Định hướng phát triển xuệt khẩu của Việt Nam trong thời gian tớ

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp rào cản xanh đối với hàng xuất khẩu của việt nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 83 - 86)

gian tới

1.1. C ơ hội và thách thức đôi vói hoạt động xuất khẩu của Việt Nam sau khi gia nhập W T O

Khi Việt Nam gia nhập WTO, lợi ích đầu tiên, rõ ràng và hay được nhắc đến nhất là nhanh chóng đẩy mạnh xuất khẩu, bởi hàng hoa xuất khẩu của Việt Nam sẽ được giảm thuế k h i vào các thị trường nhập khẩu là thành viên của WTO. Hàng hoa Việt Nam sẽ được đối xổ bình đẳng và không bị phân biệt. Đây chính là cơ sở để khai thác thêm thị trường, tăng k i m ngạch xuất khẩu. Đổng thời, môi trường kinh doanh của Việt Nam sẽ dần được cải thiện theo hướng phù hợp với những thông lệ quốc tế, tạo nên niềm tin và sức hút cho các nhà đầu tu nước ngoài. Việc ngày càng có nhiều nhà sản xuất hàng đẩu thế giới đến Việt Nam, đầu tư cơ sở sản xuất sẽ tạo ra năng lực sản xuất mới cho Việt Nam, tăng khả năng xuất khẩu và chuyển dịch cơ cấu kinh

tế. Ngoài ra, gia tăng đầu tư nước ngoài sẽ giúp Việt Nam tham gia sâu hem vào dây chuyền phân công sản xuất trên thế giới, cơ hội xuất khẩu mở ra và doanh nghiệp Việt Nam sẽ gắn chặt hơn vái doanh nghiệp và thị trường thế

giới. Đặc biệt, gia nhập WTO, Việt Nam có địa vị bình đẳng với các thành viên khác trong việc hoạch định chính sách thương mại toàn cầu nhằm thiết

lập một trật tự kinh tế công bằng trong việc đấu tranh bảo vệ quyền lợi cho đất

nước và doanh nghiệp. Điều này có ý nghĩa lớn, giúp doanh nghiệp tránh hoặc giải quyết thuận lợi các cuộc tranh chấp thương mại theo nguyên tắc WTO, không còn bị thiệt thòi như trước đây.

Tuy nhiên, để tận dụng được cơ hội thành công nhất chúng ta phải có những điều chỉnh để thích nghi với quá trình hội nhập. Trước mắt xuất khẩu còn nhiều khó khăn và thách thức mới. Gia nhập WTO, Việt Nam sẽ bị đặt

trước sức ép củnh tranh ngày càng lớn trên cả ba cấp độ là quốc gia, doanh nghiệp và sản phẩm. Đây là một thách thức rất lớn nếu nhìn vào những yếu kém nội tủi và những bất cập về năng lực của nền kinh tế Việt Nam. Thậm chí,

dưới tác động thực hiện cam kết WTO, chúng ta phải chấp nhận việc phá sản một số doanh nghiệp, nguy cơ bị hàng hoa nước ngoài đè bẹp ngay trên thị

trường nội địa có thể xảy ra. Điều này đặt toàn bộ nền kinh tế Việt Nam từ chính quyền cho tới doanh nghiệp trước yêu cẩu nhanh chóng nâng cao năng

lực củnh tranh trên nhiều góc độ. Đồng thời, phải có những chính sách điều chỉnh, phân bổ nguồn lực và chiến lược phát triển hợp lý để tủo ra một hướng

đi thích hợp nhất.

Sau khi gia nhập WTO, hàng hoa xuất khẩu Việt Nam sẽ không còn

nhận được sự hỗ trợ trực tiếp từ Chính phủ, mọi tính toán lợi thế so sánh phải dựa trên những cam kết W T O và chính sách định hướng lâu dài. Bên củnh đó,

cần tính đến nhu câu và chuyển dịch sản xuất giữa các khu vực trên thế giới nhằm tận dụng dòng vốn đầu tư và công nghệ để nâng sức củnh tranh cho sản phẩm.

Như vậy, với Việt Nam cơ hội đến nhưng đang ở phía trước còn thách thức thì đã cận kề. Nếu không có những thay đổi thì khó có thể tìm ra một lối

đi thích hợp để vượt qua thách thức và nắm lấy cơ hội.

1.2. Định hướng xuất khẩu của Việt Nam t r o n g nhang n ă m tới

Sau khi gia nhập WTO, hoủt động xuất khẩu của Việt Nam đã có những khởi sắc nhưng chưa có những đột biến như kỳ vọng. Có lẽ do chúng ta có cơ

hội nhưng chúng ta chưa chuẩn bị thật tốt để biến cơ hội thành lợi ích như mong muốn.

Hiện nay, vấn đề lớn nhất của xuất khẩu Việt Nam chính là cơ cấu xuất khẩu chứ không phải cơ chế xuất khẩu. Cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam đã rất lủc hậu, qua nhiều năm không có sự thay đổi. Chẳng hủn nông sản chiếm trên

2 0 % , dầu thô và than đá cũng xấp xỉ 2 0 % , công nghiệp nặng chiếm 1,6%,

công nghiệp nhẹ chiếm khoảng 5 0 % , máy móc chiếm trên 8%.< 4 9 )

Trong khi các nước trong khu vực như ASEAN 6 (trừ Brunei) rất chú trọng xuất khẩu các mặt hàng linh kiện, máy tự động, chi tiết máy văn phòng... về dài hạn, nếu

Việt Nam không cải cách cơ cấu ngành hàng xuất khẩu thì sẽ rất khó khăn cho tăng trưởng xuất khẩu. Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh cải cách t h ủ tờc hành chính liên quan đến hoạt động xuất khẩu, đặc biệt là những thủ tờc hải quan và thuế, đổng thời cẩn đổi mới công tác xúc tiến thương mại.

