bắt buộc phải kiểm tra chất SEM. Quy định này chỉ áp dụng đối với các doanh nghiệp thuộc diện bắt buộc phải kiểm tra hoa chất, kháng sinh cấm. Theo đó, các lô hàng tôm và sản phẩm tôm của các công ty nằm trong danh sách bắt buộc kiểm tra hoa chất, kháng sinh cấm phải có chứng thư chứng nhận không chứa dư lưổng các hoa chất, kháng sinh cấm như Chloramphenicol, AOZ, SEM. Chứng thư phải do Naíiqaved và các Trung tâm Chất lưổng, An toàn vệ sinh và Thú y thúy sản vùng cấp mới đưổc phép xuất khẩu vào thị
trường Nhật Bản. Naíiqaved cũng cho biết đã có thêm 4 doanh nghiệp xuất khẩu sang Nhật phải có chứng thư của Naíiqaved. Và Nafiqaved đã gửi công
văn tới Tổng cục Hải quan thông báo về việc loại bỏ 4 cơ cở trên ra khỏi Danh sách các doanh nghiệp xuất khẩu vào Nhật bản không bắt buộc phải kiểm tra hoa chất kháng sinh cấm.'20
' Như vậy, các doanh nghiệp này sẽ phải làm nhiều
thủ tục hơn, thời gian thông quan bị kéo dài, ảnh hưởng đến việc quay vòng vốn, do đó sẽ ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Không những thế, k h ả năng bị cấm nhập khẩu là rất cao bởi Nhật Bản đã áp dụng
chế độ kiếm tra 1 0 0 % rồi m à vẫn tiếp tục phát hiện những lô hàng vi phạm quy địnhvề vệ sinh an toàn thực phẩm.
Về hàng nông sản, Việt Nam cũng chưa đáp úng đưổc các yêu cầu khát khe của Nhật Bản đôi vói tiêu chuẩn chất lưổng, vệ sinh an toàn thực phẩm và thời hạn giao hàng.... Các doanh nghiệp Việt Nam chưa hiểu
biết rõ những quy định bắt buộc liên quan đến việc nhập khẩu hàng nông sản vào Nhật Bàn. Hơn nữa, hai nước hiện nay vẫn chưa có thoa ước về vệ sinh, kiểm dịch và các vấn đề khác liên quan đến hàng rào phi thuế quan. Trong k h i đó, người Nhật rất chú trọng đến môi trường và đặt yêu cầu rất cao đối với vệ sinh an toàn thực phẩm. Thực trạng hàng Việt Nam liên tục bị cảnh báo đang
ảnh hưởng lớn đến uy tín chất lưổng hàng xuất khẩu Việt Nam. Phía Nhật từ
20. Thúy sản xuất khẩn vào Nhật bàn phải kiểm tra Samicarbaiide. Báo Lao động điện tử, (16/5/2007)
hHp:/Avww.laodong.com.vn/Home/kinhte/2007/5/36502.1aodong
việc chỉ kiểm tra 5 0 % đã kiểm tra 1 0 0 % như hiện nay và nếu chúng ta không có biện pháp khắc phục thì sẽ bị cấm nhập khẩu. V à nếu bị cấm nhập khẩu, chúng ta sẽ từ một nước xuất siêu trở thành nước nhập siêu từ thị trường này. 2.2. Đánh giá tác động của rào cản xanh đến hàng xuất khẩu Việt Nam
2.2.1. Tác động tích cực
Thạ nhất, rào cản xanh góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh về mặt chất lượng cho hàng xuất khẩu Việt Nam. Trong nhiêu trường hợp, các quy định, tiêu chuẩn môi trường áp dụng đối với sản phẩm, hàng hoa có thể không mang tính bắt buộc nhưng do tập quán thị trường hoặc do ý thạc xã hội của người tiêu dùng, các sản phẩm được chạng nhận đạt tiêu chuẩn thường dễ được người tiêu dùng chấp nhận hơn so với các sản phẩm không được chạng nhận. Vì vậy, các doanh nghiệp luôn cố gắng cải tiến nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm đáp ạng đầy đủ hơn các tiêu chuẩn và quy địnhvề môi trường.
