các giai đoạn giữa năm doanh thu thường thấp hơn so với các tháng còn lại. Ngoài ra, các các công ty trên địa bàn tỉnh và cả nước cũng tham gia vào lĩnh vực sản xuất sản phẩm cơm cháy nên khiến cho thị trường về sản phẩm này ngày càng cạnh tranh gay gắt. Tuy là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực sản xuất Cơm cháy ở địa bàn tỉnh nhưng Công ty Cổ phần Sản xuất và Thương mại Đại Long không ngừng cải tiến chất lượng sản phẩm, nâng cao chỉ tiêu về sức khỏe trong mỗi sản phẩm. Trong thời gian tới, Công ty tiếp tục mở rộng về quy mô sản xuất để đáp ứng nhu cầu về thị trường, tăng doanh thu trong kinh doanh.

(3) Giá vốn hàng bán

Giá vốn hàng bán là nhân tố rất quan trọng bởi nó quyết định trực tiếp đến giá thành của sản phẩm. Nếu doanh nghiệp tối ưu hóa được các nguyên vật liệu đầu vào và các yếu tố khác thì giá vốn hàng bán sẽ giảm. Giá vốn hàng bán của năm 2018 là 13.739.266 nghìn đồng và năm 2019 là 16.459.527 nghìn đồng tăng 9.45% do giai đoạn này Công ty đầu tư vào nhà xưởng và máy máy móc thiết bị nên giá vốn hàng bán tăng lên. Đến năm 2020 giá vốn hàng bán là 16.535.273 nghìn đồng không có sự biến động nhiều và chỉ tăng nhẹ 0.23%. Do công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất nên việc đầu tư cho các tài sản cố định nó sẽ tác động trực tiếp đến doanh thu như: Các chi phí đầu tư nhà xưởng, thiết bị, công nghệ và mỗi năm Công ty phải chịu khấu hao khá lớn về các tài sản này. Vì thế, để tối thiểu hóa giá vốn hàng bán thì Công ty cần sử dụng và phân bố các tài sản này một cách hợp lý, nhà quản trị phải đưa ra các kế hoạch cụ thể cho quá trình vận hành hoạt động sản xuất, sử dụng nguồn lao động

có tay nghề và trình độ cao. Từ đó, chi phí hàng bán của Công ty sẽ được tối ưu và có thể cạnh tranh được các đối thủ trên thị trường.

(4) Chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp

Do công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và thương mại nên hai loại chi phí này chiếm rất lớn trong hoạt động kinh doanh. Nó cũng là yếu tố rất quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty và quyết định đến việc tiếp cận sản phẩm đến thị trường.

Chi phí quản lý của công ty giai đoạn 2018 – 2020 có sự tăng qua các năm, cụ thể là năm 2018 chi phí quản lý doanh nghiệp là 2.054.772 nghìn đồng đến năm 2019 là 2.288.149 nghìn đồng tăng 5.53%. Đến năm 2020 chi phí quản lý này tăng nhẹ là 1.59% với chi phí là 2.361.294 nghìn đồng. Điều này cho thấy, doanh nghiệp đã chi một khoản tiền lớn để cho hoạt động kinh doanh trở nên có hiệu quả cao hơn. Hiện nay, các doanh nghiệp chi cho hoạt động này chiếm một khoản lớn, việc quản lý và giám sát chặt chẽ sẽ giúp doanh nghiệp tối ưu hóa được nguồn lực, loại bỏ được những yếu tố không cần thiết để hiệu quả tăng cao.

Chi phí bán hàng là chi phí chi trả cho hoạt động bán hàng, hệ thống phân phối hàng hóa và chi phí này sẽ giúp doanh nghiệp mang hàng hóa đến tay người tiêu dùng nhanh. Chi phí này được thể hiện qua các năm như sau: năm 2018 là 1.734.841 nghìn đồng và năm 2019 là 2.538.065 nghìn đồng, giai đoạn này có sự tăng rõ rệt là 20.95%

. Đến năm 2020, chi phí bán hàng là 1.648.304 nghìn đồng có xu hướng giảm rõ rệt là 19.41%. Qua số liệu, có thể thấy rằng chi phí bán hàng của Công ty có sự thay đổi qua các năm, từ đó tác động đến giá thành của sản phẩm, để sản phẩm chiếm ưu thế về giá cả thì các doanh nghiệp thường cắt giảm những giai đoạn không cần thiết để giảm chi phí.

Chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp là một yếu tố rất quan trọng quyết định đến sự vận hành của cả một hệ thống sản xuất kinh doanh. Do công nghệ hiện tại của Công ty Cổ phần và Sản xuất và Thương mại Đại Long còn chưa thực sự hiện đại và hệ thống các phần mềm quản lý chưa được áp dụng vào để theo dõi tiến trình sản xuất các sản phẩm, mà còn sử dụng các dụng cụ khá lạc hậu để kiểm soát quy

trình. Vì thế doanh nghiệp đã bỏ ra khá nhiều chi phí cho hoạt động quản lý và bán

Hình 2.3 : Biểu đồ thể hiện CP bán hàng, CP quản lý doanh nghiệp, CP tài chính của ông ty Đại Long giai đoạn 2018 - 2020

Bất kì một hoạt động kinh doanh nào cũng cần có một nguồn tài chính đủ lớn, phần lớn các doanh nghiệp đều đi vay nợ để tài trợ cho hoạt động kinh doanh của mình, dựa vào mô hình và đặc điểm kinh doanh nên mỗi doanh nghiệp có các hình thức vay khác nhau. Chi phí tài chính của công ty Đại long năm 2018 là 116.340 nghìn đồng với lãi suất đi vay là 10% đến năm 2019 chi phí tài chính là 154.958 nghìn đồng cho thấy chi phí tài chính đã tăng đáng kể là 15.41%. Cho đến năm 2020, chi phí tài chính đã tăng mạnh lên 109,% so với năm 2019 với khoản chi là 677.536 nghìn đồng.

Chi phí tài chính năm 2019 của Công ty còn khá thấp, cho thấy Công ty còn phụ thuộc vào nguồn lợi nhuận thu được của giai đoạn trước đây để tái sản xuất, không có sự đột phá mạnh về hoạt động kinh doanh của mình. Nhưng đến năm 2020, chi phí này đã tăng đột biến, cho thấy Công ty đã mạnh tay vay các khoản tài chính từ các nguồn khác nhau để đầu cho cho hoạt động kinh doanh của mình cả về chiều sâu lẫn chiều rộng. Vì thế, một doanh nghiệp không chỉ sử dụng các khoản lợi nhuận để

tái đầu tư mà cần phải vay vốn từ các tổ chức tài và các nhà đầu tư để mở rộng hoạt động kinh doanh của mình.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty cổ phần sản xuất và thương mại đại long (Trang 43 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(88 trang)
w