Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động huy động vốn

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý và tăng cường huy động vốn tại NH TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Sở giao dịch 3. (Trang 34 - 42)

1.3.2.1. Quy mô và tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động

Quy mô nguồn vốn tăng là cơ sở để ngân hàng có thể mở rộng hoạt động kinh doanh, nâng cao vị thế cạnh tranh và uy tín của ngân hàng trong việc thanh khoản. Chỉ tiêu quy mô huy động vốn được tính như sau:

𝑉𝐻Đ = ∑ 𝑣𝑖

Vi: lượng vốn huy động theo nguồn i (tùy theo tiêu thức phân bổ)

Để đánh giá sự phát triển huy động vốn, các ngân hàng thương mại thường sử dụng chỉ tiêu mức tăng (giảm) tuyệt đối của chỉ tiêu nghiên cứu.

∆𝑉𝐻Đ = 𝑉𝐻Đ𝑡 − 𝑉𝐻Đ𝑡−1 𝑉𝐻Đ𝑡: Vốn huy động tại thời điểm t

Chỉ tiêu trên sử dụng để xác định, phân tích và đánh giá tổng hoặc từng loại huy động vốn kỳ này so với kỳ trước hoặc thực hiện so với kế hoạch. Quy mô vốn huy động lớn thường là dấu hiệu tốt đối với ngân hàng.

Tốc độ tăng hoặc giảm của chỉ tiêu HĐV:

𝑉𝐻Đ𝑡 𝑉𝐻Đ𝑡−1

Chỉ tiêu này sử dụng để xác định, phân tích và đánh giá tốc độ tăng, giảm của tổng hoặc từng loại huy động vốn kỳ này so với kỳ trước hoặc thực hiện so với kế hoạch. Tốc độ tăng càng lớn càng thể hiện mức độ tăng trưởng của ngân hàng.

1.3.2.2. Chỉ tiêu phản ánh cơ cấu vốn huy động

Một trong những nội dung của quản lý huy động vốn là phải tìm được nguồn vốn có chi phí rẻ với tính ổn định cao vì vậy ta cần phân tích cơ cấu vốn huy động. Chỉ tiêu này được tính bằng cách so sánh huy động vốn so với tổng huy động vốn theo tiêu chí khách hàng, theo thời hạn, theo loại tiền… để thấy được vị trí, tầm quan trọng của từng loại huy động vốn, cung cấp thông tin giúp các nhà quản lý điều chỉnh cơ cấu huy động vốn cho hợp lý với sử dụng vốn.

Đối với mỗi tiêu thức, phân loại khác nhau sẽ có một, cơ cấu vốn tương ứng

- Theo loại, tiền (nội tệ, ngoại tệ), ký hiệu dvi

Cơ cấu vốn, huy động theo loại tiền phản ánh, tỷ trọng của nguồn vốn huy động bằng, nội tệ hay ngoại tệ trong tổng nguồn, vốn huy động, chiếm bao nhiêu lần hay phần trăm (%).

ViLT dvi =

VHĐ LT là nguồn vốn huy động theo loại tiền i

Ý nghĩa: việc tiến hành phân tích cơ cấu theo loại tiền tệ giúp ngân hàng điều chỉnh được cơ cấu tiền gửi theo loại tiền tệ để phù hợp với các chính sách của ngân hàng đồng thời kiểm soát được dự trữ ngoại hối.

- Theo đối tượng huy động (ký hiệu dDti)

Cơ cấu vốn huy động phân theo đối tượng huy động phản, ánh tỷ trọng VHĐ của từng đối, tượng huy động trong tổng nguồn, VHĐ của ngân hàng chiếm bao nhiêu lần hay phần trăm (%).

i

ViDT dDti =

VHĐ V DT là nguồn vốn huy động theo đối tượng i

Ý nghĩa: cơ cấu nguồn vốn theo đối tượng, huy động phản ánh số VHĐ từ từng đối tượng huy động chiếm bao nhiêu lần (%) trong, tổng số VHĐ.

- Theo thời gian huy động (dTgi)

Chỉ tiêu nói lên tỷ trọng VHĐ theo kì hạn gửi tiền (ngắn hạn trung hạn, dài hạn) trong tổng số VHĐ, là bao nhiêu lần hay phần trăm (%).

ViTG dTgi =

VHĐ TG nguồn vốn huy động theo thời gian i.

Ý nghĩa: chỉ tiêu này giúp ngân hàng cân đối được lượng tiền gửi theo kì hạn để có những điều chỉnh về lãi suất phù hợp. Ví dụ như khi ngân hàng đang cần nguồn vốn ổn định để phục vụ các hoạt động kinh doanh dài hạn thì ngân hàng sẽ có những chính sách ưu đãi đối với các sản phẩm tiền gửi trung và dài hạn để thu hút khách hàng.