Thạ hai, đáp ạng được các quy định rào cản xanh, hàng xuất khẩu Việt Nam sẽ dễ dàng tiếp cận thị trường mới. Mặc dù việc tuân thủ các tiêu chuẩn, quy định về môi trường trước mắt có thể làm tăng chi phí sản xuất nhưng nó
sẽ mang lại lợi ích lâu dài như góp phần nâng cao uy tín của doanh nghiệp, đặc biệt là trong việc vay vốn ngân hàng hoặc huy động thêm cổ phẫn để mở rộng sản xuất hay tham gia đấu thầu quốc tế. Chính nhờ uy tín được nâng cao m à các doanh nghiệp có thể dề dàng kí được các hợp đồng xuất khẩu, hàng hoa dễ thâm nhập vào thị trường mới hơn.
Thạ ba, rào cản xanh giúp phát triển các mặt hàng xuất khẩu thân thiện với môi trường. Việc đưa ra các quy định nhằm bảo vệ các nguồn tài nguyên có nguy cơ bị cạn kiệt có ảnh hưởng tích cực tới thương mại, đặc biệt là những nước m à các hoạt động kinh tế thương mại chủ yếu dựa vào tài nguyên. Điều này thể hiện ở chỗ quy định bảo vệ môi trường có thể hạn chế đầu vào của một số ngành sản xuất, dẫn tới sự thay đổi cơ cấu đầu vào hoặc điều chỉnh sản xuất theo hướng ít phụ thuộc hem vào những nguồn tài nguyên khan hiếm.
2.2.2. Tác động tiêu cực
Trong bối cảnh tự do hoa thương mại đang diễn ra trên toàn cầu thì sự cản trở của các quy định môi trường đối với thương mại trở thành một vấn để quan tâm sâu sắc của nhiều nước, đặc biọt là các nước đang phát triển. N h ó m các nước này thường xuất khẩu những mặt hàng có ảnh hưởng lớn đến môi trường như nông sản, dọt may, khoáng sản... Sự lo ngại của họ có nhiều cơ sở khác nhau và rất khó để có thể xác định một cách hợp lý mức độ m à các quy
định môi trường có thể ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động thương mại. Thứ nhất, rào cản xanh có thể sẽ làm giảm k i m ngạch xuất khẩu của Viọt Nam, làm mất nguồn thu ngoại tọ cho đất nước. Số liọu của Tổng cục Hải quan cho thấy, trong tháng 5/2007, xuất khẩu tôm sang Nhật Bản giảm 15,6%
về lượng và gần 2 0 % về giá trị so với cùng kì năm 2006. Thậm chí, tốc độ giảm còn mạnh hem tháng trước, chỉ đạt 4.564 tấn với hơn 38,7 triọu USD. Giá tôm trung bình xuất sang Nhật cũng bị giảm còn 8,48 USD so với mức 8,94 USD/kg.(2l> Đây là kết quả của viọc Nhật Bản liên tục cảnh báo và kiểm tra
1 0 0 % các lô tôm xuất khẩu của Viọt Nam cùng với viọc cơ quan quản lý Viọt Nam siết chặt điều kiọn xuất khẩu sang Nhật Bản.
