kỹ thuật
cho cá heo. Nước xuất khẩu cũng phải là hoặc đang tiến hành các bước để trở thành thành viên của Uy ban cá ngừ nhiệt đới Bắc - Nam Hoa Kỳ.
Phần 609 của Bộ luật "Public Law" mục l o i - 162 cũng đề cập đến
việc bảo vệ rùa biển trong hoịt động đánh bắt tôm bằng lưới, có hiệu lực từ năm 1998, quy định rằng việc đánh bắt tôm với công nghệ m à có thể có những tác động tiêu cực tới rùa biển thì sẽ không được nhập khẩu vào Hoa Kỳ trừ khi nước đánh bắt tôm đó đã được chứng nhận là có một hệ thống các quy định của Hoa Kỳ hoặc môi trường đánh bắt riêng biệt đó của nước xuất khẩu không đe dọa làm tổn hịi tới cuộc sống của rùa biển. M ọ i chuyến hàng chở tóm hoặc các sản phẩm từ tôm vào Hoa Kỳ đều phải kèm theo một giấy chứng nhận là tôm đã được đánh bắt ở các điều kiện m à không gây ra tác động tiêu cực tói rùa biển.
Riêng về vấn đề vệ sinh dịch tễ, ở Hoa Kỳ có bốn cơ quan khác nhau phụ trách vấn đề này, đó là: Cơ quan phụ trách thực phẩm và thuốc (FDA), Cục Kiểm định an toàn thực phẩm (FSIS) của Bộ Nông nghiệp; Cơ quan bảo vệ môi trường (EPA); Cục kiểm định y tế động thực vật (APHIS) thuộc Bộ Nông nghiệp. FDA chịu trách nhiệm chính về an toàn thực phẩm ngoịi trừ thịt, gia cầm và một số sản phẩm trứng do FSIS quy định. Cục Kiểm định an toàn thực phẩm FSIS liệt kê danh sách những nước đủ điều kiện xuất khẩu thịt và các sản phẩm tù thịt vào Hoa Kỳ. FSIS đã xây dựng và đua ra một quy trình để đánh giá liệu hệ thống các quỵ định về thịt và các sản phẩm từ thịt và các phương pháp vệ sinh dịch tễ của các nước xuất khẩu có tương đương với hệ thống và các biện pháp của Hoa Kỳ không. Hoa Kỳ đã từng cấm nhập khẩu các sản phẩm này từ những nước chịu ảnh hưởng của bệnh bò điên hay dịch l ở mồm long móng của động vật nhai lịi và lợn sống. Còn nhiệm vụ của EPA là bảo vệ sức khoe của con người và bảo vệ môi trường bằng việc giảm đấng kể những tác động có hịi tới môi trường. Nói đến các biện pháp áp dụng để bảo vệ sức khoe của cây và con thì APHIS có trách nhiệm đưa ra những quy định
nhằm bảo đảm an toàn cho người tiêu dùng cũng như các nguồn động thực vật khỏi những bệnh có nguồn gốc từ nước ngoài.
