Tình hình quản lý và tăng cường huy động vốn tại BIDV Chi nhánh

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý và tăng cường huy động vốn tại NH TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Sở giao dịch 3. (Trang 66 - 82)

giao dịch 3

2.2.3.1. Lập kế hoạch huy động vốn

hàng, Tết yêu thương, Mùa hè năng động cùng BIDV, Tiết kiệm xanh… đã thu hút được khá nhiều nguồn huy động,cho BIDV chi nhánh Sở Giao dịch 3. Tuy nhiên, các sản phẩm vẫn còn đơn điệu, chưa thực sự sáng tạo, khác biệt để thu hút huy động từ các khách hàng khó tính.

-Chính sách lãi suất huy động: Hiện tại Chi nhánh SGD3 áp dụng lãi suất huy động khá linh hoạt đối với từng đối tượng và các loại sản phẩm khác nhau. Cả khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp khi tiền, ngoài lãi suất niêm yết còn có cơ hội được hưởng thêm lãi suất phụ trội nếu đạt được điều kiện tùy theo chính sách của từng thời kì. Chi nhánh sẽ tự cân nhắc, chủ động áp dụng lãi suất phụ trội cho khách hàng trong biên độ được Hội sở chính BIDV cho phép. Vì việc trả thêm lãi suất như vậy cho khách hàng ảnh hưởng trực tiếp tới lợi nhuận của Chi nhánh nên Chi nhánh cần cân nhắc kĩ các trường hợp được hưởng lãi suất cao hơn niêm yết

- Chính sách chăm sóc khách hàng: BIDV có chính sách phân nhóm khách theo nhiều mức ưu tiên tuy nhiên mỗi Chi nhánh lại được phép quyết định số lượng tiền gửi tối thiểu để xếp hạng khách hàng. Ví dụ như Chi nhánh Hoàn Kiếm, khách hàng có số dư tiền gửi bình quân từ 3 tỷ đồng trở lên là khách hàng quan trọng hạng vàng. Trong khi đấy để trở thành khách hàng quan trọng hạng vàng của Chi nhánh

Sở giao dịch 3 chỉ cần có số dư tiền gửi bình quân hàng quý từ 1 tỷ đồng trở lên, khách hàng quan trọng hạng kim cương là từ 3 tỷ đồng đến 5 tỷ đồng tiền gửi và khách hàng quan trọng hạng bạch kim là từ 5 tỷ đồng trở lên. Ngoài ra Chi nhánh SGD3 còn phân nhóm khách hàng phổ thông (thường là các khách hàng có nhu cầu để tiền trong tài khoản nhằm mục đích thanh toán hàng hóa, dịch vụ là chủ yếu) và khách hàng thân thiết (là những khách hàng có tiền gửi tiết kiệm tại BIDV - Chi nhánh SGD3 nhưng chưa đạt được đến số lượng 1 tỷ đồng) Việc xác lập các tiêu chuẩn như vậy vừa giúp Chi nhánh SGD3 cạnh tranh với các NHTM ở ngoài và vừa cạnh tranh với các chi nhán trong nội bộ. Ở mỗi phân đoạn khách hàng, Chi nhánh sẽ có những quà tặng và chi phí ưu đãi nhất định. Ví dụ như khách hàng quan trọng hạng vàng được miễn phí chuyển tiền trong giới hạn 1 triệu đồng còn khách hàng quan trọng hạng bạch kim được miễn phí trong vòng 2 triệu đồng. Các cán bộ quan hệ khách hàng và giao dịch viên được Lãnh đạo phòng giao cho danh sách quản lý khách hàng để chăm sóc ví dụ như đến ngày sinh nhật của khách hàng thì có quà tặng và lời chúc mừng, hay khi sổ tiết kiệm đến hạn thì cán bộ có trách nhiệm liên lạc báo khách hàng để khách hàng biết và có kế hoạch lựa chọn sản phẩm tiếp theo. Việc phân chia quản lý khách hàng như thế này được áp dụng cho cả khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp. Tuy nhiên quỹ dành cho việc chăm sóc khách hàng còn eo hẹp, khó khăn trong việc xin phí và khách hàng đủ điều kiện để có thể nhận được quà tặng còn khá cao so với các ngân hàng TMCP nhỏ.

