Thực trạng đápứng "rào cản xanh" của hàng xuất khẩu Việt Nam

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp rào cản xanh đối với hàng xuất khẩu của việt nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 63 - 64)

3.1. Thực trạng đáp ứng "rào cản xanh" của một số mầt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam

3.1.1. Nông sẩn - nhiêu mặt hàng chưa đáp ứng được các yêu cầu về vệ sinh an toàn thục phàm sinh an toàn thục phàm

Việt Nam là một quốc gia xuất khẩu nhiều nông sản song hầu hết nông sản đều được xuất khẩu dưới dạng chưa chế biến và thị trường nhập khẩu phần lớn là châu Á, cháu Phi. Ngay mầt hàng trái cây tươi, nước nhập khẩu lớn nhất vẫn là Trung Quốc. Ở những nước như vậy, việc kiểm soát an toàn, vệ sinh thực phẩm không gắt gao như châu Âu và Mỹ. Có lẽ vì vậy m à nhiều nhà xuất khẩu chưa cảm thấy sức ép về vấn đề an toàn vệ sinh như các đổng nghiệp của họ ở nhiều nước khác. Nhưng điều này không có nghĩa là chất lượng hàng nông sản Việt Nam không có vấn đề. V à thực tế cho thấy, chúng ta vẫn đang phải đối mầt vối tình trạng các lô hàng bị trả lại do không "qua mầt" được các cơ quan kiểm dịch của các nước và nhiều mầt hàng như thịt lợn vẫn chưa thể thâm nhập vào các thị trường tiềm năng như EU, Nhật Bản, còn xuất khẩu r a u quả thì kim ngạch quá khiêm tốn.... do vấn đề về vệ sinh an toàn thực phẩm.

Vì chưa thực hiện tốt các quy định nên hàng xuất khẩu của Việt Nam, đầc biệt là hàng nông sản đã và đang gầp rất nhiều khó khăn. Số liệu của ông Nguyễn Hữu Dũng, Cục An toàn vệ sinh thực phẩm Bộ Y tế, là một minh chứng: về lĩnh vực bảo vệ và kiểm dịch thực vật, trong năm 2006 - 2007, có 8 trường hợp hàng thực vật bị nhiễm tạp chất và bị trả về, 97 trường hợp hàng

thực vật bị nhiễm vi sinh vật.< 2 3 )

Điều này có thể lý giải bởi những doanh nghiệp mới tham gia hoạt động xuất khẩu, còn ít va chạm và thiếu k i n h nghiệm trong kinh doanh quốc tế. Việc bị trả lại hàng tuy sẽ làm thiệt hại không nhỏ cho doanh nghiệp, song cũng chính nhủ đó m à các doanh nghiệp sẽ quan tâm và chú trọng hơn đến chất lượng và khía cạnh môi trưủng của sản phẩm.

Trong số các mặt hàng nông sản chịu ảnh hưởng của rào cản xanh thì sản phẩm trà là sản phẩm có nhiều khả nâng bị mất thị trưủng EU sau khi Anh và nhiều nước châu Âu (tháng 5/2007) thông báo về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt ngưỡng cho phép nhiều lần. Trong khâu chế biến, ở nhiều nhà máy, công nhân làm việc trong dây chuyền cũng không đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh. Đ ó là một trong những nguyên nhân quan trọng làm cho giá trà của Việt Nam trên thị trưủng thế giới liên tục giảm. N ă m 2006, giá xuất khẩu bình quân 1.116 USD/tấn trà đen, giâm trên 50 USD so với năm 2005. Nhũng tháng đầu năm 2007, giá trà xuất khẩu tiếp tục giảm và chỉ còn Ì .006 USD/tấn(24)

. Tình hình giảm giá trà không những ảnh hưởng đến tổng giá trị xuất khẩu trà, làm giảm lợi nhuận của các doanh nghiệp m à còn ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của ngưủi trổng trà, làm cho cuộc sống của họ ngày càng khó khăn hơn.

Còn đối với cà phê, mặt hàng nông sản có giá trị xuất khẩu lớn nhất hiện nav cũng có vấn đề về chất lượng. Hiệp hội Cà phê và Ca cao Việt Nam cảnh báo, hiện mặt hàng nay đang phải đối mặt với các vụ kiện về chất lượng và điều này mang lại nhiều rủi ro về giá cho cà phê Việt Nam. Vì vậy, Nhà nước nên áp dụng các tiêu chuẩn vệ sinh, an toàn thực phẩm đối với cà phê, chỉ bán ra thị trưủng thế giới những sản phẩm có chất lượng cao và có chứng chỉ bảo đảm chất lượng.

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp rào cản xanh đối với hàng xuất khẩu của việt nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 63 - 64)