Kinh nghiệm huy động vốn của một số ngân hàng thương mại nước ngoài

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý và tăng cường huy động vốn tại NH TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Sở giao dịch 3. (Trang 50)

1.5.1.1. Ngân hàng HSBC

HSBC được thành lập từ năm 1865, có trụ sở chính ở Luân Đôn (Anh) và hiện có gần 9.500 văn phòng hoạt động ở 85 quốc gia và vùng lãnh thổ, phục vụ trên 100 triệu khách hàng trong đó hơn 45 triệu là khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử trên toàn cầu. HSBC có các ưu điểm nổi bật về huy động vốn như sau:

chính cá nhân, đầu tư và tài chính doanh nghiệp, ngân hàng tư nhân, tư vấn tài chính và rất nhiều dịch vụ tiện ích khác cho khách hàng.

- HSBC hoạt động với phương châm là một tập đoàn lớn nhưng rất quan tâm đến việc phát triển hoạt động tới từng địa phương trên toàn thế giới.

- HSBC rất quan tâm đến việc đầu tư lớn vào phát triển công nghệ thông tin ứng dụng trong mở rộng dịch vụ ngân hàng. Đối với HSBC, công nghệ là chìa khoá để nâng cao hiệu quả kinh doanh.

- HSBC là ngân hàng nước ngoài duy nhất tại Việt Nam cung cấp đầy đủ các dịch vụ tài chính bao gồm dịch vụ tài chính doanh nghiệp, dịch vụ ngân hàng cho các định chế tài chính, thanh toán quốc tế, thanh toán và quản lý tiền tệ, lưu ký chứng khoán và quản lý quỹ, ngoại hối và thị trường vốn, thu xếp nợ, tài trợ dự án và dịch vụ tài chính cá nhân.

Do những ưu điểm đó mà hoạt động huy động vốn của HSBC trong những năm vừa qua liên tục tăng cao (http:hsbc.com.vn).

1.5.1.2. Ngân hàng Citibank

Citibank được thành lập từ năm 1812 với số vốn ban đầu là 2 triệu đô la Mỹ. Qua hơn 200 năm phát triển, Citibank hiện là một trong những tập đoàn tài chính ngân hàng lớn nhất nước Mỹ và thế giới với vốn chủ sở hữu khoảng 113 tỷ đô la Mỹ, Citibank cung cấp một hệ thống dịch vụ vô cùng đa dạng và phong phú cho khách hàng của mình, bao gồm cả khách hàng là cá nhân và doanh nghiệp.

Trong hoạt động huy động vốn Citibank đã tung ra các gói dịch vụ dành riêng cho khách hàng cá nhân và doanh nghiệp với các hình thức rất đa dạng như:

- Đối với các khách hàng là cá nhân: dịch vụ tài khoản tiền gửi, tiết kiệm, tài khoản tiết kiệm điện tử, tài khoản séc, tổng hợp tài khoản trên mạng, tư vấn, phân tích nhu cầu tài chính, dịch vụ kết hợp ngân hàng và đầu tư, dịch vụ ngân hàng cá nhân...

- Đối với các khách hàng là doanh nghiệp: Citibank cung cấp các loại hình dịch vụ chủ yếu sau: Dịch vụ cho doanh nghiệp vừa và nhỏ; Dịch vụ đầu tư; Quản lí ngân quỹ và tiền mặt; Quản lí vốn và chứng khoán; Quản lí tài sản và lợi nhuận… Hiện nay, Citibank có một mạng lưới cung cấp dịch vụ ngân hàng rộng khắp với 5.700 trung tâm dịch vụ ngân hàng đa năng, phục vụ cho trên 200 triệu tài khoản cho khách hàng ở trên 100 nước trên toàn thế giới.

1.5.2. Kinh nghiệm huy động vốn của một số ngân hàng thương mại Việt Nam

1.5.2.1. Ngân hàng công thương Việt Nam (Vietinbank)

Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam (VietinBank) đã khẳng định vị trí là ngân hàng thương mại (NHTM) hàng đầu, nắm giữ vai trò chủ đạo, chủ lực của thị trường tiền tệ Việt Nam, NHTM Nhà nước đầu tiên có cổ đông chiến lược nước ngoài IFC.