Có thể nói Hoa Kỳ là nước có nhiều quy định phấc tạp và khắt khe nhất về vấn đề bảo vệ môi trường và vệ sinh dịch tễ. Minh chấng là Hoa Kỳ đã gửi lên WTO nhiều thông báo nhất về những thay đổi đặt ra đối với các tiêu chuẩn vệ sinh dịch tễ trong nước. Những tiêu chuẩn mới được đưa ra chủ yếu nhằm vào mấc dung sai đối với dư lượng hoa chất trong thực phẩm do Cơ quan bảo vệ môi trường đưa ra. Bên cạnh đó, trong khi trên thế giới đang có xu hướng hạn chế hoặc giảm thiểu sự can thiệp của bên thấ ba vào việc quản lý chất lượng sản phẩm thì ở Hoa Kỳ vẫn tiếp tục lệ thuộc vào các chấng chỉ chất lượng của bên thấ ba đối với rất nhiều sản phẩm. Trong một số lĩnh vực như thiết bị điện và đồ gia dụng, sự phát triển công nghệ và sự hiểu biết của người tiêu dùng đã cho phép nhiều nước trên thế giới giảm yêu cầu thử nghiệm và chấng nhận chất lượng trước khi tiếp thị sản phẩm ra thị trường, thay vào đó chủ yếu dựa vào chấng chỉ chất lượng của bản thân các nhà sản xuất, sự giám sát và quản lý của các nhà quản lý chất lượng Nhà nước đối vói hàng hoa sau khi đã đưa vào lưu thông trên thị trường. Tuy nhiên, tại Hoa Kỳ chấng chỉ chất lượng của bên thấ ba đối với các sản phẩm vẫn còn là một yêu cầu bắt buộc (kể cả về mặt pháp lý và tập quán). Do đó, làm phát sinh chi phí cao không hợp lý, thêm vào đó, thời gian chờ đợi kiểm nghiệm và cấp chấng nhận chất lượng cũng có thể làm mất cơ hội thâm nhập thị trường. Ví dụ, sẽ không có nhà nhập khẩu nào chịu ký hợp đồng nhập khẩu bàn là của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ nếu như sản phẩm chưa được kiểm nghiệm và cấp chấng chỉ chất lượng m à Hoa Kỳ công nhận.
3.4. Quy định của Nhật Bản
Nhật Bản không có luật hay quy định riêng dành cho hàng nhập khẩu từ nước ngoài, m à hàng hoa muốn nhập khẩu vào Nhật Bản phải tuân thủ theo các luật và quy định của Nhật Bản dành cho tất cả các loại hàng hoa muốn lưu thông trên thị trường Nhật Bản. Do đó, hàng hoa nhập khẩu vào Nhật Bản sẽ
phải trải qua một quy trinh kiểm tra khắt khe với các tiêu chuẩn cao về chất
lượng cũng như vệ sinh an toàn của sản phẩm. Giống như nhiều quốc gia khác, ở Nhật Bản vấn đề môi trường đang ngày càng thu hút được sự quan tâm nguôi tiêu dùng Nhật. Cục Môi trường Nhật Bản đang khuyến khích người tiêu dùng sặ dụng các sản phẩm không làm hại sinh thái (kể cả các sản phẩm trong nước cũng như các sản phẩm nhập khẩu). Các sản phẩm này đạt được ít nhất một trong các tiêu chuẩn dưới đây sẽ được đóng dấu "Ecomark":
1. Việc sặ dụng sản phẩm không gây ô nhiễm tới môi trường hoặc có
nhưng ít.
2. Việc sặ dụng sản phẩm đó mang lại nhiều lợi ích cho môi trường. 3. Chất thải sau khi sặ dụng không gây hại cho môi trường hoặc gây hại
rất ít.
4. Sản phẩm đóng góp đáng kể vào việc bảo vệ môi trường theo các cách khác không được kể đến ở trên.
Các luật cùng tồn tại điều chỉnh việc nhập khẩu hàng hoa bao gồm: - Luật Vệ sinh thực phẩm
- Luật Chống các bệnh truyền nhiễm: quy định các đối tượng phải được kiểm dịch chặt chẽ k h i cho nhập khẩu như súc vật móng chẻ (gia súc, lợn, cừu, dê, hươu cao cổ, hà mã,....); ngựa, gia cầm và trứng,...
- Luật Kiểm dịch thực vật: quy định rõ các mặt hàng cấm nhập khẩu, đối
tượng kiểm tra và tổ chức việc kiểm tra rất cụ thể, chặt chẽ. Nếu kiểm tra m à phát hiện thấy các loại hàng này bị nhiễm bệnh hay sâu hại thì hoặc sẽ bị huy bỏ hoặc bị trả lại nước xuất khẩu. Đồng thời, việc xuất khẩu các loại quả, thực vật cũng sẽ bị cấm cho tới khi nguồn gốc sâu hại, bệnh tật được tìm ra, các biện pháp ngăn
chặn việc lây lan được tiến hành. - Luật chổng bệnh dại
- Luật Trồng rừng từ cây non: mục đích của luật này là kiểm soát việc trồng rừng trong nước do phải nhập khẩu cây non từ nước ngoài.
