Phân tích sự biến động của nguồn vốn

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty cổ phần sản xuất và thương mại đại long (Trang 52 - 54)

5. Kết cấu đề tài

2.2.3 Phân tích sự biến động của nguồn vốn

Bảng 2.4: Phân tích sự biến động nguồn vốn của Công ty Cổ phần Sản xuất và Thương mại Đại long giai đoạn 2018 – 2020

(ĐVT: 1000 đồng) Nguồn vốn A. Nợ phải trả I. Nợ ngắn hạn 1. Phải trả người bán ngắn hạn 2. Thuế và các khoản phải nộp nhà nước 3. Phải trả người lao động

4. Qũy khen thưởng

II. Nợ dài hạn

1. Phải trả người bán dài hạn

2. Phải trả nội bộ dài hạn

3. Vay và thuê nợ tài chính dài hạn

1. Vốn đầu tư của CSH 2. LNST (chưa phân phối) TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN

Nguồn vốn là điều kiện tiền đề đến quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, nếu doanh nghiệp có tiềm lực về nguồn vốn thì sẽ giúp nâng cao năng lực cạnh tranh. Từ đó, nó đảm bảo cho việc sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp theo mục tiêu đã định ra.

Nhìn vào bảng dữ liệu ta có thể thấy, tổng nguồn vốn năm 2018 là 36.274.234 nghìn đồng tăng lên 42.094.648 nghìn đồng tương ứng với mức tăng là 16.13%. Đến năm 2020 nguồn vốn đã tăng mạnh lên 54.654.047 nghìn đồng với mức tăng 29.84%. Tổng nguồn vốn của Công ty ở giai đoạn này tăng đều qua các năm, cho thấy doanh nghiệp đã giảm được các chi phí và tận dụng hiệu quả các nguồn lực một cách hợp lý.

(1) Nợ phải trả

Việc mở rộng sản xuất nên khoản nợ phải trả đã tăng qua các năm. Năm 2018 với mức nợ phải trả là 2.311.777 nghìn đồng đến năm 2019 tăng lên 2.427.959 nghìn đồng, tăng mạnh vào năm 2020 với mức tăng mạnh là 231.81%. Các khoản nợ ngắn hạn năm 2019 giảm 45.45% so với năm 2018 và tăng nhẹ 7.82% vào năm 2020. Cho thấy, Công ty đã hoàn thành tương đối các nghĩa vụ về thuế thu nhập doanh nghiệp và các khoản lương thưởng cho người lao động trong giai đoạn này.

Để hoạt động kinh doanh phát triển với việc nâng cao khả năng về tài chính, Công ty đã đi vay và thuê nợ tài chính để tài trợ cho hoạt động kinh doanh của mình. Năm 2018 là 1.549.583 nghìn đồng đến năm 2019 thì mức vay đã giảm xuống 20.78%. Nhưng đến năm 2019, mức vay và thuê nợ tài chính đã tăng mạnh với tỷ lệ 451.94%, điều này cho thấy Công ty đang mở rộng hoạt động kinh doanh và đầu tư vào bất động sản.

(2) Vốn chủ sở hữu

Vốn chủ sở hữu năm 2019 tăng 16.89% so với năm 2018 là 5.731.233 nghìn đồng và năm 2020 tăng 17.47% so với năm 2019 là 6.931.250 nghìn đồng. Nguyên nhân do lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của Công ty đã tăng qua các năm nên đã làm cho nguồn vốn chủ sở hữu tăng. Khoản lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của Công ty đã tăng qua các năm, cho thấy hoạt động kinh doanh của Công ty ngày một hiệu quả hơn, mặc dù chưa có sự tăng đột biến nhưng sự tăng ổn định đã giúp Công ty nâng cao khả năng về nguồn vốn kinh doanh tự chủ và mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh của mình linh hoạt hơn.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty cổ phần sản xuất và thương mại đại long (Trang 52 - 54)