- Chính sách quảng cáo, tiếp thị: BIDV chi nhánh Sở Giao dịch 3 đã được nhiều khách hàng biết đến với chính sách marketing (quảng cáo, tiếp thị) khá tốt. Với chương trình huy động mới, BIDV chi nhánh Sở Giao dịch 3 quảng bá các sản phẩm qua kênh quầy, băng rôn, gửi tin nhắn SMS đến từng khách hàng để tiếp thị sản phẩm. Đối với các khách hàng doanh nghiệp, mỗi khi có chương trình mới các phòng quản lý khách hàng sẽ cử cán bộ sang tận nơi trụ sở của công để giới thiệu sản phẩm đồng thời tan khả năng bán chéo.

- Quy trình nghiệp vụ của BIDV: Chi nhánh SGD3 luôn tuân thủ nghiêm túc các quy định của NHNN và nội quy của Chi nhánh Sở giao dịch 3. Phòng quản lý

rủi ro 1 hàng quý sẽ tổng hợp các lỗi phát sinh khi thực hiện giao dịch của cán bộ và gửi đến Lãnh đạo các phòng để phòng đó thực hiện rà soát và giải trình.

2.2.3.2. Quy mô và tốc độ tăng trưởng huy động vốn

Trong những năm vừa qua, nguồn vốn huy động của BIDV - Chi nhánh Sở giao dịch 3 đã có sự biến động theo chiều hướng tăng lên, cụ thể năm 2015 tổng vốn huy động đạt 6.387,1 tỷ đồng, năm 2017 đạt 7.996 tỷ đồng, tăng 25,2% so với năm 2016. Trong cả giai đoạn từ 2015-2019 thì năm 2019 là năm đạt tổng nguồn vốn huy động lớn nhất, cụ thể đạt 14.551 tỷ đồng, tăng đến 65,4% so với năm

2018.

Biểu đồ 2.2: Vốn huy động tại BIDV - Chi nhánh Sở giao dịch 3

(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh Chi nhánh SGD3, 2015 - 2019)

Tốc độ tăng trưởng nguốn vốn huy động bình quân ít nhất là 2,9%/năm (vào năm 2017), cao nhất là 65,4% (vào năm 2019).

Theo kỳ hạn huy động vốn, thì vốn huy động không kỳ hạn có xu hướng tăng mạnh hơn, ít nhất là 12,5% (vào năm 2017) và cao nhất là 108,6% (vào năm 2019). Còn vốn huy động có kỳ hạn lại có tăng trưởng ít hơn từ 1,8% đến 58,7%, đặc biệt là vốn huy đồng từ 12 tháng trở lên, có xu hướng tăng trưởng không ổn định, năm 2016 giảm so với năm 2015 và năm 2018 giảm so với năm 2017.

Theo thành phần kinh tế thì nguồn vốn huy động từ các tổ chức kinh tế, từ dân cư, từ các định chế tài chính đều có sự tăng trưởng không ổn định. Trong đó

14550.9500

7995.9500 8231.700 8796.3500

6387.100

2015 2016 2017 2018 2019

tăng trưởng mạnh nhất là huy động vốn từ tiền gửi của dân cư, năm 2019 tăng 145,8% so với năm 2018, tiếp đến là tăng trưởng từ huy động vốn từ các tổ chức kinh tế năm 2019 tăng 123,7% so với năm 2018. Từ năm 2018 đến năm 2019 tốc độ tăng trưởng của quy mô tiền gửi TCKT cao. Nguồn tiền gửi từ TCKT là nguồn huy động mang tính chất ổn định và có chi phí rẻ hơn nguồn huy động từ dân cư. Chi nhánh cần tìm ra những giải pháp nhằm ổn định và tăng cường nguồn vốn huy động từ TCKT.

Theo loại tiền huy động thì tốc độ tăng trưởng không ổn định, đặc biệt là ngoại tệ, năm 2016 tăng 228,1% so với năm 2015, nhưng năm 2017 lại giảm 15% so với năm 2016.

