CÁC QUAN HỆ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ Sự cần thiết khách quan của thương mại quốc tế

Một phần của tài liệu Giáo trình kinh tế học đại cương phần 2 TS trần thị lan hương (Trang 76 - 79)

1.1. Sự cần thiết khách quan của thương mại quốc tế

Thương mại quốc tế cần thiết cho tất cả các nước vì dựa trên những lợi thế nhất định do các yếu tố cơ bản sau:

- Điều kiện tự nhiên, khí hậu của mỗi nước khác nhau dẫn tới điều kiện sản xuất hàng hoá, dịch vụ khác nhau giữa nước này với nước khác. Chi phí sản xuất khác nhau.

- Truyền ửiống, tập quán sàn xuất khác nhau giữa các nước dẫn tói mỗi nước đều có nhũ-ng hàng hoá đặc liinig rièng mà nước khác không có. Trao đổi giữa hàng hoá truyền thống với hàng hoá nước khác vừa đòi hỏi của sụr m ở rộng thị trường, vừa làm lợi cho các nước trong quan hệ kinh tê với nhau.

- N hu cầu tiêu dùng luôn phong phú, đa dạng về các hàng hoá và dịch vụ cùng loại được sản xuất ớ các nước khác nhau. Điều đó giải thích sự cần thiết của việc trao đổi hàng hoá, dịch vụ giữa các nước với nhau.

- Nền kinh tế thế giới ngày càng trở nên thống nhất bởi tính chất toàn cầu hoá, quốc tế hoá ngày càng làm cho mối quan hệ giữa nước này với nước khác gẳn bó chặt chẽ về mọi phương diện. Thị trường thế giới ngày một m ở rộng và thống nhất với các quan hệ buôn bán, trao đổi dựa trên

những tiêu chuẩn chung, những luật lệ chung khiến cho một nước không thê nào đứng bên ngoài xu hướng thương mại toàn cầu nếu nó m uốn phát triển nền kinh tế quốc gia của mình,

1.2. Những cơ sở của thươ ng mại quốc tế

- N guyên lắc "Lợi thế íuyệt đổi'':

N ếu Việt Nam và Trung Quốc sản xuất 2 loại sản phẩm giống nhau là gạo và thị bò. ở Việt Nam 1 giờ công sản xuất 10 kg gạo, Ikg thị bò. còn ở Trung Quốc cũng 1 giờ sản xuất được 6 kg gạo và 3 kg thịt bò. Vậy, Việt Nam có lợi thê tuyệt đối về sản xuất gạo so với Trung Quốc, và Trung Quốc lợi thế về sản xuất thịt bò so với Việt Nam.

ở Việt N am tỷ lệ trao đổi 10 kg gạo = 1 kg thị bò

ở T ning Quốc tỷ lệ là 6kg gạo = 3kg thị bò hay 2 kg gạo = 1 kg thịt bò. Vậy, tỷ lệ trao đổi quốc tế nằm giữa khoảng trao đổi nội địa của hai nước:

10 . . , 2

— < tỷ lệ trao đổi quốc tế gạo và thịt bò < —

Với lợi thế tuyệt đối m ột nước sẽ chỉ sản xuất loại hàng hóa sử dụng tốt nhất nguồn lực m à nó có, đó là nguồn gốc đơn giản nhất của thương mại quốc tế.

Rõ ràng thương mại quốc tế dựa trên lợi thế tuyệt đối đồng nghĩa với việc thương mại chi diễn ra m ột chiều - hàng hoá sẽ được xuất khẩu từ nước có chi phí sản xuất thấp và nước có chi phí sản xuất tuyệt đối cao hơn phải nhập khẩu mặt hàng này chứ không thể ngược lại. N ếu một nước chỉ có thể xuất khẩu những hàng hoá có chi phí sản xuất thấp hơn thì thương mại sẽ rất nghèo nàn, đon giản và không thể năng động, linh hoạt đối với mỗi nước. T hương mại quốc tế có thể trở nên phong phú, đa dạng và m ở rộng m ạnh mẽ là vì nó được dựa trên cơ sở lợi thế tương đối.