Hiện nay, VietinBank đứng thứ hai về quy mô tổng tài sản có thị phần hoạt động trong nước chiếm khoảng 15% và là một NHTM có chất lượng tín dụng tốt nhất Việt Nam. Có hệ thống mạng lưới đứng thứ hai trong hệ thống ngân hàng Việt Nam (sau Agribank) trải rộng toàn quốc với 157 sở giao dịch, chi nhánh và trên

1.000 phòng giao dịch/quỹ tiết kiệm.

VietinBank cung cấp song song các dịch vụ ngân hàng bán buôn và ngân hàng bán lẻ, cụ thể bao gồm các hoạt động sau: Huy động vốn, cho vay, đầu tư, bảo lãnh, thanh toán và tài trợ thương mại, ngân quỹ, thẻ và ngân hàng điện tử và các hoạt động khác: Khai thác bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ; Tư vấn đầu tư và tài chính; Cho thuê tài chính; Môi giới, tự doanh, bảo lãnh phát hành, quản lý danh mục đầu tư, tư vấn, lưu ký chứng khoán; Tiếp nhận, quản lý và khai thác các tài sản xiết nợ qua Công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản.

1.5.2.2 Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank)

Với ưu thế đã từng là một ngân hàng hoạt động trong lĩnh vực thương mại từ rất sớm và có quan hệ với nhiều ngân hàng trên thế giới, Vietcombank rất chú trọng đến việc phát triển nguồn vốn thông qua sản phẩm thẻ và nguồn vốn trong thanh toán (ký quỹ mở L/C).

Qua hơn 25 năm phát triển, dịch vụ thẻ mang thương hiệu Vietcombank đã và đang tiếp tục khẳng định với người tiêu dùng Việt Nam về chất lượng dịch vụ cũng như về sự đa dạng của sản phẩm. Cùng với đó là việc tích hợp ngày càng nhiều hơn tiện ích trong sản phẩm thẻ cung cấp như cho phép khách hàng sử dụng dịch vụ chuyển tiền điện tử thông qua Internet Banking, … Vì thế, dịch vụ này đã mang lại nguồn vốn không kỳ hạn đáng kể cho ngân hàng. Còn với hoạt động tạo nguồn trong thanh toán: Vietcombank luôn đứng đầu trong hoạt động kinh doanh ngoại hối (mở L/c, thanh toán TT, …), vì thế nguồn vốn trong thanh toán là khá lớn. Tương ứng với mức lãi từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ là số lượng lớn nguồn ký quỹ của khách hàng tại Vietcombank.

Chú trọng phát triển nguồn vốn từ dịch vụ thẻ và hoạt động kinh doanh ngoại hối là hướng đi đúng đắn của Vietcombank. Bởi hai nguồn vốn này có lãi suất rẻ và không phải trả lãi nên ngân hàng có thể cơ cấu để cho vay, phát huy tốt nhất hiệu quả của đồng vốn huy động được.

1.5.2.3. Ngân hàng Đông Nam Á (Seabank)

Là ngân hàng có nhiều sản phẩm huy động phản ứng nhanh nhạy với thị trường nhất. Đầu tiên, để thu hút nguồn tiền gửi nhàn rỗi ngắn hạn tạm thời không sử dụng của các TCKT, cá nhân, ... Seabank đưa ra sản phẩm tiết kiệm thông minh. Theo đó khi khách hàng gửi sản phẩm này, tùy theo nhu cầu sử dung, khách hàng có thể rút ra bất cứ lúc nào với lãi suất được hưởng cao hơn lãi suất không kỳ hạn. Tiếp đó, trước tình hình biến động lãi suất quá nhanh trên thị trường, để tối ưu hóa lợi ích khách hàng nhận được, Seabank đưa ra sản phẩm tiết kiệm lãi suất thả nổi floating. Trong kỳ hạn gửi tiền, khoản tiền gửi của khách hàng sẽ được ngân hàng tự động điều chỉnh tăng lãi suất khi lãi suất thị trường biến động. Ngoài ra các sản phẩm tiền gửi có kì hạn của Seabank có một ưu điểm khác những ngân hàng khác đó là: nếu ngày đến hạn của khoản tiền gửi rơi vào ngày nghỉ, ngày Lễ Tết sẽ được hệ thống tự động chuyển ngày đáo hạn sang ngày làm việc tiếp theo và khách hàng vẫn được hưởng lãi suất có kì hạn như ban đầu. Chính nhờ những sản phẩm và sự phản ứng nhanh nhạy với thị trường mà nguồn vốn của Seabank luôn có sự tăng trưởng trong tình hình kinh tế khó khăn.