54

Bảng 2.2: Quy mô và tốc độ tăng trưởng vốn huy động của BIDV - Chi nhánh Sở giao dịch 3 giai đoạn 2015 - 2019 Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm So sánh (%) 2015 2016 2017 2018 2019 2016/ 2015 2017/ 2016 2018/ 2017 2019/ 2018

Tổng nguồn vôn huy động 6.387,1 7.996,0 8.231,7 8.796,4 14.551,0 25,2 2,9 6,9 65,4

1. Theo kỳ hạn - - - - Không kỳ hạn 389,9 783,2 880,9 1.178,8 2.458,7 100,9 12,5 33,8 108,6 - Có kỳ hạn: 5.997,3 7.212,8 7.339,3 7.617,6 12.092,3 20,3 1,8 3,8 58,7 Dưới 12 tháng 434,7 3.006,1 2.773,8 3.114,2 5.689,1 591,5 -7,7 12,3 82,7 Từ 12 tháng trở lên 5.562,6 4.206,7 4.565,5 4.503,4 6.403,2 -24,4 8,5 -1,4 42,2 2. Theo thành phần kinh tế - - - - NVHĐ từ TCKT 1.431,8 2.055,1 2.098,8 1.986,1 4.443,6 43,5 2,1 -5,4 123,7 - NVHĐ từ dân cư 943,0 1.114,4 1.012,0 1.263,9 3.106,2 18,2 -9,2 24,9 145,8 - Tiền gửi ĐCTC 4.012,4 4.826,6 5.121,0 5.546,5 7.001,2 20,3 6,1 8,3 26,2

3. Theo loại tiền tệ - - -

- VNĐ 5.927,1 7.652,1 7.103,6 7.837,3 13.456,2 29,1 -7,2 10,3 71,7

- Ngoại tệ (quy đổi) 460,0 343,9 1.128,2 959,1 1.094,8 -25,3 228,1 -15,0 14,1

Trong giai đoạn vừa qua, hoạt động Marketing và Dịch vụ của chi nhánh đã có bước phát triển mạnh mẽ, thể hiện ở việc chuyên môn hóa và coi đó như một bộ phân chức năng tương tự như hoạt động huy động và sử dụng vốn. Chính việc phát triển mạnh mẽ của các dịch vụ liên quan của ngân hàng đã kích thích các cá nhân và tổ chức tham gia sử dụng các dịch vụ này cho quá trình sản xuất kinh doanh hay các nhu cầu cá nhân khác, điều này đã gián tiếp thúc đẩy hoạt động huy động vốn của BIDV Chi nhánh Sở giao dịch 3. Vấn đề đặt ra trong những năm sắp tới với hoạt động này là phải có nhiều đổi mới, nâng cao chất lượng và sự tiện ích của các sản phẩm hiện có và nghiên cứu các sản phẩm dịch vụ mới đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng, đây chính là yêu cầu mà bộ phận Marketing phải đảm trách.

2.2.3.3. Cơ cấu huy động vốn

Trong bối cảnh kinh tế có nhiều diễn biến phức tạp, lạm phát tăng cao, biến động giá vàng, giá ngoại tệ, cạnh tranh gay gắt giữa các NHTM đặc biệt là cạnh tranh về lãi suất huy động ảnh hưởng trực tiếp đến đầu vào của các NHTM song BIDV Chi nhánh Sở giao dịch 3 vẫn tiếp tục phát triển ổn định, cân đối nguồn vốn được bảo đảm. Cơ cấu huy động vốn tại chi nhánh theo kỳ hạn, thành phần kinh tế và loại tiền được thể hiện qua bảng dưới đây

Bảng 2.3: Cơ cấu vốn huy động vốn của BIDV - Chi nhánh Sở giao dịch 3

Đơn vị: % Chỉ tiêu Năm 2015 2016 2017 2018 2019 1. Theo kỳ hạn - Không kỳ hạn 6,1 9,8 10,7 13,4 16,9 - Có kỳ hạn: 93,9 90,2 89,3 86,6 83,1 2. Theo thành phần kinh tế - NVHĐ từ TCKT 22,4 25,7 25,5 22,6 30,5 - NVHĐ từ dân cư 14,8 13,9 12,3 14,4 21,3 - Tiền gửi ĐCTC 62,8 60,4 62,2 63,1 48,1

