Tác động kinhtế xã hội của lạm phát và vấn đề chống lạm phát 7.5.1 N hữ ng tác động của lạm phát

Một phần của tài liệu Giáo trình kinh tế học đại cương phần 2 TS trần thị lan hương (Trang 67 - 68)

LẠM PHÁ T THẤT NGHIỆP ■

1.5. Tác động kinhtế xã hội của lạm phát và vấn đề chống lạm phát 7.5.1 N hữ ng tác động của lạm phát

* Lạm phát gây ra sự phân phối lại của cải giữa các thành viên trong xã hội: người nào nắm giữ các tài sản thực như đất đai, kho hàng, các hiện v ậ t... sẽ có lợi vì sự tăng giá của chúng, trong khi nhŨTig người chi nắm giữ các tài sản tài chính có giá trị danh nghĩa (ví dụ: tiền mặt) sẽ bị thiệt hại lớn vì s\r mất giá của tiền. Tương tự như vậy, nạười nào cho vay với lãi suất cổ định sẽ phải chịu mất phần thu nhập từ lãi suất thực và chuyển nó vào tay những ngưò'i đi vay là người có lợi hơn.

* Lạm phát bóp méo, làm biến dạng các quan hệ kinh tế bình thường như giá cả, tiền lương, lợi nhuận, lãi suất. Đặc biệt, khi lạm phát ở quy mô lớn, tất cả những người làm công ăn lương đều nghèo đi do sự sụt giảm nhanh chóng của tiền lương thực tê.

* Lạm phát làm tăng các chi phí kể toán "chí phí thực đơn" và chi phí gửi liền, rút tiền "chi phí mòn giày", làm giảm hiệu quả của các hoạt động kinh tế nói chung.

* Lạm phát gây ra tâm lý bất ổn trong xã hội, làm đảo lộn các sinh hoạt bình thường, làm lăng gánh nặng thuế khoá, nhất là đối với các tầng lóp có thu nhập thấp. Đặc biệt, khi siêu lạm phát xảy ra và kéo dài có thể gây đảo lộn mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị và xã hội.

L5.2. N hững biện ph áp dối phó với lạm p h á t

Nếu lạm phát tăng đều đặn ỏ' mức vừa phải và có thể dự đoán được thì không cần phải chống lạm phái mà chi cần điều chinh theo lạm phát. Tuy nhiên, khi lạm phái được phát động ở mức cao và kéo dài, gây ra những hậu quả nghiêm trọng thì phải sử dụng một số giải pháp nhằm hạ thấp tỷ lệ lạm phát và hạn chế những tác động xấu của nó.

Biện pháp phổ biến để đối phó với lạm phát cao là kiểm soát chặt chẽ cung tiền theo hưóng giám tốc độ tăng cung ứng tiền, tăng lãi suất, kết họp với cắt giảm mạnh chi tiêu Chính phủ tạo ra một cú sốc ngược về cầu -

giảm mạnh tổng cầu, chặn đứng và đây lùi sự gia lăng giá cả. Giữ vững việc kiếm soát chặt cuno liền và chi tiêu ngân sách trong một thời gian sẽ giúp nền kinh tế tự điều chính đê ihoát khói tinh trạng lạm phát cao, trở về với các quan hệ bình ihườne của nó,

v ề lâu dài, những tác độrm ớ tầm vĩ mô nhằm kiểm soát tổng cầu, tổng cung và ổn định kinh tế vĩ mô là giải pháp CO’ bản nhằm tránh cho nền kinh tế rơi vào các cú sốc cầu hoặc các cú sốc cung có thể gây ra lạm phát.

Chống lạm phát cũng phải trả giá cho nó, Để giảm lạm phát, phải thắt chặt kinh tế, làm ảnh hườna tới mức tăng sản lượng và việc làm thirc tế. Hơn nữa, thủ tiêu hoàn toàn lạm phát là không thể. Do đó, các Chính phủ cần tìm cách giữ cho lạm phát ở mức chấp nhận được và ổn định nó bằng những chính sách thận trọng nhằm đạt tới mục tiêu cuối cùng của nền kinh tế vĩ mô là sản lượng, việc làm cao, giá cả ôn định.

Một phần của tài liệu Giáo trình kinh tế học đại cương phần 2 TS trần thị lan hương (Trang 67 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)