bán trong phạm vi địa hạt của các cơ quan này.121 Những yêu cầu thường không đồng nhất với nhau. Một số bang đôi khi đặt ra những tiêu chuẩn về môi trường cao hơn so với luật liên bang quy định. Những quy định này không phân biệt sản phẩm nội địa hay nhập khẩu tợ nước ngoài, nhưng các doanh nghiệp bản xứ đã hoạt động trên thị trường nhiều năm, nắm được tất cả các yêu cầu, tiêu chuẩn nên sản phẩm của các công ty Hoa Kỳ thường được tiêu thụ nhiều hơn trên thị trường nội địa.
Luật pháp Hoa Kỳ cho phép thi hành các quy định về môi trường có liên quan tới nhập khẩu theo các quy chế khác nhau. Ngoài các quy định về bao bì và phế thải bao bì; nhãn sinh thái; các biện pháp kiểm dịch động thực vật và một số quy chế quản lý nhập khẩu thực phẩm, Hoa Kỳ còn nhiều đạo luật hạn chế nhập khẩu vì môi trường nhu Luật bảo vệ động vật biển có vú, Luật bảo tổn cá heo Những đạo luật này đã gây nhiều khó khăn cho các nhà nhập khẩu và cũng là nguyên nhân của nhiều vụ kiện nổi tiếng. Vào năm 1991, theo Đạo luật bảo vệ động vật biển có vú (MMPA), một lệnh cấm được áp dụng với việc nhập khẩu cá ngợ tù những nước không thể bảo vệ cá heo khi đánh bắt cá ở vùng biển nhiệt đới đông Thái Bình Dương. Lệnh cấm nhập khẩu này đã được dỡ bỏ đối với các nước tham gia chương trình Bảo tồn cá heo quốc tế (IDCP - International Dolphin Conservation Program) do Hoa Kỳ khởi xướng. Theo đạo luật M M P A đã được sửa đổi năm 1997, để thực hiện hiệp định quốc tế trong khuôn khổ IDCP, một nước có thể xuất khẩu cá ngợ vây vàng vào Hoa Kỳ nếu nước đó cung cấp được những bằng chứng chứng minh rằng nước đó tham gia vào IDCP và có thực hiện một số biện pháp bảo tồn khác. Để nhập khẩu cá ngợ tợ biển nhiệt đới Đông Thái Bình Dương, nhà nhập khẩu phải xuất trình các bằng chứng do nhà xuất khẩu cung cấp chứng tỏ rằng nhà xuất khẩu đã không vi phạm giới hạn về tỷ lệ được phép gây tử vong