3. Theo loại tiền tệ

- VNĐ 92,8 95,7 86,3 89,1 92,5

- Ngoại tệ (quy đổi) 7,2 4,3 13,7 10,9 7,5

Vốn huy động của chi nhánh tập trung chủ yếu tại tiền gửi có kỳ hạn, trong giai đoạn 2015 đến 2019 tỷ trọng tiền gửi có kỳ hạn chiếm từ 89,3% đến 93,3%, cụ thể là năm 2015 tiền gửi có kỳ hạn chiếm tỷ trọng 93,3%, sang đến năm 2018 thì tiền gửi có kỳ hạn tỷ trọng giảm xuống còn 86,6%, sang đến năm 2019 tiền gửi có kỳ hạn giảm xuống còn 80,2%. Tiền gửi không kỳ hạn chiếm tỷ trọng thấp từ 6,1% đến 16,9% nhưng đang có xu hướng tăng lên qua các năm

Biểu đồ 2.3: Cơ cấu huy động vốn theo kỳ hạn

(Nguồn: BIDV - Chi nhánh Sở giao dịch 3, 2015 - 2019)

Tiền gửi VNĐ của các TCKT: Nguồn tiền gửi của TCKT chiếm từ 20% đến 30% trong trong nguồn vốn huy động và không có sự ổn định về cơ cấu. Về cơ cấu: năm 2015 chiếm 22,4%, năm 2016 chiếm 25,7%, năm 2017 chiếm 25,5%, năm

2018 chiếm 22,6%, năm 2019 chiếm 30,5%.

Tiền gửi VNĐ của các tầng lớp dân cư: Về cơ cấu: Năm 2015 đạt 14,8%, năm 2016 sụt giảm còn 13,9%, Tuy nhiên cơ cấu tiền gửi VNĐ của dân cư tăng trở lại trong các năm sau, đặc biệt là năm 2019 khi chiếm 30% cơ cấu tổng nguồn vốn huy động.

Tiền gửi VNĐ của các ĐCTC: chiếm xấp xỉ 50% trên tổng nguồn vốn huy động qua các năm. Về cơ cấu: năm 2015 chiếm 62, 8%, năm 2016 giảm còn 60,4%, - Không kỳ hạn - Có kỳ hạn: 2015 2016 2017 2018 2019 06 10 11 13 17 83 87 89 90 94

- NVHĐ từ TCKT - NVHĐ từ dân cư - Tiền gửi ĐCTC

63 60 62 63 48

15 14

21

12 14

đến năm 2017 - 2018 tăng trở lại lên 63,1% ở năm 2018, năm 2019 giảm mạnh còn 48,1% do tỷ trọng tiền gửi huy động từ TCKT và từ dân cư tăng mạnh, có tốc độ tăng lớn hơn so với huy động từ ĐCTC.

22 26 25 23 31 201 5 201 6 201 7 201 8 201 9

Biểu đồ 2.4: Cơ cấu huy động vốn theo thành phần kinh tế

(Nguồn: BIDV - Chi nhánh Sở giao dịch 3, 2015 - 2019)

Trong cơ cấu tiền gửi theo loại tiền thị tiền gửi VNĐ chiếm tỷ lệ cao từ 86,3% đến 92,8% hàng năm. Còn tiền gửi ngoại tệ chiếm tỷ lệ thấp từ 4,3% đến 13,7%. Nguồn ngoại tệ chủ yếu là đồng USD và EUR. Như vậy nguồn ngoại tệ biến đổi bất thường trong các năm gần đây và vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu nguồn vốn theo loại tiền. Nguyên nhân chủ yếu là do nền kinh tế, chính trị toàn cầu đang có những biến động không ngừng. Thực trạng huy động bằng ngoại tệ của BIDV - Chi nhánh Sở giao dịch 3 như sau:

Biểu đồ 2.5: Cơ cấu huy động vốn theo loại tiền

(Nguồn: BIDV - Chi nhánh Sở giao dịch 3, 2015 - 2019)

Tiền gửi bằng ngoại tệ của các TCKT và ĐCTC chủ yếu là các khoản tiền gửi trong tài khoản thanh toán, tài khoản vốn, riêng đối với TCKT là tiền gửi có kỳ hạn ngắn thường từ 1-3 tháng. Cả tiền gửi của TCKT, dân cư và ĐCTC đều có sự biến đổi bất thường. Tiền gửi bằng ngoại tệ của ĐCTC có xu hướng giảm mạnh trong khi tiền gửi bằng ngoại tệ của TCKT có giảm nhưng không đáng kể. Tiền gửi bằng ngoại tệ của dân cư có xu hướng tăng. Từ năm 2015 đến năm 2016 lãi suất tiết kiệm ngoại tệ giảm mạnh do NHNN giảm trần lãi suất huy động. Chi nhánh chưa xây dựng chính sách huy động ngoại tệ giành riêng cho đối tượng công ty lớn, nhất là nhóm công ty có lượng tiền gửi ngoại tệ chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn.