- N guyên tắc về lợi thế tư ơ ng đổi:

N guyên tắc lợi thế tương đối đã được D. Ricacdo phát biểu dira trên mô hình giản đơn với giả thiết:

1. Chỉ có 2 quốc gia, chỉ sản xuất 2 hàng hóa, mỗi quốc gia có lợi thế tương đối về m ột mặt hàng.

2. Lao động là yếu tố duy nhấl, có thể di chuyên trong nước mà không di chuyển giữa các nước.

3. Công nghệ sản xuất là cố dịnh.

4. Chi phí sàn xuất ổn dịnh khôim có chi phí vận tai. 5. Thương mại tự do RÌữa hai nước.

Ví dụ sau đây sẽ cho thấv sự khác nhau aiữa lợi thế tuyệt đối và lợi thế lương đối:

Giả sứ Việt Nam sản xuất một dơn vị lưona thực hêt 10 giờ, một đơn vị quân áo hết 20 giờ lao động. Trona khi dó ờ Hàn Quốc, sản xuất một đơn vị lương thực hết 12 giò’, còn sàn xuất một đon vị quần áo hết 30 giờ. N hư vậy: Việt Nam có lợi Ihế tuyệt đối về cả hai loại hàng hoá là lương thực và quần áo.

N hưng Việt Nam chi có lợi thế tương dối \'ề sán xuất quần áo do chi phí sản xuất tương đổi về quần áo ở Việt Nam (20/10) nhỏ hơn chi phí sản xuất tương đối về quần áo ở Hàn Quốc (30/12). Trái lại, Hàn Quốc có lợi thế tương đối về lương thực so với Việt Nam vì có chi phí sản xuất tương đôi về lương thực nhỏ hơn (12/30 < 10/20).

Vai trò to lớn của lợi thế tương đối irong việc làm cho sự phát triển thương mại quốc tế trờ nên phong phú và da dạng thể hiện ỏ' nguyên tắc lợi thế tương đối do nhà kinh tế học xuất sắc người Anh là D. Ricardo (1772 - 1823) nêu ra năm 1817. Nguyên tắc này nói ràng, nếu mồi nước chuyên môn hoá sản xuất mặt hàng mà minh có lợi thế tưoTig đối và trao dổi với

cá c n ư ớ c khác thì Ihươne, mại quốc tế lự do dựa trên CO' sở lọ'i thế tư ơ n g đối

sẽ mang lại lợi ích cho tất ca các nưóc irong việc inớ rộng khả năng sàn xuất và tiêu dùng mồi loại hùng hoú.

Lợi thế lư ơ ng đối từ gf3c tỉộ tìèn lệ:

Giả sử chi phí sản xuấl của hai loại hàng hoá X. Y ở hai nước A và B được cho trong bảng sau (chi phí dược tính bàng số giờ lao động hao phí cho việc sản xuất một đơn vị hàng hoá).

Chi phí sản xuất Hàng X 1 làng Y

N ư ớ c A 100 200

Nước B 300 400

giò’ lao động giành cho việc sản xuấl hai loại hàng hoá X và Y. Dựa trên nguyên tắc lợi thế tương đổi, nước A sẽ chuvên môn hoá sản xuất hàng X, còn nưó'c B sẽ chuyên môn hoá sản xuấl hàng Y, đồng thòi hai nước ihoả thuận Irao đổi với nhau theo tỷ lệ: X = 3/5Y (hay Y = 5/3X).

Khả năng sản xuất và tiêu dùng các hàng hoá X và Y của mỗi nước truức khi có thưong mại quốc tế và sau khi có thương mại quốc tế dựa trên lợi thế tương đối được mô tả trên hình 11.1. Rõ ràng, nước A đã tăng được lượng hàng tối đa từ (40 nghìn X + 20 nghìn Y) lên (40X + 24Y). Còn nếu m uốn giữ mức tiêu dùng X là 20 nghìn thì sẽ táng được lượng tiêu dùng Y từ 10 nghìn đơn vị lên 12 nghìn đơn vị. Tưong tự, ở nước B, khá năng tiêu dùng tối đa tăng từ mức (20 nghìn X + 15 nghìn Y) lên (25 nghin X + 15 nghìn Y), còn nếu muốn giữ mức tiêu dùng 12 nghìn đon vị Y Ihì lượng liêu dùng X sẽ tăng được từ mức 4 nghìn đơn vị lên 5 nghìn đơn vị.

-- Lợi íhế tương đối từ góc độ chi p h í cơ hội:

Chi phí cơ hội của một mặt hàng là số lượng những mặt hàng khác phải từ bỏ để sản xuất thêm một đơn vị mặt hàng đó. Như vậy, quốc gia nào có chi phí cơ hội thấp hơn sẽ có lợi thế tương đối trong việc sản xuất hàng hóa này.

Ngoài ra, quan hệ thương mại quốc tế còn dựa trên nguồn gốc khác như: tính đa dạng của nhu cầu, lợi thế về quy m ô... tác động đến thương mại quốc tế ở những ngành có liên quan chặt chẽ đến chi phí vận chuyển và các phí tổn khác.

Một phần của tài liệu Giáo trình kinh tế học đại cương phần 2 TS trần thị lan hương (Trang 76 - 79)