Việc điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn huy động sẽ thay đổi theo chính sách quản lý. Ví dụ như khi ngân hàng đang có những kế hoạch kinh doanh lớn trong nhiều năm, cần nguồn vốn ổn định, ngân hàng sẽ ưu tiên tăng cường huy động vốn dài hạn, hạn chế huy động vốn ngắn hạn. Để thực hiện việc này ngân hàng có thể đưa ra một số chính sách về lãi suất như tăng lãi suất gửi tiết kiệm ở các kì hạn dài và giảm lãi suất ở các kì hạn ngắn.

1.3.2.3.Chỉ tiêu phản ánh quy mô và tốc độ tăng trưởng khách hàng huy động vốn

Số lượng khách hàng huy động vốn phản ánh mức độ mở rộng và huy động vốn của ngân hàng. Số lượng khách hàng càng tăng, ngân hàng càng mở rộng được thị phần, hoạt động huy động vốn ngày càng phát triển. Công thức tính tốc độ tăng trưởng số lượng khách hàng của :

𝑇ố𝑐 độ 𝑡ă𝑛𝑔 𝑠ố 𝐾𝐻 = 𝑆ố 𝐾𝐻 𝐻Đ𝑉 𝑘ỳ 𝑛à𝑦 − 𝑆ố 𝐾𝐻 𝐻Đ𝑉 𝑘ỳ 𝑡𝑟ướ𝑐 𝑆ố 𝐾𝐻 𝐻Đ𝑉 𝑘ỳ 𝑡𝑟ướ𝑐 × 100%

Chỉ tiêu này phản ánh số lượng khách hàng của ngân hàng qua các thời kỳ, cho thấy khả năng thu hút khách hàng của ngân hàng trong thời gian qua. Nếu chỉ số này càng cao chứng tỏ hoạt động huy động vốn của ngân hàng càng tốt và ngược lại.

Để phân tích kỹ hơn việc tăng số lượng khách hàng giao dịch có đem lại hiệu quả thực sự cho hoạt động huy động vốn hay không, ta phân tích thêm chỉ tiêu huy động vốn bình quân trên một khách hàng. Công thức xác định: 𝐻Đ𝑉 𝑏ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛 𝑘ℎá𝑐ℎ ℎà𝑛𝑔 = 𝑇ổ𝑛𝑔 ℎ𝑢𝑦 độ𝑛𝑔 𝑣ố𝑛 𝑆ố 𝑙ượ𝑛𝑔 𝑘ℎá𝑐ℎ ℎà𝑛𝑔

Chỉ tiêu này thể hiện một khách hàng đến giao dịch đem lại bao nhiêu vốn huy động cho ngân hàng. Chỉ tiêu này càng cao sẽ càng tốt.

1.3.2.4. Mạng lưới huy động vốn

Ngân hàng uy tín sẽ có khả năng thu hút khách hàng nhiều hơn. Đồng thời nếu số lượng khách hàng đông đảo và đó là khách hàng uy tín thì đó là dấu hiệu cho thấy hiệu quả tín dụng cảu ngân hàng là khả quan. Thêm vào đó, ngân hàng phải trở thành người bạn giúp đỡ chia sẻ khó khăn và là người cung cấp các thông tin thị trường, tiến bộ khoa học công nghệ cho khách hàng.

Số điểm giao dịch của ngân hàng càng nhiều thì càng mở rộng được phạm vi tiếp cận khách hàng, làm gia tăng số lượng khách hàng đến giao dịch, từ đó tăng cường huy động vốn và nâng cao vị thế, quy mô của NHTM.

𝐻Đ𝑉 𝑏ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛 𝑚ộ𝑡 đ𝑖ể𝑚 𝑔𝑖𝑎𝑜 𝑑ị𝑐ℎ =

𝑇ổ𝑛𝑔 ℎ𝑢𝑦 độ𝑛𝑔 𝑣ố𝑛 𝑆ố đ𝑖ể𝑚 𝑔𝑖𝑎𝑜 𝑑ị𝑐ℎ

Đây là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả huy động vốn của NHTM trên số điểm giao dịch, chỉ tiêu này càng cao càng phản ánh hiệu quả đặt vị trí điểm giao dịch của NHTM. Nhà quản lý có thể dựa vào chỉ tiêu này để đánh giá hiệu quả hoạt động huy động vốn giữa các điểm giao dịch với nhau từ đó có thể khắc phục được các hạn chế còn tồn tại, đồng thời có thể xếp hạng được phòng giao dịch, từ đó sẽ có các kế hoạch chỉ tiêu phù hợp.

