Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn của ngân hàng thương

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý và tăng cường huy động vốn tại NH TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Sở giao dịch 3. (Trang 45 - 47)

mại

1.4.1. Các nhân tố khách quan

Môi trường pháp lý

Pháp luật được đặt ra là để điều chỉnh mọi quan hệ xã hội. Do vậy tất cả mọi hoạt động của ngân hàng đều chịu sự điều chỉnh của luật pháp. Cụ thể là Luật các tổ chức tín dụng, pháp lệnh ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính, Luật NHNN Việt Nam, Luật dân sự, các văn bản pháp luật khác như: chỉ thị, thông tư, … Lĩnh vực hoạt động ngân hàng là vô cùng quan trọng trong nền kinh tế, vì vậy các hoạt động của ngân hàng luôn được Nhà nước quản lý chặt chẽ bằng các văn bản pháp quy. Mỗi văn bản đều có ảnh hưởng sâu sắc đến hoạt động của ngân hàng, cụ thể là hoạt động huy động vốn. Chính phủ đề ra chính sách tiền tệ quốc gia và hệ thống NH là công cụ đắc lực để thực hiện. Chẳng hạn khi nền kinh tế lạm phát tăng; Nhà nước có chính sách thắt chặt tiền tệ bằng cách tăng lãi suất tiền gửi để thu hút tiền ngoài xã hội thì lúc đó NHTM huy động vốn dễ dàng hơn. Hoặc khi Nhà nước có chính sách khuyến khích đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh thì lãi suất cho vay thấp, sản xuất có lợi hơn gửi tiền vào ngân hàng.

Các quy định của pháp luật đòi hỏi các NHTM luôn phải tuân thủ. Hay thông qua tỷ lệ dự trữ bắt buộc Chính phủ điều chỉnh việc cung ứng tiền cho nền kinh tế. Việc điều chỉnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc hay lãi suất tái chiếc khấu là tùy theo định hướng phát triển của từng thời kỳ. Các chính sách đầu tư, ưu đãi, ưu tiên phát triển các ngành mũi nhọn… cũng ảnh hưởng sâu sắc đến việc huy động vốn của NHTM. Nói chung bất cứ NHTM nào khi cần huy động vốn điều phải xem xét các quy định của pháp luật.

Môi trường kinh tế - chính trị- xã hội

Yếu tố kinh tế

Môi trường kinh tế có ý nghĩa rất quan trọng, nó ảnh hưởng đến khả năng thu nhập, chi tiêu, thanh toán và nhu cầu về vốn và gửi tiền của dân cư và ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động huy động của NH. Sự thay đổi của các yếu tố: tốc độ tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ lạm phát, thu nhập bình quân đầu người thay đối, chính sách đầu tư, tiết kiệm của Chính phủ... sẽ ảnh hưởng đến khả năng tiêu dùng và tiết kiệm của dân cư và từ đó ảnh hưởng đến khả năng thu hút vốn của NHTM.

Yếu tố chính trị

Một quốc gia có tình hình chính trị ổn định, an toàn sẽ tạo sự an tâm cho người dân làm ăn, sinh sống, do đó không phải tích lũy dự trữ tiền nhiều cho những trường hợp đặc biệt. Nhờ vậy, NHTM có khả năng huy động được nhiều vốn hơn. Trái lại, một quốc gia có tình hình chính trị bất ổn như Thái Lan, Campuchia... sẽ gây tâm lý hoang mang, lo sợ cho người dân, do vậy họ sẽ tích trữ nhiều của cải, tiền bạc bên người đề phòng trường hợp bất trắc nên sẽ hạn chế gửi tiền vào NH, từ đó khả năng huy động vốn của NH giảm.

Yếu tố văn hóa, xã hội, dân cư

Mỗi quốc gia có nền văn hóa riêng, văn hóa chính là yếu tố tạo nên bản sắc của các dân tộc như: Tập quán, thói quen, tâm lý... Đối với NH, hoạt động huy động vốn là hoạt động chịu nhiều ảnh hưởng của môi trường văn hóa. Cụ thể ở các nước phát triển người dân có thói quen gửi tiền vào NH để hưởng những tiện ích thanh toán, hưởng lãi, trong tiềm thức họ, NH là một phần không thể thiếu được, là một phần tất yếu của nền kinh tế. Do vậy, NH không gặp mấy khó khăn trong việc huy động vốn nhàn rỗi trong dân cư và tổ chức kinh tế. Ngược lại, ở những nước đang phát triển như Việt Nam, huy động vốn của NH gặp rất nhiều khó khăn vì người dân Việt Nam hiện nay vẫn chưa quen sử dụng các dịch vụ NH, đa số người dân vẫn có thói quen cất giữ và thanh toán bằng tiền mặt.

Quy mô dân cư, chất lượng đời sống của người dân không chỉ là yếu tố ảnh hưởng đến số lượng kết cấu các sản phẩm dịch vụ của NHTM mà còn là yếu tố rất quan trọng đế xây dựng và điều chỉnh hoạt động huy động vốn của NH

Cạnh tranh

Trong cuộc cạnh tranh này, mức lãi suất dẫn đầu vẫn thuộc nhóm các NHTM cổ phần nông thôn vừa nâng cấp lên NHTM cổ phần đô thị. Các NHTM quốc doanh, có lợi thế về thương hiệu thường ít chịu sức ép lãi suất hơn những ngân hàng nhỏ, mới ra đời. Các NHTM quốc doanh, NHTM cổ phần có "thương hiệu" dù rất "ngại" tham gia "cuộc chiến" lãi suất nhưng trong bối cảnh lãi suất thị trường đang được dâng lên, thì lại không thể khoanh tay đứng nhìn, bởi một khi khách đã đi thì khó lòng kéo họ quay trở lại. Sự khác biệt quá ít về sản phẩm giữa các ngân hàng đã dẫn tới hệ lụy là các ngân hàng phải cạnh tranh về giá. Điều này khá rủi ro, đặc biệt trong bối cảnh nhiều NH để đảm bảo có chênh lệch lãi suất phù hợp đã phải sử dụng cả vốn huy động ngắn hạn, cho vay trung, dài hạn.

Có một thực tế là vốn khả dụng trong các ngân hàng đang dư thừa, nhưng lãi suất vẫn có xu hướng tăng ở các NHTM cổ phần gây tác động đến mặt bằng lãi suất chung. Các ngân hàng đang cạnh tranh quyết liệt để tìm khách vay vốn, nhằm giải phóng nguồn tiền ứ đọng. Từ NH cổ phần nhỏ đến NH lớn đều đưa ra các chương trình cho vay ưu đãi. Thực tế này cũng cho thấy, xu hướng của những năm trước đã "đổi chiều", khách hàng không còn tìm đến NH mà bản thân các ngân hàng phải tìm đến khách hàng.

Hoạt động của thị trường liên NH chưa thông suốt, trong cùng một địa bàn, có NH thì thiếu vốn, có NH lại thừa vốn, song các ngân hàng này lại chưa tiếp cận nhau, thậm chí không chịu bắt tay nhau, dẫn đến tình trạng vốn trên thị trường liên NH vẫn dư thừa, lãi suất liên NH hạ nhưng lãi suất huy động trên thị trường vẫn tăng.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý và tăng cường huy động vốn tại NH TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Sở giao dịch 3. (Trang 45 - 47)