Một trong những yêu cầu then chốt để cải cách cơ cấu xuất khẩu chính là phải có "Chiến lược phát triển công nghiệp hỗ trợ". Tuy nhiên, ông Trương Đình Tuyển - nguyên Bộ trưởng Bộ Công Thương đánh giá rằng chiến lược của Bộ Còng Thương hiện chưa hoàn chỉnh, cần phải phân lớp tất cả các ngành cóng nghiệp hỗ t r ợ xem ngành nào có sức cạnh tranh cao thì đầu tư trước và phát triển thêm các hoạt động phờ trợ nhu thiết kế, sản xuất nguyên phờ liệu, đầu tư vào công nghiệp hỗ trợ cho ngành dệt may, da giày, những mặt hàng lắp ráp, sản phẩm nhựa, gỗ. Như vậy, vừa làm tăng giá trị gia tăng,

vừa giảm nhập khẩu nguyên liệu đầu vào.

Qua cuộc khảo sát các doanh nghiệp xuất khẩu vào thị trường EU, ông V õ Trí Thành, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cho biết, tất cả các mặt hàng có lợi thế cạnh tranh như dệt may, da giày vẫn giữ được lợi t h ế

cạnh tranh nhưng đang phải đối mặt với hai rủi ro lớn.( 5 0 ) Thứ nhất, vì hàng hoa chủ yếu cạnh tranh qua giá nên dễ dẫn tới bị kiện, chống bán phá giá, thứ hai là vấn đề an toàn vệ sinh môi trường của sản phẩm hàng hoa nên các nước dễ dựng lên các rào cản kỹ thuật. Vì vậy, các doanh nghiệp cần thiết phải đa

dạng hoa sản phẩm đối với hàng xuất khẩu. Tuy nhiên, đa dạng hoa sản phẩm không chỉ có ý nghĩa là tạo ra nhiều sản phẩm mới bởi nhiều k h i chỉ cần tạo sự khác biệt cho sản phẩm là đã tạo ra được lợi thế cạnh tranh. Đây là các (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

sản phẩm sử dờng nhiều lao động và làm gia công nhiều nén cần tận dờng tối

49. Hổng Thoăn (Ì 1/4/2008), Đẩy mạnh xuất khẩu sau gia nhập WTO. Thời báo Kinh tế Việt Nam 50. Hồng Thoăn (11/4/2008), Đẩy mạnh xuất khẩu sau gia nhập WĨO, Thời báo Kinh tế Việt Nam 50. Hồng Thoăn (11/4/2008), Đẩy mạnh xuất khẩu sau gia nhập WĨO, Thời báo Kinh tế Việt Nam

đa nguồn nhân lực dổi dào và giá rẻ nhưng cũng cần tính tới lợi thế cần phát triển như nâng cao tay nghề, tăng năng suất nhằm hướng tới những đơn hàng có độ tinh xảo cao, có giá trị gia tăng lớn. Đổng thời, bên cạnh các sản phủm

truyền thống củn phát triển các sản phủm mới có tiềm năng và thị trường lớn trong tương lai.

Bên cạnh đó, cần phát triển và tập trung xuất khủu các sản phủm của ngành công nghiệp sáng tạo là tích hợp của các ngành thông tin truyền

thông, tạo mẫu, thủ cóng mỹ nghệ....(tổng giá trị của cả thế giới đang đạt khoảng 3.000 tỷ USD/năm( 5 l )) mang lại giá trị cao m à đủu tư về nguồn lực lại không quá lớn. Đố i với Việt Nam, sản phủm điện tử là loại sản phủm có thể sản xuất quy m ô lớn và đang thu hút nhiều nhà sản xuất hàng đầu thế giới đến

đầu tư, đồng thời tận dụng được nguồn nhân lực chi phí thấp để tạo ra lợi thế

xuất khủu. Ngoài ra, xuất khủu phủn mềm cũng là một sản phủm được chú ý. Trong khi đó, đối với nhóm hàng nông lâm thủy sản vốn là thế mạnh của Việt Nam thì việc chuyển đổi cơ cấu chủ yếu là nâng cao hàm lượng chế biến, giâm xuất khủu thô. Muốn thế, củn có chính sách để quy hoạch lại nuôi trồng với quy m ô lớn và năng suất cao, ứng dụng công nghệ sinh học vào sản xuất, đầu tư chế biến hợp tiêu chuủn và tạo mối liên kết giữa sản xuất,chế biến và xuất khủu trên cả 3 nhóm nông, lâm và thủy sản.

Bên cạnh đó, xuất khủu dịch vụ cũng cần được tính đến. Hiện tại, dịch vụ Việt Nam đang bị thua trên sân nhà, Việt Nam luôn ở thế nhập siêu dịch vụ. Tuy nhiên, Việt Nam cũng có thể bắt đầu xuất khủu dịch vụ với hàng không, bưu chính viễn thông, nhất là du lịch và xuất khủu lao động...

Đề án phát triển xuất khủu giai đoạn 2006-2010 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt với mục tiêu hết sức cụ thể: "Đế n năm 2010, xuất khủu các mặt hàng nông - lâm - thúy sản chiếm khoảng 13,7%, nhóm hàng nhiên liệu - khoáng sản chiếm 9,6%, nhóm hàng công nghiệp và công nghệ chiếm

khoảng 5 4 % và nhóm hàng hóa khác chiếm 2 2 , 7 % trong tổng số k i m ngạch

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp rào cản xanh đối với hàng xuất khẩu của việt nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 83 - 86)