Từ những thành công của HSBC và Citibank, Chi nhánh Sở giao dịch 3 có thể rút ra được một số kinh nghiệp sau:

-Học tập về chính sách phát triển các danh mục sản phẩm cho khách hàng cá nhân và khách hàng doanh của Citibank

-Quan tâm và đầu tư vào hệ thống công nghệ hiện đại. Với thời buổi công nghệ 4.0 nếu như SGD3 không quan tâm nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin thì sẽ rất khó khăn trong việc phát triển kinh doanh bởi khách hàng sẽ luôn lựa chọn sử dụng dịch vụ của ngân hàng nào thuận tiện và đem lại nhiều lợi ích nhất cho mình.

Bên cạnh đó các NHTM trong nước cũng cho BIDV những bài học kinh nghiệm quý giá như Vietinbank - Ngân hàng nhà nước đầu tiên có cổ đông chiến lược nước ngoài. Việc có nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào quá trình quản lý đã giúp Vietinbank nâng cao uy tín của mình trên thị trường quốc tế từ đó kêu gọi được nhiều vốn đầu tư hơn, mở rộng quy mô hoạt động.

BIDV - Chi nhánh SGD3 còn có thể học tập Vietcombank trong việc phát triển mảng dịch vụ thẻ, Internetbanking và dịch vụ L/C nhờ thu. Nếu làm tốt ở ba mảng này Chi nhánh SGD3 có thể tăng huy động vốn từ nguồn tiền gửi thanh toán của cả cá nhân và doanh nghiệp.

Còn đối với huy động vốn tiền gửi có kì hạn, Bidv - Chi nhánh Sở giao dịch 3 có thể tham khảo các sản phẩm của SeaBank, phát triển bổ sung thêm sản phẩm tiền gửi có kì hạn rút gốc linh hoạt, tiền gửi tiết kiệm lãi suất bậc thang. Ngoài ra BIDV nên phát triển sản phẩm tiền gửi có kì hạn có ngày đến hạn vào ngày nghỉ, ngày Lễ tết sẽ tự động chuyển sang ngày làm việc tiếp theo để khách hàng vẫn được hưởng nguyên lãi có kì hạn.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VÀ TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ

VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH SỞ GIAO DỊCH 3 2.1. Giới thiệu chung về ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Sở Giao dịch 3

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển

Lịch sử xây dựng, trưởng thành của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam là một chặng đường đầy gian nan thử thách nhưng cũng rất đỗi tự hào gắn với từng thời kỳ lịch sử bảo vệ và xây dựng đất nước của dân tộc Việt Nam.

Giai đoạn “Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam” gắn với thời kỳ “lập nghiệp - khởi nghiệp” (1957 - 1981) của BIDV với chức năng chính là hoạt động cấp phát vốn ngân sách nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ bản theo nhiệm vụ của Nhà nước giao, phục vụ công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc.

Giai đoạn “Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam” gắn với một thời kỳ sôi nổi của đất nước - chuẩn bị và tiến hành công cuộc đổi mới (1981 - 1990). Trong giai đoạn này BIDV đã thực hiện tốt nhiệm vụ trọng tâm là phục vụ nền kinh tế, cùng với cả nền kinh tế chuyển sang hoạt động theo cơ chế kinh tế thị trường.

Giai đoạn “Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam” gắn với quá trình chuyển đổi của BIDV từ một ngân hàng thương mại “quốc doanh” sang hoạt động theo cơ chế của một ngân hàng thương mại, tuân thủ các nguyên tắc thị trường và định hướng mở cửa của nền kinh tế.

Giai đoạn “Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam” là một bước phát triển mạnh mẽ của BIDV trong tiến trình hội nhập. Đó là sự thay đổi căn bản và thực chất về cơ chế, sở hữu và phương thức hoạt động khi BIDV cổ phần hóa thành công, trở thành ngân hàng thương mại cổ phần hoạt động đầy đủ theo nguyên tắc thị trường với định hướng hội nhập và cạnh tranh quốc tế mạnh mẽ.