Thứ hai, quy định môi trường khắt khe của nước nhập khẩu có thể dẫn tới chi phí sản xuất cao hơn, làm giảm sức cạnh tranh về giá của hàng xuất khẩu Viọt Nam. Thêm vào đó, trình độ công nghọ, năng lực sản xuất hạn chế là một trong những nguyên nhân quan trọng nhất dẫn tới khó khăn của các doanh nghiọp Viọt Nam. Trong khi đó, các nước có quyển áp dụng các tiêu chuẩn sản phẩm đối với cả hàng sản xuất trong nước và hàng nhập khẩu,
nhưng tiêu chuẩn về quy trình sản xuất thì không được áp dụng đối với hàng nhập khẩu (điểu i n - GATT), tuy nhiên trên thực tế, các nước phát triển khi
đưa ra các tiêu chuẩn sản phẩm lại dựa trên các quy định về quy trình sản xuất. Đổng thời, để kiểm tra sự tuân thủ các tiêu chuẩn về sản phẩm thì nước
21.Thông lấn xà Viọt Nam (9/8/2007), Thống kê các ló hàng thúy sản đã xuất khẩu sang Nhái.
littp://f-news.f-network.nelA'inKinhTe-News3155.f-net
nhập khẩu căn cứ vào việc kiểm tra toàn bộ quy trình sản xuất. Kết quả là mặc dù "quy trình sản xuất" là đối tượng không bị kiểm soát theo luật thương mại quốc tế nhưng các nước phát triển đã vượt qua quy định này để kiểm soát hàng nhập khẩu. Do đó, chúng ta phải chịu bất lợi trước những quy định môi trường như vậy. Ngoài ra, sễ thay đổi thường xuyên của cấc quy định này cũng gây khó dễ cho hàng xuất khẩu. Nhà xuất khẩu thường bị ảnh hưởng khi họ không thể nắm rõ các quy định quá chi tiết và thay đổi thường xuyên (như dư lượng thuốc trừ sâu trong thễc phẩm, tiêu chuẩn khói thải đối với động cơ, yêu cầu bao gói đối với sản phẩm).
Thứ ba, nếu không đáp ứng được các quy định về môi trường, hàng bị trả lại thì uy tín của các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam sẽ bị giảm sút, việc tiếp cận thị trường mới sẽ trở nên khó khăn hơn. Ví dụ với mặt hàng thủy sản xuất khẩu sang thị trường EU: K h i có lô hàng bị phát hiện dư lượng kháng sinh và hoa chất cao hơn mức quy định, thiệt hại đầu tiên đối với doanh nghiệp xuất khẩu là mất trắng tiền hàng do lô hàng đó không bán được nữa. Nghiêm trọng hơn, EU đã thông báo sẽ tịch thu và tiêu hủy những lô hàng đó thay vì trả về cho chủ hàng xuất khẩu như trước đây, chủ hàng phải trả chi phí lưu kho và tiêu huy (khoảng 7.100 USD/container).<22)
Thiệt hại sâu xa hơn, đó là sễ sụt giảm uy tín đối với khách hàng, do tên doanh nghiệp bị đưa lên mạng cảnh báo nhanh cho toàn châu Âu. Một số doanh nghiệp sau khi hàng xuất khẩu bị phát hiện có dư lượng kháng sinh cao hơn quy định đã bị đối tác ở châu  u ngùng đặt hàng. Để xuất khẩu trở lại, nhiều doanh nghiệp phải đăng kí lại nhãn hiệu (chi phí khoảng 450 USD) cũng như thay đổi toàn bộ bao bì, nhãn mác,... rất tốn kém. Việc tổ chức tiếp thị, giói thiệu lại sản phẩm cũng góp phần làm tăng giá thành, ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của sản phẩm. Trước tình hình đó, một số doanh nghiệp khác trong nước tỏ ra e ngại khi xuất khẩu sang EU vì rủi ro cao.
22.Vietmagement (31/8/2006), Rào càn kỹ thuật trong thương mại quốc tể
Thứ tư, rào cản xanh sẽ cản trở hoạt động xuất khẩu của Việt Nam nếu
thủ tục kiểm tra, kiểm định rườm rà, nước nhập khẩu tùy tiện trong việc phê chuẩn dán nhãn, các tiêu chuẩn không mang tính khách quan và khoa học, hoầc không phản ánh đúng thực tế quá trình sản xuất ở nước xuất khẩu,....