Phân tích các chỉ số hiệu quả kinh doanh của Công ty giai đoạn 2018 –

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty cổ phần sản xuất và thương mại đại long (Trang 54 - 57)

5. Kết cấu đề tài

2.3 Phân tích các chỉ số hiệu quả kinh doanh của Công ty giai đoạn 2018 –

2.3.1 Phân tích chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời

Bảng 2.5: Các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời của Công ty Cổ phần Sản xuất và Thương mại Đại long giai đoạn 2018 – 2020

Chỉ tiêu

Doanh thu thuần

Lợi nhuận sau thuế

Tổng nguồn vốn bình quân

Tổng tài sản bình quân

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS)

Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA)

Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE)

(1) Phân tích chỉ tiêu tỷ suất sinh lời trên doanh thu (ROS)

Trong hoạt động kinh doanh, Công ty Cổ phần Sản xuất và Thương mại Đại Long luôn mong muốn duy trì sự ổn định và phát triển. Mục tiêu dài hạn của Công ty là gia tăng doanh thu và nâng cao hiệu quả kinh doanh, nhưng mục tiêu mà doanh nghiệp muốn đạt được là mức lợi nhuận sau thuế cao. Vì thế, để hoạt động kinh doanh mang lại hiệu quả thì doanh nghiệp cần tối thiểu hóa các chi phí, để tăng lợi nhuận trên một đồng doanh thu. Tỷ suất lợi nhuận của công ty khá cao trong giai đoạn 2018 -2020, được thể hiện như sau:

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu năm 2018 đạt 24.99%, điều này cho thấy cứ 100 đồng doanh thu thì tạo ra 24.99 đồng lợi nhuận sau thuế; năm 2019 là 22.18% cho thấy cứ 100 đồng doanh thu thì mang lại 22.18 đồng lợi nhuận sau thuế. Và chỉ tiêu này có xu hướng giảm vào năm 2020, với tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu là 21.28% cho thấy cứ 100 đồng doanh thu thì mang lợi 21.28 đồng lợi nhuận sau thuế, nguyên nhân này do chi phí quản lý doanh nghiệp và các chi phí khác tăng nên đã làm cho lợi nhuận giảm xuống. Đây được coi là mức lợi nhuận trên doanh thu khá cao mặc dù Công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, chi nhiều cho các tài sản cố định. Do Công ty đã tối thiểu hóa các chi phí, tận dụng hiệu quả các nguồn lực đầu vào và nâng cao năng suất lao động. Vì thế hoạt động kinh doanh của công ty đã mang lại hiệu quả cao.

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh trên doanh thu của Công ty trong giai đoạn 2018- 2020 giảm qua các năm cho thấy lợi nhuận làm ra được sau khi trừ đi các khoản chi phí biến đổi trong sản xuất kinh doanh như: tiền lương tăng lên cho bộ phận quản lý và bán hàng, tăng số lượng công nhân vào dây chuyền sản xuất, tiền nguyên vật liệu tăng theo mùa vụ như: Gạo, mè, đường, ớt, ruốc, rong biển...do đây là các nguyên vật liệu mang tính mùa vụ nên giá các sẽ biến động qua các năm. Từ đó, tác động đến lợi nhuận sau thuế của Công ty.

(2) Phân tích chỉ tiêu tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA)

Chỉ số ROA đo lường mức độ hiệu quả khi sử dụng tài sản của công ty. Năm 2018 tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản là 10.71%, cho thấy công ty đã thu lại 10.71 đồng trên 100 đồng tài sản bỏ ra; năm 2019 chỉ tiêu này đã giảm xuống mở mức

10.34% cho thấy doanh nghiệp chỉ thu được 10.34 đồng trên 100 đồng tài sản bỏ ra. Và đến năm 2020 chỉ số này tiếp tục giảm xuống 9.91%, cứ 100 đồng đầu tư vào tài sản thì chỉ tạo ra 9.91 đồng lợi nhuận sau thuế. Nguyên nhân chỉ tiêu này giảm dần trong giai đoạn 2018 – 2020 do doanh nghiệp đã chi trả lãi vay cho hoạt động tài chính dài hạn.

Chỉ tiêu ROA của Công ty giai đoạn này cũng không có sự biến động lớn với mức dao động 9-10% qua các năm. Điều này cho thấy hiệu quả của việc sử dụng vốn kinh doanh của Công ty chưa thực sự cao, vì thế Công ty cần tập trung tận dụng và phân bổ hợp lý máy móc thiết bị và dây chuyền sản xuất. Chỉ số ROA cho thấy tài sản của Công ty tương đối cao nhưng so với hiệu quả kinh doanh thu được thì chưa thực sự hiệu quả, khi Công ty chưa tận dụng được hết nguồn tài sản. Vì thế, Công ty cần có những kế hoạch phân bổ tài sản và sử dụng một cách hợp lý.

(3) Phân tích chỉ tiêu tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE)

Chỉ tiêu tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu ROE phản ánh khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu và chỉ tiêu này được các nhà đầu tư đặc biệt quan tâm khi đưa ra quyết định đầu tư. Với mức ROE hiện tại của Công ty được coi là mức an toàn (>10%), nhưng chưa thực sự đạt được hiệu quả cao trong hoạt động kinh doanh của mình, vì thế Công ty cần nâng cao khả năng sử dụng vốn và tận dụng hợp lý các nguồn lực.

Trong giai đoạn 2018 – 2020, thu nhập ròng và vốn chủ sở hữu đã ở mức dương, nên chỉ tiêu tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu được đánh giá khả quan. Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu năm 2018 là 16.84% cho thấy cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra thì mang lại 16.84 đồng lợi nhuận sau thuế. Năm 2019 chỉ số này đã giảm nhẹ xuống còn 15.22%, khi công ty bỏ 100 đồng vốn chủ sở hữu thì nó mang lại 15.22 đồng lợi nhuận sau thuế. Và đến năm 2020, tỷ số này đã giảm ở mức 10.24% nguyên nhân gây ra là do nợ phải trả của công ty đã tăng cao từ 2.427.9589 nghìn đồng năm 2019 lên 8.056.107 nghìn đồng năm 2020. Do Công ty đã vay mượn tài chính để đầu tư cho hoạt động kinh doanh khác nên đã làm cho khoản nợ phải trả tăng lên trong năm 2020. Nhìn chung, chỉ tiêu ROE cho thấy hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn này có hiệu quả nhưng chưa thực sự cao.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty cổ phần sản xuất và thương mại đại long (Trang 54 - 57)