Kiến nghị với Hội sở Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý và tăng cường huy động vốn tại NH TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Sở giao dịch 3. (Trang 111 - 113)

triển Việt Nam

BIDV phải luôn luôn kịp thời có văn bản chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ khi có các văn bản mới của Ngân hàng Nhà nước, của Chính phủ và của các ngành có liên quan đến nghiệp vụ của ngân hàng.

BIDV tiếp tục nghiên cứu và đề xuất với Chính phủ xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về tiền tệ và hoạt động của ngân hàng nhằm tạo khung pháp lý đồng bộ cho hoạt động của hệ thống ngân hàng nói chung và BIDV chi nhánh Sở Giao dịch 3 nói riêng.

BIDV chỉ đạo các ngân hàng Chi nhánh thực hiện đồng bộ các giải pháp về huy động vốn và huy động vốn có hiệu quả. Chủ động kiểm soát tốc độ tăng trưởng tín dụng phù hợp với tốc đọ tăng trưởng huy động vốn, cân đối về kỳ hạn giữa nguồn vốn và sử dụng vốn của các Chi nhánh, từ đó nâng cao chất lượng hiệu quả huy động vốn.

KẾT LUẬN

Huy động vốn là hoạt động trọng tâm, quyết định đến sự tồn tại và phát triển của ngân hàng thương mại nói riêng, đến sự nghiệp phát triển đất nước nói chung. Đây là một nhiệm vụ vô cùng phức tạp, đòi hỏi ngân hàng không ngừng nghiên cứu, đổi mới sản phẩm, công nghệ, đưa ra các chính sách huy động có tính chiến lược nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng, phát triển và đứng vững trên thị trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay.

Hoạt động huy động vốn của BIDV chi nhánh Sở Giao dịch 3 đã đạt được những kết quả đáng khích lệ từ khi chi nhánh được thành lập cho đến nay. Tuy nhiên, so với tiềm năng phát triển của mình, hiệu quả huy động vốn của chi nhánh còn chưa cao do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan. Vì vậy, trong thời gian tới, để nâng cao hiệu quả huy động vốn, chi nhánh cần tập trung đến các vấn đề: xây dựng chính sách huy động phù hợp, nâng cao hiệu quả cho vay đầu tư, đổi mới và hiện đại hóa công nghệ ngân hàng, quản lý tốt cơ cấu nguồn vốn, đẩy mạng công tác marketing, nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ nhân viên…

Với các giải pháp đã trình bày trong luận văn có thể chưa đầy đủ và cụ thể do sự hạn chế về thời gian nghiên cứu cũng như sự hiểu biết của mình, tác giả hy vọng các giải pháp trên sẽ góp phần nâng cao hiệu quả huy động vốn tại BIDV chi nhánh Sở Giao dịch 3 trong thời gian tới. Kính mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo để luận văn được hoàn thiện và thiết thực hơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Phan Thị Cúc (2008), Giáo trình tín dụng ngân hàng, NXB Thống kê, Hà nội. 2. Lê Vinh Danh (2009), Tiền và hoạt động ngân hàng, NXB Giao thông vận tải 3. Hồ Diệu (2002), Quản trị ngân hàng, NXB Thống Kê, Hà Nội

4. Phan Thị Thu Hà (2013), Giáo trình Ngân hàng Thương mại, NXB Thống kê Hà Nội.

5. Trần Huy Hoàng (2003), Quản trị Ngân hàng Thương mại, NXB Thống kê. 6. Ngô Hướng, Tô Kim Ngọc (2001), Lý thuyết tiền tệ và ngân hàng, Nhà xuất

bản Thống Kê

7. Nguyễn Minh Kiều (2015), Nghiệp vụ Ngân hàng Thương mại, NXB Thống kê, Hà Nội.

8. Nguyễn Thị Mùi (2006), Quản trị Ngân hàng Thương mại, NXB Tài chính 9. Đỗ Văn Thường (2013), Huy động vốn tại Ngân hàng Ngoại Thương chi

nhánh Thành Công, Luận văn Thạc sỹ, Học viện Ngân hang

10. Peter S.Rose (2004), Quản trị NHTM (bản dịch), NXB Tài chính Hà Nội 11. Nguyễn Văn Tiến (2002), “Đánh giá và phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh

Ngân hàng”, NXB Thống kê.

12. Nguyễn Thị Ngọc Trang (2005), Quản trị rủi ro tài chính, NXB Thống Kê. 13. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Tạp chí Ngân hàng, các số qua các năm

2015 đến 2017.

14. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Sở giao dịch 3,

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2015 - 2019, Hà Nội

15. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2010), Luật các Tổ chức tín dụng.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý và tăng cường huy động vốn tại NH TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Sở giao dịch 3. (Trang 111 - 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)