Kinh nghiệm đối phó với các ràocản xanh trên thê gió

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp rào cản xanh đối với hàng xuất khẩu của việt nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 35 - 37)

4.1. Trung Quốc

Trung Quốc là một nước xã hội chủ nghĩa, cónền kinh tế thị trường với sự quản lý của Nhà nuớc, do đó có những điều kiện tương tự như Việt Nam. Vối tư cách là một nước đi trước và đạt đưỏc những thành tựu đáng kể, Trung Quốc đã để lại nhiều kinh nghiệm và bài học quý giá cho Việt Nam.

Về cơ bân, có thể thấy nền kinh tế Trung Quốc đã chuyển biến một cách mạnh mẽ và theo hướng tích cực sau gần 7 năm trở thành thành viên của WTO. Tốc độ tăng trưởng trong giai đoạn này đạt mức cao nhắt trong lịch sử, nhiều chỉ tiêu kinh tế vĩ m ô không ngừng đưỏc cải thiện...đã tạo ra những động lực cho sự phát triển. Mức tăng trưởng GDP bình quân của Trung Quốc gần 9,8%/năm trong giai đoạn 2001-2005 so với mức khoảng 8,5% trong giai đoạn 1998-2001 và đến năm 2005 đã đạt quy m ô trên 2.200 tỷ USD, trở thành quốc gia có nền kinh tế lớn thứ 4 trên thế giới. Thu nhập bình quân đấu người cũng tăng từ 1.038 USD vào năm 2001 lên 1700 USD vào năm 2005. Hoạt động ngoại thương không ngừng đưỏc mở rộng với mức tăng trưởng k i m ngạch xuất nhập khẩu trung bình đạt xấp xì 30%/năm, năm 2003 đạt 851 tỷ

USD (đứng thứ 4 thế giới) và năm 2005 đạt 1.422 tỷ USD (đứng thứ 3 t h ế

giới). Trong khi đó, thặng dư cán cân thương mại hàng hoa vẫn được duy trì ở mức 25 - 30 tỷ USD/năm trong suốt giai đoạn 1997 - 2004 và riêng năm 2005 là 112 tỷ USD. Đặc biệt, xuất khẩu nông sản tăng trưởng mạnh mẽ, sản xuất rau quả và thịt tăng nhanh. Từ nhiều năm, Trung Quốc đã là một trong nhủng nước sản xuất lớn nhất các mặt hàng như thịt heo ( 4 6 % sản lượng thế giới), bông sợi ( 2 4 % ) , trà ( 2 3 % ) . Trung Quốc cũng chiếm vị trí hàng đầu đối với lê ( 7 0 % ) , táo ( 4 8 % ) , đào (32%) và cà chua ( 3 0 % ) .( 3 >

Có được nhủng thành tựu trên là do Trung Quốc chủ động nắm bắt và có

kế hoạch thực hiện các cam kết cũng như các quy định quốc tế. Trên cơ sở định hướng chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước, các chính sách thương mại và chính sách môi trường của Trung Quốc đảm bảo phát triển bền

vủng, tập trung chủ yếu vào một số vấn đề như quản lý xuất nhập khẩu, hạn

chế suy thoái môi trường, nâng cao khả năng đáp ứng các tiêu chuẩn môi trường đề mở rộng xuất khẩu.

Trung Quốc đã tăng cường kiểm tra giám sát hoạt động thương mại gây ô nhiễm, hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật liên quan, đảm bảo tính đồng bộ về pháp lý (quy định về kiểm dịch động thực vật, hàng rào kỹ thuật, hệ thống tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm....); điều chỉnh các quy định môi trường trong nước phù hợp với các quy định chung trên thế giới. Cụ thể, Trung Quốc đã khuyến khích và hỗ trợ các doanh nghiệp áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế như HACCP, ISO14000... đồng thời tăng cường kiểm tra, giám sát quá trình sản xuất, đóng gói, vận chuyển và bảo quản hàng xuất khẩu. Ngoài ra, Chính phủ Trung Quốc còn sử dụng các chính sách thuế để hạn chế khai thác tài nguyên và quy định các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh có điều kiện để bảo vệ môi trường trong nước. Trung Quốc đã chuyển hướng sản xuất gắn với bảo vệ môi truồng. Đơn cử như sau: bắt đầu từ năm 2003, tiêu 3 . Viện kinh tế thành phố Hồ Chí Minh (31/5/2007;, Kỉnh nghiệm cùa Trung Quốc sau 5 năm gia nhập WTO http://www.vienkinhte.hochiminhcitv.gov.vn/xemtin.asp?idcha=4334&cap=3&id=4336

chuẩn quốc gia mới GB18401 - 2001 đối với formanđêhit thoát ra từ các sản phẩm dệt - may chính thức có hiệu lực thi hành. Tiêu chuẩn mới này quy định các giới hạn íormanđêhit phân giải như sau: 20 mg/kg đối với sản phẩm dùng cho trẻ sơ sinh (dưới 24 tháng), 75 mg/kg cho các sản phẩm tiếp xúc trực tiếp

với da và 300 mg/kg đối với sản phẩm không tiếp xúc trực tiếp với da và dùng trong nhà. Các mức trong tiêu chuẩn này hoàn toàn đồng nhất với các ngưỡng giới hạn íormanđêhit của 'nhãn sinh thái" Oeko - tex standard 100 nổi tiếng ậ Đức và châu Âu. Trung Quốc đã xây dựng bộ tiêu chuẩn "nhãn xanh" (standard for green labeling) từ năm 2001, với kinh phí 3 triệu nhân dân tệ (khoảng 362.000 đô la Mỹ), đồng thậi lập tổng sơ đổ quốc gia thực hiện tiêu chuẩn, quản lý và giám sát thực hiện.'4' Gần đây, Bộ Thương mại Trung Quốc còn lập một "danh sách đen" những công ty không tuân thủ về chất lượng hàng hoa xuất khẩu. Thứ trưởng Thương mại Gao Hucheng cho biết nước này đã phạt 429 công ty phạm luật, trong đó có hai công ty xuất khẩu thức ăn cho động vật làm chết nhiều thú nuôi trong nhà ở Hoa Kỳ.<5)

4.2. Indonesia

Indonesia là một quốc gia rất chú trọng đến công tác bảo vệ môi trưậng. Chính phủ Indonesia đã ban hành các chính sách và biện pháp cụ thể để quản lý môi trưậng trong ngành công nghiệp và sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thúy sản. Ngoài ra, Chính phủ Indonesia còn thành lập quỹ quốc gia để giảm ô nhiễm và áp dụng các tiêu chuẩn môi trưậng quốc tế như ISO 14000, đổng thậi phối hợp với các tổ chức quốc tế lập các cơ sở cấp chứng nhận môi trưậng cho các doanh nghiệp trong nước. Việc cấp nhãn sinh thái cũng là một trong những nỗ lực nhằm thực hiện các cam kết quốc tế cũng như các hiệp định thương mại và môi trưậng của Indonesia.

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp rào cản xanh đối với hàng xuất khẩu của việt nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)