2.2.3.4. Quy mô, tốc độ tăng trưởng khách hàng huy động vốn và tình hình

huy động vốn bình quân trên khách hàng

Trong xu thế hiện nay, các NHTM thường có xu hướng chuyên môn hóa lĩnh vực hoạt động kinh doanh nhằm theo đuổi một nhóm khách hàng mà mình có lợi thế cạnh tranh hơn so với các NHTM khác. Do đó, cơ cấu nguồn vốn huy động của mỗi NHTM cũng sẽ tùy thuộc vào lĩnh vực mà ngân hàng đó có lợi thế.

2019 2018 2017 2016 2015 89 86 92 96 93 08 11 14 04 07

- Ngoại tệ (quy đổi) - VNĐ

Nhằm thu hút vốn, ngoài các biện pháp huy động vốn truyền thống thì hiện nay các NHTM còn nghiên cứu và phát triển thêm nhiều sản phẩm dịch vụ tiện ích phục vụ cho nhu cầu sử dụng của khách hàng. Và sự cạnh tranh trong việc đưa ra các sản phẩm dich vụ mới hoặc là cải tiến, nâng cấp các sản phẩm dịch vụ hiện có đang là một công cụ hữu hiệu của các NHTM nhằm cạnh tranh thu hút được khách hàng về phía mình. Các sản phẩm dịch vụ có khả năng cạnh tranh cao mà các NHTM trên địa bàn áp dụng như: dịch vụ thẻ ATM; dịch vụ chuyển tiền nhanh; dịch vụ gửi tiền một nơi rút tiền nhiều nơi; phát hành thẻ thanh toán quốc tế.

Trong hoạt động huy động vốn BIDV - Chi nhánh Sở giao dịch 3 luôn coi trọng công tác duy trì và phát triển khách hàng. Đến nay, số lượng khách hàng có giao dịch với chi nhánh trong hoạt động huy động vón đạt 25.811 khách hàng. Trong giai đoạn 2015 đến 2019, số lượng khách hàng luôn tăng lên với tốc độ tăng khá ổn định. Năm 2015 đạt 9.702 khách hàng, năm 2016 đạt 11.935 khách hàng, nhưng đến năm 2018 đã tăng lên 19.292 người và năm 2019 đạt 25.811 người tăng 33,8% so với năm 2018.

Bảng 2.4: Huy động vốn bình quân/ khách hàng của BIDV - Chi nhánh Sở giao dịch 3 giai đoạn 2015 -2019

Chỉ tiêu m So sánh 2015 2016 2017 2018 2019 2016/ 2015 2017/ 2016 2018/ 2017 2019/ 2018 Huy động vốn bình quân/ Khách hàng (tỷ đồng) 0.66 0.67 0.54 0,53 0.46 1.51 - 19.4 -1.85 - 13.2 Số lượng khách hàng (khách hàng) 9.702 11.935 15.125 19.292 25.811 23,0 26,7 27,5 33,8

(Nguồn: Báo cáo của phòng Kế toán tài chính Chi nhánh SGD3, 2015 - 2019)

Mặc dù quy mô khách hàng tăng và tốc độ tăng trưởng tương đối ổn định nhưng mức huy động vốn bình quân/khách hàng thì lại có xu hướng giảm qua các năm. Năm 2015 tỷ lệ huy động vốn bình quân trên khách hàng đạt 0,66 tỷ đồng/khách hàng, đến năm 2016 đạt 0,67 tỷ đồng/khách hàng nhưng đến năm 2018

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý và tăng cường huy động vốn tại NH TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Sở giao dịch 3. (Trang 66 - 82)