1.3.2.5. Số lượng sản phẩm về vốn huy động

Số lượng sản phẩm về huy động vốn càng phong phú và đa dạng bao nhiêu thì càng thu hút được nhiều khách hàng bấy nhiêu. Đồng thời việc có nhiều sản phẩm huy động vốn sẽ đáp ứng được các nhu cầu khác nhau của khách hàng thuộc nhiều phân khúc. Từ đó làm gia tăng tổng huy động vốn cho ngân hàng.

1.3.2.6. Nhân sự cho huy động vốn

Tỷ lệ nhân sự huy động vốn/

tổng số cán bộ

Số lượng nhân sự huy động vốn =

Tổng số cán bộ

Đây là chỉ tiêu phản ánh tỷ lệ nhân sự mà ngân hàng sử dụng trong hoạt động huy động vốn trong tổng số nhân sự của ngân hàng. Điều này cho thấy mức độ quan tâm của ngân hàng đến hoạt động này ra sao, thường chỉ tiêu này càng cao ngân hàng càng có khả năng tăng cường huy động vốn bấy nhiêu.

Số vốn huy động bình quân trên cán bộ huy động vốn Tổng VHĐ = Số lượng cán bộ huy động vốn

Đây là chỉ tiêu thể hiện hiệu quả sử dụng nhân sự huy động vốn. Chỉ tiêu này cảng cao sẽ càng tốt vì nó thể hiện hiệu quả làm việc của các cán bộ.

1.3.2.7. Chi phí huy động vốn và kiểm soát chi phí huy động vốn

không phải lãi suất (hay còn gọi là chi phí phi lãi). Trong đó chi phí trả lãi chiếm tỷ

trọng chủ yếu trong tổng chi phí huy động. Chi phí phi lãi ngân hàng phải bỏ ra trong công tác huy động vốn đó là chi phí tiền công cho cán bộ huy động vốn, chi phí khuyến mại, quà tặng cho khách hàng, chi phí quảng cáo, chi phí bảo hiểm tiền gửi…

Với mỗi nguồn khác nhau, tỷ lệ có thể đầu tư vào các tài sản là khác nhau do đó tỷ lệ dự trữ, bắt buộc khác nhau. Để có thể đánh giá chi phí cho một nguồn hay nhóm nguồn ngân hàng căn cứ vào, Tỷ lệ chi phí nguồn và Tỷ lệ chi phí hòa vốn bình quân cho nguồn tài trợ từ bên ngoài.

𝑇ỷ 𝑙ệ 𝑐ℎ𝑖 𝑝ℎí 𝑛𝑔𝑢ồ𝑛 = ∑(𝐶ℎ𝑖 𝑝ℎí 𝑡𝑟ả 𝑙ã𝑖 + 𝑐ℎ𝑖 𝑝ℎí 𝑝ℎ𝑖 𝑙ã𝑖 + 𝑙ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛 𝑡𝑟ướ𝑐 𝑡ℎ𝑢ế ∑ 𝑇à𝑖 𝑠ả𝑛 𝑠𝑖𝑛ℎ 𝑙ờ𝑖 Tỷ lệ chi phí hòa vốn bình quân cho nguồn tài trợ từ bên ngoài

(Chi phí trả lãi + chi phí phi lãi) =

Tài sản sinh lời

Nguồn vốn của ngân hàng không chỉ đa dạng về loại hình đối tượng gửi mà các thành phần của nó có thời hạn rất khác nhau vì thế phản ứng với sự thay đổi lãi suất cũng khác nhau. Đó là mức độ nhạy cảm của nguồn huy động với lãi suất. Nguồn tiền gửi thanh toán ít nhạy cảm với lãi suất bởi mục đích của khách hàng là để thanh toán các dịch vụ, mua sắm hàng hóa nên lãi suất không quá quan trọng với họ. Khách hàng khi gửi tiền vào tài khoản thanh toán sẽ quan tâm tới tính lỏng của tài sản hơn.

Ngược lại, huy động vốn dưới hình thức tiền gửi tiết kiệm luôn có phản ứng mạnh mẽ nhất với sự thay đổi lãi suất, đặc biệt là đối với khách hàng cá nhân. Vì vậy ngân hàng nên dựa vào đó phân tích và có những chính sách phù hợp với từng mục tiêu từng giai đoạn đưa ra.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý và tăng cường huy động vốn tại NH TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Sở giao dịch 3. (Trang 34 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)