Cán cản thanh toán quốc tế (EB)

Một phần của tài liệu Giáo trình kinh tế học đại cương phần 2 TS trần thị lan hương (Trang 86 - 88)

3. HỆ THỐNG TIÈN TỆ QUỐC TÊ

3.4.Cán cản thanh toán quốc tế (EB)

- Cán cân thanh toán EB và cấu thành cùa nó: Cán cân thanh toán quốc tế EB của mộl nưó’c là một bảng tổng hợp kết quả toàn bộ các giao dịch kinh tê của nước đó với phần còn lại của thế giới trong một năm.

KB của một nước dược thiét lập dirói dạng các tài khoản theo nguyên tắc ghi "có" cho những giao dịch mang về ngoại tệ và ghi "nợ"cho những giao dịch làm mất ngoại tệ đối với nước dó. Trong EB có hai tài khoản là; tài khoản vãng lai và tài khoản vốn.

Tài khoản vãng lai ghi chép kếl quả các t>iao dịch licn quan đến xuất - nhập khấu hàng hoá, dịch vụ, các hoạt động đóng góp. viện trợ, quà lặng, quà biếu diễn ra giữa các quốc gia, cũng như hoại động chuyến tiền của công dân mộl nước ra bên ngoài và ngược ỉại. Việc cân dối tài khoản này có the cho giá trị (+) hoặc (-). Trong trường họp (+), tài khoản vãng lai được gọi là thặng dư; ngược lại trong trường hợp (-). tài khoản vãng lai được gọi là thâm hụl.

Tài khoản vốn (K) ghi chép kết quả các giao dịch liên quan tới s ự di chuyển vốn giữa các quốc gia. Đó là những hoạt động cho vay và đi vay, diễn ra chù yếu dưới hình thức mua, bán các tài sản tài chính hoặc tài san thực của khu vực tư nhân và Chính phù một nước với các nước khác. Kêt thúc một năm, tài khoản vốn có thể có thặng dư (+), hoặc thâm hụt (-> tuỳ theo tình hình đầu tư của nước đó ra nước ngoài là nhiều hơn hay ít hon so với đầu tư của nước ngoài vào nước đó.

- Hoạt động kết toán chính thức trong EB;

Trong chế độ tỷ giá cố định hoặc chế độ tỷ giá thả nổi có quàn lý. EB không tự động cân bằng như trong chế độ tỳ giá thả nổi. Do vậy, tông họp các tài khoản vãng lai và tài khoản vổn có thể dẫn đến kết quả (+) hoặc (-) cho EB và gây sức ép làm thay đổi tỷ giá. Việc giữ tỷ giá ở mức ôn định đòi hỏi NHTW phải can thiệp thông qua hoạt động kết toán chính thức. Đó là hoạt động mua vào hoặc bán ra ngoại tệ (hay các trái phiếu Chính phù) nhằm giữ cho tỷ giá không đổi so với mức độ cho phép cúa nó. Khối lượng ngoại tệ mua vào hoặc bán ra gọi là khối lượng bù đắp cho EB đế đưa EB về mức cân bằng. Neu tổng các tài khoản vãng lai và tài khoản vôn là "có" (+) phần thu ngoại tệ lớn hơn phần chi ngoại tệ sẽ được NHTW mua vào, làm tăng dự trữ ngoại tệ cho quốc gia. Trường họp ngược lại, dự trữ ngoại tệ của quốc gia sẽ giảm bớt do NH TW phải xuất ngoại tệ bù đắp cho khoán thâm hụt của EB, khi cán cân này là "nợ" (-).

- Điều chinh cán cân thanh toán dưới chế độ bản vị vàng;

Giả sử, tại điểm cân bằng dài hạn, người dân Mỳ quyết định tăng nhập khẩu hàng hóa của Anh, và do đó nước Anh có số dư thương mại, còn nước Mỹ thâm hụt. Kết quả là tỷ giá đôla/bàng Anh tăng. Khi tỳ giá này cao hơn tỷ giá ngang giá vàng thi việc dùng đôla mua vàng của ngân hàng Mỹ và bán lại cho ngân hàng Anh để lấy đồng bảng sẽ có lợi. Hoạt động này, một mặt loại bỏ dư cung của đồng đôla so với đồng bảng, mặt khác làm cho lượng vàng được chuyển từ M ỹ sang Anh. Nói cách khác, ở một nước có thâm hụl dự trữ vàng cùa nó sỗ giảm và đồng tiền nội tệ cũng giảm di tương ứng.

Một phần của tài liệu Giáo trình kinh tế học đại cương phần 2 TS trần thị lan hương (Trang 86 - 88)