Sở giao dịch 3 - Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam được thành lập ngày 18/4/2002 theo Quyết định số 2854/QĐ-TTg ngày 25/3/1991 của Chính

phủ và Quyết định số 39/QĐ-HĐQT Ngày 02/7/2002 của Hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam với chức năng là bộ phận trực tiếp kinh doanh và thực hiện các nghiệp vụ đầu mối với các Đơn vị trong toàn hệ thống Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam.

Sở giao dịch 3 là một trong những sở giao dịch của BIDV, luôn cung cấp tất cả các dịch vụ của ngân hàng đến mọi đối tượng khách hàng, là đầu mối quản lý các nguồn vốn ưu đãi của các tổ chức tài chính quốc tế trong hệ thống ngân hàng chuyên nghiệp hàng đầu tại Việt Nam trong việc giải ngân nguồn vốn dự án tài chính nông thôn. Hoạt động ngân hàng trên cơ sở nền tảng công nghệ hiện đại.

Từ năm 2006, trong hệ thống Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Sở giao dịch 3 có vai trò như một Đơn vị cấp I, trực thuộc Hội sở chính, bao gồm các phòng ban trong khối kinh doanh của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Sở giao dịch 3 - Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam thực hiện tất cả các hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Trong nhiều năm qua, Sở giao dịch 3 - Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam luôn là một trong số đơn vị đứng hàng đầu về hiệu quả kinh doanh và hiện là đơn vị tạo ra nhiều lợi nhuận nhất cho toàn hệ thống Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam.

2.1.2. Chức năng nhiệm vụ

Sở Giao dịch được quản lý, sử dụng vốn, tài sản và các nguồn lực khác của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam và các nguồn vốn huy động, tiếp nhận và đi vay theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam để thực hiện các nhiệm vụ được giao.

+ Sở Giao dịch có nghĩa vụ:

- Sử dụng có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn, tài sản và các nguồn lực khác của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam.

-Các khoản nợ, phải thu, phải trả trong Bảng tổng kết tài sản trong phạm vi số vốn do Sở Giao dịch quản lý.

- Hoàn trả các khoản tín dụng do Sở Giao dịch trực tiếp vay hoặc thực hiện nghĩa vụ thay cho khách hàng được SGD bảo lãnh nếu khách hàng không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình.

-Là nơi thử nghiệm các sản phẩm mới của hệ thống Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam như hệ thống ATM, HomeBanking.

+ Sở giao dịch có quyền thực hiện các nghiệp vụ sau:

- Nhận tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn, tiền gửi thanh toán của các tổ chức, dân cư trong nước, nước ngoài bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ.

- Phát hành các chứng chỉ tiền gửi, tín phiếu, kỳ phiếu, trái phiếu Ngân hàng và các hình thức huy động vốn khác phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế và hoạt động kinh doanh Ngân hàng.

-Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ đối với các tổ chức kinh tế, cá nhân, hộ gia đình thuộc mọi thành phần kinh tế, theo cơ chế tín dụng của NHNN và Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam.

- Chiết khấu thương phiếu, kỳ phiếu và các giấy tờ có giá theo quy định của NHNN và Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam.

- Thực hiện nghiệp vụ thanh toán L/C, bảo lãnh hoặc tái bảo lãnh, kinh doanh ngoại tệ theo quy định của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam.

- Thực hiện các nghiệp vụ thanh toán khác như: thanh toán, chuyển tiền trong nước và quốc tế, chi trả kiều hối, thanh toán séc và các dịch vụ Ngân hàng khác.

-Kinh doanh vàng bạc, kim khí quý, đá quý.

- Thực hiện nguyên tắc an toàn kho quỹ, bảo hiểm tiền mặt, ngân phiếu thanh toán và các ấn chỉ quan trọng. Đảm bảo chi trả tiền mặt, ngân phiếu thanh toán

chính xác kịp thời.

- Kinh doanh chứng khoán, làm môi giới, đại lý phát hành chứng khoán. Cất trữ, quản lý, bảo quản, quản lý chứng khoán và các giấy tờ có giá, các tài sản quý cho khách hàng theo quy định của NHNN và Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý và tăng cường huy động vốn tại NH TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Sở giao dịch 3. (Trang 50)