- Luật Chọn và bảo vệ các loài hoang dã
- Luật Kiểm soát phân bón
- Luật về các dụng cụ y tế, mỹ phẩm và các loại thuốc: nhằm k i ế m soát và điều tiết các loại thuốc men y tế, mỹ phẩm, các dụng cụ y tế và các sản phẩm có liên quan
• Cùng với các quy định riêng, hầu hết các nước còn áp dụng các bộ tiêu chuẩn quốc tế về hoặc liên quan đến môi trường như:
- Hệ thống tiêu chuẩn quốc tế về quản lý môi trường - ISO 14000: đưồc xây dựng trên cơ sở thoa thuận quốc tế bao gồm các yếu tố cơ bản có thể đưồc
điều chỉnh để thiết lập nên hệ thống quản lý môi trường có khả năng cải thiện môi trường một cách liên tục tại các tổ chức cơ sở.
- Hệ thống phân tích rủi ro bằng điểm kiểm soát tới hạn - HACCP (Hazard Analysis Critical Control Point): đây là hệ thống tiêu chuẩn cho phép nhận biết, xác định và kiểm soát mối nguy trong chế tạo, gia công, sản xuất, chuẩn bị và sử dụng thực phẩm để đảm bảo thực phẩm là an toàn khi tiêu dùng.
- Hệ thống Kiểm tra và Quản lý Sinh thái - E M A S (Ecological Management and Audit Scheme)
- Hệ thống trách nhiệm xã hội SA8000
• Ngoài những quy định và tiêu chuẩn về môi trường m à các quốc gia áp dụng, hàng xuất khẩu còn gặp phải những rào cân xanh từ các Hiệp định quy
định về môi trường đưồc thể hiện trong các biện pháp thương mại. Nhiều quy
định và tiêu chuẩn môi trường đưồc xây dựng ở cấp độ quốc tế để giải quyết những vấn đề chung vưồt ra ngoài phạm vi biên giới của một quốc gia. Các vấn đề môi trường quốc tế nổi cộm hiện nay bao gồm vấn đề hiệu ứng nhà kính, thủng tâng ôzôn, bảo vệ các loài động thực vật bị tuyệt chủng... Nhiều biện pháp cụ thể đưồc xác định để giải quyết các vấn đề này trong khuôn khổ các hiệp định đa phương về môi trường (MEAs), trong đó có biện pháp hạn chế thương mại. Sau đây là ví dụ về ảnh hưởng của Nghị định thư Montreal về các chất gây thủng tầng ôzôn (ODS) đối với xuất khẩu của Trung Quốc. Nghị
định thư Montreal cấm các hoạt động thương mại hàng hoa có chứa ODS hoặc sử dụng ODS trong quá trình sản xuất của các nước thành viên và các nước không phải là thành viên. Các nước không phải thành viên của Nghị định thư này nếu vi phạm sẽ bị trừng phạt thương mại. Và theo nghiên cứu môi trường của UNCTAD, k i m ngạch xuất khẩu tủ lạnh của Trung Quốc bị giảm 5 8 % (so sánh giữa 1988 và 1991) và đưỏc coi là do hạn chế thương mại theo Nghị định thư Montreal. Để khắc phục tình trạng trên, Trung Quốc đã phải đẩy mạnh chương trình loại bỏ ODS nhanh hơn so với quy định của Nghị định thư đối với các nước đang phát triển.
Nhìn chung, các biện pháp hạn chế thương mại trong khuôn khổ MEAs có ảnh hưởng ít nhiều đến thương mại và các nước trước khi bước vào đàm phán phải đánh giá đưỏc những ảnh hưởng cụ thể của nó.