Phân loại lạm phát theo nguyên nhân

Một phần của tài liệu Giáo trình kinh tế học đại cương phần 2 TS trần thị lan hương (Trang 65 - 67)

LẠM PHÁ T THẤT NGHIỆP ■

1.4.Phân loại lạm phát theo nguyên nhân

Hầu hết các nhà kinh tế đều cho rằng, nền kinh tế luôn luôn ờ trong tình trạng lạm phát âm ỉ do sự tăng giá diễn ra khá đều đặn. Nếu không có những tác động đột biến trong tổng cầu hoặc tổng cung thì lạm phát sẽ không bị phát động với mức cao. T u y nhiên, những biến động lớn trong tổng cầu và tổng cung lại thường xả y ra và được coi là những nguyên nhân trực tiếp gày ra lạm phát.

* Lạm phái cầu kẻo: Lạm phát cầu kéo xảy ra khi tổng cầu tăng lên đột ngột, thường được gọi là cú sốc cầu, đặc biệt là khi sản lượng kinh tế đã đạt tới sát mức tiềm năng. Bản chất của lạm phát cầu kéo là chi tiêu quá nhiều tiền để mua một lượng hàng

hoá có hạn mà tồng cung không thể đáp ứng được.

Những cú sốc cầu thường x ả y ra do Chính phủ tăng chi tiêu nhanh chóng trong những điều kiện chiến tranh hoặc khôi phục sau chiến tranh, hoặc do đầu tư tư nhân bùng nổ trong một thời kỳ nào đó.

Hình 10.la mô tả lạm phát cầu kéo.

Xuất phát từ điểm cân

bằng ban đầu E| giữa tổng cung A S i và tổng cầu A D i, mức giá chung là Pị. B â y giờ, do tổng chi tiêu tăng đột ngột, A D | bị đẩy về v ị trí AD2. Trong lúc tổng cung A S i không thay đổi, mức giá chung sẽ bị đẩy từ Pi lên P2 tương ứng với điểm câh bằng mới là Ep.

* Lạm phái chi p h ỉ đẩy: lạm phát chi phí đẩy có nguyên nhân từ sự sụt giảm đột ngột của tổng cung (cú sốc cung). B ản chất của lạm phát chi phí đẩy là mức cung thấp hơn không có khả năng thoả mãn cho một tổng chi

tiêu như cũ và sự mất cân bằng tổng cung - tổng cầu này được khắc phục bằng một mức giá chung tăng cao hơn trước.

Những cú sốc về cung theo hướng này thường xảy ra do giá cả các đầu vào tăng cao, giá lao động tăng đột biến hoặc do sự phá huỷ tổng cung trên quy mô lớn bời chiến tranh hay thiên tai...

Hình lO. lb cho thấy, hình ảnh của lạm phát chi phí đẩy. Từ điểm Ei cân bằng ban đầu, với AD không thay đổi, bất cứ sự tác động nào gây sụt giảm tống cung cũng có thể đẩy đường AS| về vị trí đường A S2. Điểm cân bằng mới E r cho thấy giá cả đã leo thang tìr mức Pi lên P2.

Chú ý rằng, mặc dù lạm phát cầu kéo và lạm

phát chi phí đẩy cùng giống nhau ở sự gia tăng mức giá từ P| lên P2, song giữa chúng có một điểm phân biệt cơ bản là: nếu trong lạm phát cầu kéo, sản lượng kinh tế tăng từ Y lên Y i, nền kinh tế trờ nên phồn vinh trong lạm phát, thì khi lạm phát chi phí đẩy xảy ra, sản lượng kinh tế lại sụt giảm từ Yo xuống Ys, nền kinh tế lúc này rơi vào tình trạng vừa đình trệ, vừa lạm phát (còn gọi là tình trạng đình lạm). Hậu quà của lạm phát chi phí dẩy đương nhiên là nặng nề hơn so với lạm phát cầu kéo.

* Lạm ph á t tiền lệ; Những người theo lý thuyết tiền tệ gắn liền lạm phát với sự gia tăng của cung tiền danh nghĩa. Khi cung tiền danh nghĩa tăng, giá cả sẽ tăng theo để bảo đảm cho cung tiền thực tế không đổi. Hon nữa, giá cả tăng lại làm cho cung tiền tăng thêm. Đặc biệt khi Chính phú phải in tiên đê tài trợ cho thâm hụt ngân sách, lạm phát tăng với tôc độ rât nhanh và diễn ra một vòng xoáy lạm phát - in tiền - lạm phát... như trường họp của nước Đức năm 1922 - 1923 hay trường hợp của một số nước cộng hòa thuộc Liên bang N am Tư giữa những năm 1990. Trong các thời kỳ này,

Chính phủ phải phát hành những dồno tiền có mệnh ciá kỷ lục nhăm đáp ứng những nhu cầu chi tiêu khổng lồ khi ííiá cả leo thang dến mức chóng mặt từng ngày, lừng giờ.

1.5. Tác động kinh tế - xã hội của lạm phát và vấn đề chống lạm phát7.5.1. N hữ ng tác động của lạm phát

Một phần của tài liệu Giáo trình kinh tế học đại cương phần 2 TS trần thị lan hương (Trang 65 - 67)